III- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
5. Tỷsuất đầu tư TS ngắn hạn
TS ngắn hạn
% 54.05% 49.23% 64.62% -4.82% 15.38%
Bình quân ngành :
• Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn: 51.5% • Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn:48.5% Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn:
Tài sản dài hạn Tỷ suất đầu tư TS dài hạn =
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp thì tài sản dài hạn chiếm bao nhiêu phần trăm. Qua đó, nó phản ánh được tình hình đầu tư chiều sâu, tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng của doanh nghiệp cũng như đánh giá được năng lực kinh doanh và xu hướng phát triển lâu daì của doanh nghiệp. Nhìn vào Bảng 2.7 ta thấy tỷ suất đầu tư dài hạn của doanh nghiệp không có xu hướng tăng giảm cố định mà thay đổi liên tục trong 3 năm. Năm 2008 tỷ suất này đạt 45.95%, sang năm 2009 thì tăng lên 50.77 % nhưng đến năm 2010 lại đột ngột giảm xuống chỉ còn 35.38%. Sự trồi sụt như vậy đến từ nhiều lý do. Thứ nhất, năm 2009 là năm ngành du lịch nói chung và mảng kinh doanh du lịch cao cấp nói riêng phải chịu nhiều biến động bất lợi do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu tiếp tục lan rộng, kinh tế các nước gặp khó khăn, thất nghiệp gia tăng, nhu cầu du lịch giảm…Đặc thù của ngành kinh doanh du lịch là khách chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt cho nên khi lượng khách quốc tế và ngày khách ở giảm mạnh, lượng tiền và tương đương tiền của khách sạn cũng giảm theo.Tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn nên làm cho tài sản
ngắn hạn giảm tới 6,401,385 ngàn đồng và là nguyên nhân chủ yếu khiến cho tổng tài sản giảm. Thứ hai, mẫu số giảm nhưng tử số, tài sản dài hạn, lại tăng nhẹ do trong năm doanh nghiệp cũng tiến hành mua sắm thêm một số trang thiết bị phục vụ cho việc kinh doanh. Kết quả là tỷ suất đầu tư dài hạn tăng tuy nhiên vẫn thấp hơn mức bình quân của ngành.
Đối với năm 2010, tình hình kinh tế trở nên khả quan hơn cộng với những cố gắng của doanh nghiệp trong việc tăng cường quảng bá, tiếp thị, mở rộng thị trường, ngoài ra nhiều sự kiện văn hoá lớn diễn ra rại Nha Trang trong năm này cũng thu hút một lượng khách đáng kể tìm đến khách sạn. Lượng tiền và tương đương tiền tăng gấp đôi năm trước làm cho tài sản ngắn hạn cũng như tổng tài sản đều tăng mạnh. Tuy nhiên trong năm doanh nghiệp đã tiến hành thanh lý một số trang thiết bị đã cũ và hầu như không mua sắm, xây dựng thêm những tài sản cố định lớn, chỉ trang bị những gì thực sự cần thiết và tìm mọi cách để tận dụng hết các phương pháp sản xuất , quản lý và tổ chức một cách hiệu quả nhất trang thiết bị hiện có . Điềy này làm cho giá trị tài sản dài hạn giảm mạnh số tiền 3,854,895 ngàn đồng kéo theo tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn cũng giảm chỉ còn 35.38% thấp hơn nhiều so với chỉ số bình quân ngành vì vậy trong thời gian sắp tới doanh nghiệp nên tiến hành đầu tư thêm TSCĐ, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất để phục vụ nhu cầu kinh doanh.
Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn =
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn chiếm bao nhiêu phần trăm. Tương tự như tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn, tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn qua 3 năm cũng thay đổi thất thường. Nếu như năm 2008, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ khá cao, 54.05% trong tổng tài sản thì năm 2009 đã sụt giảm còn 49.23% và đến năm 2010 lại tăng lên tới 64.62%. Năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống cho thấy lượng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp đã giảm đồng nghĩa với khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cũng kém đi, tuy nhiên việc giảm được các khoản phải thu và lượng hàng tồn kho lại là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp trong năm đã thực hiện tốt công tác thu hồi vốn, vốn ít bị chiếm dụng đồng
thời cũng tránh được tình trạng ứ đọng, gây lãng phí nguồn vốn. Sang năm 2010, tỷ lệ này tăng lên và cao gần gấp 2 lần so với tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn, điều đó cho thấy khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cũng tăng lên. Nhưng vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là muốn phát triển bền vững thì phải làm sao để khống chế được các khoản phải thu, việc dựa vào phương thức thanh toán chậm để mở rộng quan hệ bạn hàng, tìm kiếm thị trường mới lại khá nguy hiểm vì có thể gây mất khả năng thanh toán cho doanh nghiệp khi khách hàng không trả nợ. Thay vào đó, doanh nghiệp chú trọng tăng tài sản ngắn hạn bằng cách cố gắng thúc đẩy tiêu thụ, giảm hàng tồn kho ở mức thích hợp để vẫn đảm bảo đủ lượng hàng cho kỳ tiếp theo thì sẽ tốt hơn.
