Phần tài sản 30,327,

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính khu nghỉ mát Ana Mandara Nha Trang (Trang 94)

III- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

A Phần tài sản 30,327,

30,327,62 1 50,067,19 5 1 Tiền 10,264,58 1 14,771,34 1 4,506,760

2 Các khoản tương đương tiền 7,176,400 20,504,840 13,328,440

3 Các khoản phải thu 9,542,995 11,546,128 2,003,132

4 Hàng tồn kho 2,988,432 2,814,963 173,469

5 Tài sản ngắn hạn khác 355,214 429,924 74,710

6 Tài sản cố định 27,451,745 24,146,486

Nguyên giá 77,645,504 77,140,500 505,004

Gía trị hao mòn luỹ kế 50,193,759 52,994,014 2,800,255

8 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0 42,896 42,896

9 Tài sản dài hạn khác 3,820,623 3,228,090 592,533

Tổng tài sản 61,599,989 77,484,668 B Phần nguồn vốn

1 Phải trả người bán 3,215,973 3,855,783 639,811 2 Người mua trả tiền trước 4,958,018 5,989,002 1,030,984 3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 343,810 889,014 545,204 4 Phải trả người lao động 2,797,476 5,030,754 2,233,278 5 Chi phí phải trả 2,111,245 5,626,615 3,515,369 6 Phải trả ngắn hạn nội bộ 27,615,365 45,790,528 18,175,163

7 Các khoản phải trả , phải nộp ngắn hạn khác 526,582 388,373 138,208 8 Quỹ khen thưởng , phúc lợi 1,917,609 1,387,552 530,057 9 Phải trả dài hạn nội bộ 17,816,065 8,307,335 9,508,730 10 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 297,846 219,711 78,135

8

Bảng 2.23: Bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2010 ĐVT: Ngàn đồng

STT Chỉ tiêu Số tiền Tỉ trọng(%)

A.Nguồn vốn

1 Giảm hàng tồn kho 173,469 0.57%

2 Giảm đầu tư TSCĐ 505,004 1.67%

3 Tăng khấu hao TSCĐ 2,800,255 9.27%

4 Giảm tài sản dài hạn khác 592,533 1.96%

5 Tăng nợ người bán 639,811 2.12%

6 Tăng người mua trả tiền trước 1,030,984 3.41%

7 Tăng thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 545,204 1.80%

8 Tăng nợ người lao động 2,233,278 7.39%

9 Tăng chi phí phải trả 3,515,369 11.64%

10 Tăng phải trả ngắn hạn nội bộ 18,175,163 60.16%

Cộng 30,211,069 100.00%

B.Sử dụng nguồn vốn

1 Tăng dự trữ tiền mặt 4,506,760 14.92%

2 Tăng các khoản tương đương tiền 13,328,440 44.12%

3 Tăng các khoản phải thu 2,003,132 6.63%

4 Tăng tài sản ngắn hạn khác 74,710 0.25%

5 Tăng chi phí xây dựng cơ bản dở dang 42,896 0.14% 6 Thanh toán các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn 138,208 0.46%

7 Gỉam quỹ khen thưởng, phúc lợi 530,057 1.75%

8 Trả nợ dài hạn nội bộ 9,508,730 31.47%

9 Giảm dự phòng trợ cấp mất việc làm 78,135 0.26%

Từ Bảng 2.22 và Bảng 2.23 ta thấy trong năm 2010 doanh nghiệp tiếp tục sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn nội bộ là chủ yếu với số tiền 18,175,163 ngàn đồng, tuy nhiên sự phụ thuộc vào nguồn tài trợ này đã giảm so với năm trước vì nó chỉ chiếm 60.16% trong tổng vốn huy động, thấp hơn mức 68% ở 2009. Doanh nghiệp cũng tiến hành một số hoạt động như thanh lý những TSCĐ cũ, hư hỏng, tăng mức khấu hao TSCĐ và giảm đầu tư vào tài sản dài hạn khác. Các hoạt động này đem về cho doanh nghiệp 3,897,792 ngàn đồng, tương ứng 12.9% tổng vốn. Việc nỗ lực thúc đẩy tiêu thụ làm cho hàng tồn kho giảm cũng là một phương án tốt để huy động vốn nhưng khoản này chỉ đóng góp 0.57% vào tổng số tiền cung ứng trong năm nay của doanh nghiệp. Để có đủ số vốn phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh, doanh nghiệp còn tăng cường đi chiếm dụng vốn thông qua việc chậm thanh toán cho nhà cung cấp, nhận tiền trả trước của người mua, tăng thuế và các khoản phải nộp Nhà nước cũng như các khoản chi phí phải trả. Ngoài ra, 2,223,278 ngàn đồng là số tiền mà doanh nghiệp có được từ việc chiếm dụng của người lao động.

