Ngày Kỳ luân chuyển hàng tồn kho =

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính khu nghỉ mát Ana Mandara Nha Trang (Trang 76)

III- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

360 ngày Kỳ luân chuyển hàng tồn kho =

360 ngàyKỳ luân chuyển hàng tồn kho = Kỳ luân chuyển hàng tồn kho =

Số vòng quay hàng tồn kho

Cùng với số vòng quay hàng tồn kho, kỳ luân chuyển hàng tồn kho là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý tồn kho của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh, để hàng tồn kho quay được một vòng thì cần thời gian bình quân bao nhiêu ngày. Cũng dựa vào Bảng 2.12 ta có số ngày cần thiết để hàng tồn kho quay được một vòng trong năm 2008 là 23.5 vòng, năm 2009 là 24.09 vòng và năm 2010 là 21.63 vòng. Năm 2009 là năm doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ do lượng khách hàng giảm, làm cho hàng tồn kho quay vòng chậm nhất trong 3 năm, số ngày luân chuyển lớn. Sang năm 2010 tình hình đã được cải thiện, cộng với mức dự trữ nguyên, nhiên vật liệu được tính toán hợp lý giúp cho kỳ luân chuyển giảm xuống, hàng tồn kho quay vòng nhanh hơn, ít bị ứ đọng gây lãng phí nguồn vốn của doanh nghịêp.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:

Bảng 2.13: Phân tích hiệu suất sử dụng tổng tài sản trong 3 năm 2008-2010

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 + (-) (%) + (-) (%) 1.Doanh thu và TN khác Ngđ 136,190,537 127,278,325 134,960,032 - 8,912,212 -6.54% 7,681,707 6.04% 2.Tổng tài sản Ngđ 67,952,650 61,599,989 77,484,668 - 6,352,661 -9.35% 15,884,678 25.79% 3.Số vòng quay TTS Vòng 2.00 2.07 1.74 0.06 3.09% -0.32 -15.70% 4.Kỳ luân chuyển TTS Ngày 179.62 174.23 206.69 -5.39 -3.00% 32.45 18.63%

Bình quân ngành :

• Số vòng quay tổng tài sản: 1.9 vòng • Kỳ luân chuyển tổng tài sản: 189.5 ngày

Doanh thu và thu nhập Số vòng quay tổng tài sản =

Tổng tài sản bình quân

Quá trình kinh doanh suy cho cùng là quá trình tìm kiếm lợi nhuận. Để đạt được lợi nhuận tối đa trong phạm vi và điều kiện có thể, doanh nghiệp phải sử dụng triệt để các loại tài sản trong quá trình kinh doanh để tiết kiệm vốn. Hiệu suất sử dụng tài sản sẽ cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ở doanh nghiệp như thế nào. Chỉ tiêu này cho biết: trong kỳ kinh doanh, bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu và thu nhập.Hiệu suất sử dụng tài sản càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và ngược lại. Ở đây, ta thấy năm 2008 số vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp đạt 2 vòng, có nghĩa bình quân 1 đồng tài sản đem vào kinh doanh tạo ra được 2 đồng doanh thu và thu nhập. Đây là mức cao hơn bình quân ngành, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản trong năm này của doanh nghiệp tương đối tốt. Sang năm 2009, tốc độ luân chuyển tài sản hầu như không thay đổi mấy so với năm trước, bình quân 1 đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh sẽ thu được 2.07 đồng doanh thu và thu nhập.Tương ứng với sự tăng nhẹ của số vòng luân chuyển tổng tài sản là việc kỳ luân chuyển bình quân của nó cũng giảm đi 5.39 ngày.Đến năm 2010, cả tổng tài sản và doanh thu và thu nhập đều tăng lên tuy nhiên tốc độ tăng của tổng tài sản lại cao hơn nhiều so với tốc độc tăng của doanh thu và thu nhập, vì vậy làm cho vòng quay tài sản giảm xuống chỉ còn 1.74 vòng và kỳ luân chuyển tài sản tăng lên 32.45 ngày. Điều đó phản ánh khả năng doanh nghiệp tạo ra được doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản trong năm này không tốt bằng những năm trước. Trong tương lai doanh nghiệp cần chú ý cải thiện sao cho hiệu quả sử dụng tài sản được tốt hơn bằng cách nỗ lực gia tăng doanh thu và thu nhập hoặc bán bớt đi những tài sản ứ đọng không cần thiết.

