Giải pháp để nâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính khu nghỉ mát Ana Mandara Nha Trang (Trang 99)

III- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

ANNA MANDARA

3.1: Giải pháp để nâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Năng lực thanh toán là khả năng của doanh nghiệp có thể chi trả tiền mặt các hoá đơn, khoản nợ khi chúng đến hạn thanh toán. Năng lực thanh toán bằng tiền mặt luôn là một trong những yếu tố quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp. Vấn đề là làm thế cải thiện chúng ra sao.

3.1.1.Nâng cao chất lượng của các khoản phải thu:

Từ những phân tích về sự biến động của các khoản phải thu cũng như các chỉ số về số vòng quay và kỳ thu tiền bình quân ở trên, ta có thể thấy tùy theo mục tiêu và kế hoạch kinh doanh từng kỳ, từng giai đoạn của doanh nghiệp mà các khoản phải thu có thể tăng lên hoặc giảm xuống. Tuy nhiên dù là phục vụ mục tiêu nào thì doanh nghiệp

và giảm thiểu rủi ro về thanh toán cho doanh nghiệp. Để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp có thể tham khảo một số đề xuất sau đây:

− Cân nhắc kỹ ngay từ lúc thỏa thuận phương án thanh toán chậm của khách hàng trước khi cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, cần phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn để đánh giá chính xác tình hình tài chính hiện nay cũng như mức độ tin cậy của khách hàng như thế nào, có đảm bảo sẽ thanh toán đúng hẹn không. Đôi lúc không nên vì quá mong muốn thúc đẩy tiêu thụ mà vẫn chấp nhận cho một khách hàng không đảm bảo chắc chắn, như vậy có thể dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp.

− Khi đang còn trong thời hạn thanh toán phòng tài chính vẫn nên bố trí người giám sát khoản phải thu đó, mở sổ theo dõi cho từng khách hàng, thường xuyên nhắc nhở, đốc thúc thu hồi nợ, không nên đợi gần tới ngày thanh toán mới lên tiếng nhắc nhở như vậy khách hàng có thể vì quên hay vì không có áp lực nên chù chừ xin hoãn

− Khích lệ các khách hàng thanh toán sớm và đều đặn, có thể bằng một tỷ lệ giảm giá nhất định lần này hoặc là lần tiếp tục mua hàng hóa hay dịch vụ kế tiếp.

− Đối với những khách hàng thường xuyên mua hàng hay dịch vụ của doanh nghiệp, nên lập một cuốn sổ riêng để ghi chép lại tình hình thực hiện việc thanh toán của doanh nghiệp, làm cơ sở để chấp nhận hay từ chối lần bán trả chậm sau cũng như việc xem xét giảm giá

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính khu nghỉ mát Ana Mandara Nha Trang (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w