Nội dung đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư tại ngân hàng tmcp MB (Trang 32)

Quản lý rủi ro tín dụng đòi hỏi Ngân hàng phải xây dựng được một bộ máy tổ chức quản lý rủi ro tín dung một cách hợp lý với đầy đủ các bộ phận chức năng rõ ràng, với đội ngũ nhân lực của các bộ phận vừa đảm bảo đủ về số lượng vừa tinh về chất lượng, tức là có đủ năng lực và kinh nghiệm trong công tác quản lý rủi ro ngân hàng.

Sau khi bố trí được bộ máy chức năng hợp lý, sản phẩm của bộ máy tổ chức này là đề ra các quy trình, quy chế, các biện pháp nhằm hạn chế tối đa tổn thất xảy ra trong hoạt động tín dụng, đưa lại lợi ích tốt nhất cho Ngân hàng trong trong việc xử lý các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề đã xảy ra.

Hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi:

- Tuân thủ các quy định về an toàn tín dụng trong Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác về an toàn tín dụng của Nhà nước: Các quy định của Nhà nước về an toàn tín dụng đó nếu các trường hợp cấm Ngân hàng thương mại không được cho vay hoặc hạn chế cho vay, các yêu cầu phải thực hiện khi thực hiện cho vay, các tỷ lệ tối đa, tối thiểu bắt buộc phải thực hiện trong cơ cấu nợ vay.

- Xác định danh mục các khoản cho vay theo các mức rủi ro khác nhau: Các nhóm khách hàng, đối tượng khách hàng khác nhau, các ngành lĩnh vực khác nhau, các loại hình cho vay khác nhau,... sẽ có mức độ rủi ro và tính chất rủi ro khác nhau. Do đó, cần có sự phân tích, nhận định đúng đắn về mức độ cũng như tính chất rủi ro theo các đối tượng khách hàng, theo các hình thức tín dụng, hay theo các ngành nghề cho vay để có định hướng cho vay và xác định cơ cấu tín dụng phối hợp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

- Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng: quản trị rủi ro tín dụng liên quan đến nhiều bộ phận trong Ngân hàng, đòi hỏi phải có sự kết hợp và chỉ đạo chung thông qua chính sách, quy tắc và sự kiểm soát. Chính sách tín dụng với mục tiêu chính là mở rộng tín dụng đồng thời là hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao thu nhập cho Ngân hàng. Trong quản lý rủi ro tín dụng, cần phải có các chính sách như: Chính sách phân quyền phán quyết tín dụng, chính sách tài sản bảo đảm, chính sách đồng tài trợ, chính sách đối với từng nhóm khách hàng từng ngành nghề, quy trình xử lý nợ xấu,.. Bên cạnh những quy trình, chính sách nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, Ngân hàng còn xây dựng quy chế kiểm tra, phân định trách nhiệm và quyền hạn, khen thưởng và kỷ luật đối với từng bộ phận, cá nhân trong

cụng tác quản lý rủi ro tín dụng.

- Xác định dấu hiệu của các khoản cho vay có vấn đề: Qua xác định các khoản vay có vấn để nhằm giúp Ngân hàng cập nhật được danh sách các khoản vay này, tách chúng ra khỏi danh sách các khoản vay bình thường khác, theo dõi riêng và có bộ phận chuyên trách quản lý theo dõi để đề ra và áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các khoản vay này, đưa trở lại danh sách nợ thông thường hoặc chuyển bước tiếp theo để có những biện pháp xử lý thu hồi nợ.

Quản lý tài sản tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra:

Khi rủi ro tín dụng xảy ra, tức là khoản vay không có khả năng thu hồi gốc và lãi bằng các nguồn thu thông thường của người vay, Ngân hàng xác định rủi ro tín dụng đó xảy ra và thực thi các biện pháp xử lý các khoản nợ này như thu hồi tài sản bảo đảm để bán đấu giá, định giá và bán các khoản nợ tổn thất, dựng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp và chuyển các khoản nợ này ra ngoại bảng để theo dõi riêng. Ngân hàng phải tiếp tục quản lý, theo dõi các khoản nợ đó tổn thất trong những năm tiếp theo cũng như tiếp tục thực thi các biện pháp có thể để tận thu tài sản đó tổn thất này. Sau một thời gian nhất định (thường là 5 năm), sau khi xác định khoản nợ tổn thất không còn giá trị nào nữa (hết khả năng thu hồi), Ngân hàng mới xuất toán hoàn toàn khoản nợ.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư tại ngân hàng tmcp MB (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w