Với số tiền 30,211,069 ngàn đồng huy động được từ những nguồn kể trên, doanh nghiệp đã sử dụng 44.12% vào các khoản đầu tư tài chính có thời hạn dưới 3 tháng, 31.47% để trả nợ dài hạn nội bộ và 0.25% dành cho các tài sản ngắn hạn khác. Để nâng cao khả năng thanh toán, doanh nghiệp dùng 14.92% cho gia tăng dự trữ tiền mặt. Tuy nhiên, lượng tiền mặt dự trữ cao cũng không hẳn là tốt vì nó không có khả năng sinh lời, gây lãng phí nguồn vốn của doanh nghiệp. 2,003,132 ngàn đồng được doanh nghiệp tài trợ cho các khoản phải thu, việc làm này giúp cho doanh nghiệp gia tăng tiêu thụ, có thêm thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ra những rủi ro cho doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng không chịu thanh toán. Số tiền còn lại, doanh nghiệp tài trợ 42,896 ngàn đồng cho chi phí xây dựng cơ bản dở dang, 138,208 ngàn đồng cho chi trả các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn và 78,135 đồng cho trợ cấp mất việc. Trong năm doanh nghiệp cũng thực hiện khen thưởng cho nhân viên và tiến hành một số hoạt động phúc lợi với số tiền tương đương 1.75% tổng vốn huy động. Điều này cho thấy doanh nghiệp rất quan tâm đến đời sống của cán bộ nhân viên và chú trọng khích lệ tinh thần của họ để họ có thể thực hiện công việc một cách tốt nhất và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

2.3.Đánh giá chung về tình hình tài chính của khu nghỉ mát Anna Mandara Nha Trang:

2.3.1.Những điểm tích cực:

− Việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả và tạo sự an tâm cho các nhà cung cấp tín dụng, biểu hiện qua việc khả năng thanh toán lãi vay ở mức cao và ngày càng được cải thiện.

− Lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp hàng năm giảm dần cho thấy công tác tiêu thụ đã đạt hiệu quả tốt, hàng tồn kho quay vòng nhanh, chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt được rút ngắn trong khi vẫn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng

− Sau thời kỳ khó khăn doanh thu đã đạt mức tăng trưởng khá, là kết quả của sự cố gắng của tập thể ban lãnh đạo và nhân viên khu nghỉ mát trong việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ kết hợp với tăng cường quảng bá, tiếp thị − Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng trưởng đều hàng năm bất chấp những biến động

bất lợi của nền kinh tế trong nước và thế giới, điều này phản ánh doanh nghiệp đã có một chính sách kinh doanh hợp lý và hiệu quả

2.3.2.Những điểm còn hạn chế:

− Doanh nghiệp vẫn chưa đầu tư đúng mức cho việc phát triển nâng cấp cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh. Việc quản lý và sử dụng tài sản dài hạn vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.

− Khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn chưa lành mạnh, chưa đủ khả năng để đáp ứng chi trả các khoản nợ ngắn hạn

− Lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng của doanh nghiệp vẫn còn tương đối cao, công tác thu hồi nợ chưa đạt được hiệu quả như mong muốn

− Tỷ trọng của nợ ngắn hạn ngày càng tăng cao đồng thời tỷ trọng của nợ dài hạn có xu hướng giảm mạnh cho thấy để mở rộng quy mô kinh doanh, doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn ngắn hạn làm nguồn tài trợ. Việc tài trợ này kém an toàn về mặt tài chính và có thể gây ra rủi ro cho doanh nghiệp. Tổng vốn dài hạn ngày càng giảm và trở nên nhỏ hơn rất nhiều so với tổng tài sản ngắn hạn , điều này biểu hiện một cơ cấu vốn / tài sản không bền vững và chủ động.

− Công tác kiểm soát các khoản chi phí, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp chưa thực sự tốt, còn nhiều bất cập là nguyên nhân chủ yếu kìm hãm lợi nhuận không đạt mức tăng trưởng vượt bậc.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính khu nghỉ mát Ana Mandara Nha Trang (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w