Bảng 2.14:Phân tích hiệu suất sử dụng vốn dài hạn trong 3 năm 2008-2010

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 + (-) (%) + (-) (%) 1.Doanh thu và TN khác Ngđ 136,190,53 7 127,278,325 134,960,03 2 - 8,912,212 -6.54% 7,681,707 6.04% 2.TS dài hạn bình quân Ngđ 31,223,644 31,272,368 27,417,473 48,724 0.16% -3,854,895 -12.33% 3.Số vòng quay VDH Vòng 4.36 4.07 4.92 -0.29 -6.69% 0.85 20.94% 4.Kỳ luân chuyển VDH Ngày 82.54 88.45 73.13 5.92 7.17% -15.32 -17.32%

Doanh thu và thu nhập Số vòng quay tài sản dài hạn =

Tổng tài sản dài hạn bình quân

Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả của việc sử dụng tài sản dài hạn trong doanh nghiệp. Nó cho biết trong kỳ bình quân 1 đồng tài sản dài hạn đưa vào kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu và thu nhập. Từ Bảng 2.14 ta thấy, ngược lại với sự tăng lên của hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2009 thì hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn trong năm này lại có sự sụt giảm, từ mức 4.36 vòng năm 2008 nay chỉ còn 4.07 vòng, kéo theo đó là kỳ luân chuyển vốn dài hạn tăng 5.92 ngày. Sở dĩ có sự biến động như vậy là vì năm 2009 doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ.Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp tục lan rộng , thất nghiệp gia tăng làm cho nhu cầu du lịch giảm,tình hình dịch cúm phức tạp cộng với sự biến động của tỷ giá hối đoái cũng khiến cho một lượng lớn khách quốc tế đã huỷ tour đến Việt Nam, đối với khách sạn Anna Mandara điều đó được biểu hiện rõ nhất qua việc lượng khách quốc tế và ngày khách giảm mạnh, làm cho chỉ tiêu doanh thu và thu nhập của khách sạn cũng giảm tới 6.54%. Trong khi đó vốn dài hạn lại tăng nhẹ 0.16% , dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn dài hạn kém đi. Tuy nhiên sang năm 2010 tình hình đã được cải thiện nhanh chóng. Do có những chính sách kinh doanh hợp lý, chú trọng thúc đẩy công tác quảng bá, tiếp thị cộng với điều kiện thuận lợi khách quan là trong năm này Nha Trang được chú ý bởi những sự kiện văn hoá mang tầm quốc gia và quốc tế, lượng khách du lịch tăng làm cho doanh thu và thu nhập của khách sạn cũng tăng lên. Trong năm doanh nghiệp cũng có động thái cắt giảm đầu tư vào TSCĐ khiến tài sản dài hạn giảm đi 12.33%. Kết quả là số vòng quay

tài sản dài hạn trong kỳ của doanh nghiệp gia tăng và đạt 4.92 vòng, có nghĩa bình quân 1 đồng tài sản dài hạn đem vào kinh doanh doanh nghiệp thu được 4.92 đồng doanh thu và lợi nhuận. Số ngày cần thiết để vốn dài hạn quay được 1 vòng cũng được rút ngắn 15.32 ngày cho thấy chính sách quản lý và sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp hiện đang khá hợp lý và hiệu quả.

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn:

Bảng 2.15:Phân tích hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn trong 3 năm 2008-2010

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 + (-) (%) + (-) (%) 1.Doanh thu và TN khác Ngđ 136,190,53 7 127,278,325 134,960,03 2 - 8,912,212 -6.54% 7,681,707 6.04% 2.TS ngắn hạn bình quân Ngđ 36,729,006 30,327,621 50,067,195 6,401,385- -17.43% 19,739,574 65.09% 3.Số vòng quay VNH Vòng 3.71 4.20 2.70 0.49 13.18% -1.50 -35.77% 4.Kỳ luân chuyển VNH Ngày 97.09 85.78 133.55 -11.31 -11.65% 47.77 55.69%