2.2.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán:
Hệ số thanh toán ngắn hạn:
Bảng 2.8: Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong 3 năm 2008-2010
Chỉ tiêu ĐVT Năm2008 Năm2009 Năm2010
Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 + (-) (%) + (-) (%) 1.Tài sản ngắn hạn Ngđ 36,729,006 30,327,621 50,067,195 -6,401,385 - 17.43% 19,739,574 65.09% 2.Nợ ngắn hạn Ngđ 26,047,49 3 43,486,07 8 68,957,621 17,438,58 5 66.95% 25,471,543 58.57% 3.Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 1.41 0.70 0.73 -0.71 - 50.54% 0.03 4.11% Bình quân ngành : 1.42 Tài sản ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn = Nợ ngắn hạn
Hệ số này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty, nó cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn của công ty được trả bằng các tài sản tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Ở đây, ta thấy năm 2008, hệ số thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp bằng 1.41 >1 cho thấy trong năm này doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính bình thường. Đây là mức xấp xỉ mức trung bình ngành và cũng không quá cao, cho thấy doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản ngắn hạn ở mức hợp lý so với nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên sang năm 2009, hệ số này giảm xuống chỉ còn 0.70 lần, do tài sản ngắn hạn trong kỳ của doanh nghiệp giảm
nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán, có thể là do lượng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp bị sụt giảm hoặc là doanh nghiệp đã tăng đi chiếm dụng vốn, mức độ phụ thuộc về tài chính cao. Đến năm 2010, cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều tăng, tuy nhiên mức tăng của tài sản ngắn hạn ít hơn so với nợ ngắn hạn cho nên hệ số này tuy có nhích nhẹ lên 0.73 nhưng vẫn <1,doanh nghiệp vẫn đang lâm vào tình trạng khó khăn trong thanh toán ngắn hạn. Điều này không những tác động không tốt đến doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng xấu đến tâm lý của các nhà đầu tư, vì vậy trong thời gian tới doanh nghiệp cần chú ý thúc đẩy tiêu thụ, giảm lượng hàng tồn kho hoặc giảm chiếm dụng vốn ở mức hợp lý để có thể vừa đảm bảo đủ vốn cho việc duy trì các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa đảm bảo được khả năng thanh toán.
Hệ số thanh toán nhanh:
Bảng 2.9: Phân tích khả năng thanh toán nhanh trong 3 năm 2008-2010
Chỉ tiêu ĐVT 2008Năm Năm2009 Năm2010
Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 + (-) (%) + (-) (%) 1.TS ngắn hạn - Hàng tồn kho Ngđ 33,437,941 27,339,190 47,252,232 -6,098,752 -18.24% 19,913,04 3 72.84% 2.Nợ ngắn hạn Ngđ 26,047,493 43,486,078 68,957,621 17,438,58 5 66.95% 25,471,54 3 58.57% 3.Khả năng thanh toán nhanh Lần 1.28 0.63 0.69 -0.66 -51.03% 0 8.99% Bình quân ngành : 1.38 lần Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu về khả năng thanh toán ngắn hạn vẫn chưa bộc lộ hết khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trên thực tế, trong tài sản ngắn hạn thì tiền và tương đương tiền có tính lỏng cao nhất còn hàng tồn kho kém thanh khoản hơn vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển đổi thành tiền. Vì vậy, các nhà đầu tư, các nhà cho vay luôn đặt ra câu hỏi: Nếu tất cả các món nợ ngắn hạn được yêu cầu thanh toán ngay thì khả năngtài chính của doanh nghiệp có đáp ứng được không?Nghiên cứu khả năng thanh toán nhanh sẽ trả lời được câu hỏi này.
Nhìn vào Bảng 2.9ta thấy năm 2008 hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp là 1.28 lần , nhỏ hơn chỉ số bình quân ngành nhưng vẫn >1, nghĩa là nếu các chủ nợ đòi
tiền doanh nghiệp vẫn có đủ khả năng sử dụng tài sản thanh khoản nhanh để chi trả mà không cần thanh lý tồn kho. Tuy nhiên việc doanh nghiệp đang giữ quá nhiều tiền lại là biểu hiện của sự ứ đọng vốn cũng như việc bị chiếm dụng vốn lớn thông qua các khoản phải thu đều không tốt, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn không cao. Năm 2009 lượng tài sản ngắn hạn sau khi loại bỏ hàng tồn kho giảm trong khi nợ ngắn hạn tăng lên làm cho hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp giảm còn 0.63 lần, đến năm 2010 thì tăng nhẹ và đạt 0.69 lần. Đây là mức bình thường cho thấy doanh nghiệp đang có khả năng thanh toán lành mạnh.
Hệ số thanh toán lãi vay:
Bảng 2.10: Phân tích khả năng thanh toán lãi vay trong 3 năm 2008-2010
Chỉ tiêu ĐVT Năm2008 Năm2009 Năm2010
Chênh lệch 2009/2008
Chênh lệch 2010/2009
+ (-) (%) + (-) (%)
1.Lợi nhuận trước thuế
Ngđ 39,075,224 39,584,79
7
40,088,682 509,573 1.30% 503,885 1.27%