Doanh thu và thu nhập Số vòng quay tài sản ngắn hạn =

Tổng tài sản ngắn hạn bình quân

Đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn trong kỳ. Nó phản ánh bình quân 1 đồng vốn ngắn hạn đem vào kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu và thu nhập hoặc là trong kỳ vốn ngắn hạn của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Số vòng luân chuyên vốn ngắn hạn càng cao thì tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn càng nhanh, số ngày luân chuyển 1 vòng càng ngắn cho nên việc sử dụng vốn ở doanh nghiệp càng có hiệu quả và ngược lại.. và ngược lại. Qua 3 năm, hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp có nhiều thay đổi. Năm 2008, bình quân 1 đồng vốn ngắn hạn đưa vào kinh doanh tạo ra được 3.71 đồng doanh thu. Tỷ suất này thấp hơn so với vốn dài hạn cho thấy việc quản lý, sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp trong năm này không tốt bằng đối với tài sản dài hạn. Sang năm 2009, cả doanh thu và thu nhập cũng như tổng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp đều sụt giảm nhưng do tốc độ giảm của vốn ngắn hạn cao hơn 2.5 lần cho nên số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn tăng và đạt 4.2 vòng. Số ngày luân chuyển 1 vòng cũng được rút ngắn 11.31 ngày chứng tỏ trong năm

này hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, ở năm tiếp theo, do tài sản ngắn hạn tăng trưởng qúa nhanh, tới 65.09% trong khi doanh thu và thu nhập chỉ tăng lên ở mức 6.04% làm cho số vòng quay vốn ngắn hạn giảm mạnh chỉ còn 2.7 vòng và kỳ luân chuyển kéo dài thêm 47.77 ngày. Điều đó cho thấy rằng chính sách quản lý và sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp trong năm này chưa được thực hiên một cách hợp lý, gây lãng phí nguồn vốn. Trong tương lai cần có sự điều chỉnh, có thể bằng cách nỗ lực gia tăng doanh thu hoặc xác định mức dự trữ vốn ngắn hạn phù hợp hơn.

2.2.2.4.Các tỷ số đánh giá khả năng sinh lời:

Bất kể một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều hướng tới hiệu quả kinh tế. Mục tiên chung của họ là tối đa hoá giá trị tài sản sở hữu, vốn đầu tư có khả năng sinh lời nhiều nhất. Do đó, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính để đánh giá tổng hợp kết quả đồng thời cũng là mục đích cuối cùng của của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường. Nhưng để đánh giá một cách đúng đắn chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta không chỉ dựa trên tổng số lợi nhuận mà doanh nghiệp làm ra bằng số tuyệt đối. Bởi vì phần lợi nhuận này có thể không tương xứng với lượng chi phí đã bỏ ra, với khối lượng tài sản mà doanh nghiệp đã sử dụng mà phải dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận bằng số tương đối thông qua các chỉ tiêu về khả năng sinh lời.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và thu nhập:

Bảng 2.16:Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và thu nhập trong 3 năm 2008-2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 + (-) (%) + (-) (%) 1.Doanh thu và thu nhập khác Ngđ 136,190,53 7 127,278,32 5 134,960,032 -8,912,212 -6.54% 7,681,707 6.04%

2.Lợi nhuận trước

thuế Ngđ 39,075,224 39,584,797 40,088,682 509,573 1.30% 503,885 1.27%

3.TỷsuấtLNTT/DT

và TN % 28.69% 31.10% 29.70% 2.41% -1.40%

Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và thu nhập =

Tổng doanh thu và thu nhập

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh, cứ trong 100 đồng doanh thu và thu nhập khác thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận trước thuế. Đây là chỉ tiêu vô cùng quan trọng để đánh giá doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, trong đó doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí của doanh nghiệp trên thương truờng. Tuy nhiên doanh thu không phải là chỉ tiêu cuối cùng đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn cần phải so sánh với chi phí. Chi phí chiếm tỷ lệ lớn trong doanh thu, lợi nhuận chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lợi nhuận mới là khoản lợi thực chất doanh nghiệp doanh nghiệp nhận được sau 1 kỳ kinh doanh, thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của công việc kinh doanh. Tỷ suất càng cao phản ánh lợi nhuận sinh ra từ hoạt động kinh doanh càng lớn, hiệu quả hoạt động càng tốt.

Nhìn vào Bảng 2.16 ta thấy tình hình hoạt động của doanh nghiệp qua 3 năm không tuân theo một xu hướng nào cả mà thay đổi thất thường. Năm 2008, cứ trong 100 đồng doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp thì có 28.69 đồng là lợi nhuận. So với ngành là mức tương đối tốt.

Sang năm tiếp theo, công tác tiêu thụ gặp khó khăn, lượng khách và ngày khách của khách sạn giảm nên doanh thu và thu nhập khác giảm đi 6.54%. Mặc dù vậy trong năm này vẫn ghi nhận một mức lợi nhuận ổn định, tăng nhẹ 1.3% so với kỳ trước, làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và thu nhập tăng lên và đạt 31.10%. Điều này được lý giải là do doanh nghiệp đã có chính sách quản lý và sử dụng yếu tố đầu vào tốt, khiến chi phí giảm đi nhiều hơn doanh thu và đạt được mục tiêu về lợi nhuận. Tuy nhiên đến năm 2010, tỷ suất trên chuyển hướng giảm, chỉ còn 29.7%. Tình hình tiêu thụ khả quan hơn, doanh nghiệp mở rộng qui mô kinh doanh làm cho doanh thu tăng trưởng tới 6.04% nhưng lợi nhuận vẫn tăng trưởng đều ở mức 1.27%, nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu.Rõ ràng trong năm này doanh nghiệp đã gặp một ít khó khăn trong vấn đề kiểm soát chi phí, có thể là khoản chi phí bán hàng đã tăng lên để phục vụ công tác quảng bá, tiếp thị thu hút khách hàng hoặc là doanh nghiệp đã tiêu tốn khá nhiều vào chi phí văn

phòng, quản lý. Đó cũng là điều mà doanh nghiệp cần chú ý khắc phục trong thời gian tới để cải thiện hiệu quả hoạt động, nâng cao khả năng sinh lời.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:

Bảng 2.17:Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trong 3 năm 2008-2010

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 + (-) (%) + (-) (%) 1.Tổng tài sản bình quân Ngđ 67,952,650 61,599,989 77,484,668 -6,352,661 -9.35% 15,884,678 25.79%

2.Lợi nhuận trước

thuế Ngđ 39,075,224 39,584,797 40,088,682 509,573 1.30% 503,885 1.27%

3.Tỷ suất

LNtt/Tài sản % 57.50% 64.26% 51.74% 6.76% -12.52%

Bình quân ngành : 52.5%

Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản =

Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản hay còn gọi là doanh lợi tài sản (ROA) là hệ số tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Nó cho biết cứ 100 đồng vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Thông qua đó nó còn phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp để đầu tư vào hoạt động kinh doanh như thế nào và cũng là một thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Bởi vì, một doanh nghiệp đầu tư tài sản ít nhưng thu được lợi nhuận cao sẽ là tốt hơn so với doanh nghiệp đầu tư nhiều vào tài sản mà lợi nhuận thu được lại thấp.

Nhìn vào Bảng 2.17 ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp trong những năm gần đây đều ở mức cao tuy nhiên không ổn định. Năm 2008, cứ bỏ 100 đồng vốn đầu tư vào kinh doanh thì doanh nghiệp thu được 57.5 đồng lợi nhuận. Sang năm 2009, tổng tài sản bình quân giảm đi 9.35% so với năm trước trong khi lợi nhuận lại tăng nhẹ 1.3%, làm cho tỷ suất lợi nhuận đạt 64.26%. Có thể thấy ở đây, mặc dù năm 2009 được đánh giá là một năm khó khăn đối với ngành du lịch nói chung và đối với khách sạn Anna Mandara nói riêng do lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh làm doanh thu cũng giảm, nhưng việc doanh lợi tài sản vẫn tăng lên ấn tượng chứng tỏ trong năm

đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên ngược lại vào năm 2010, khả năng sinh lời từ nguồn tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính khu nghỉ mát Ana Mandara Nha Trang (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w