•Những hạn chế.
Bên cạnh những mặt đã đạt được, vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn trong việc thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Quân đội.
Một là: Nội dung thẩm định của một dự án đầu tư có rất nhiều mặt nhưng cán bộ tín dụng mới chỉ tập chung thẩm định về phương diện tài chính của dự án đầu tư. Tuy đã chú trọng đến việc thẩm định tài chính nhưng kết quả thẩm định trong một số trường hợp chưa cao, việc tính toán các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp cũng như các chỉ tiêu tài chính của dự án như: NPV, IRR, điểm hoà vốn chưa chính xác. Điều này dẫn đến việc cho vay nhiều dự án không có hiệu quả, làm tăng nợ quá hạn và nợ khó đòi của ngân hàng.
Đánh giá về thị trường chưa cụ thể, chưa đánh giá đúng khả năng cạnh tranh và thâm thập thị trường của sản phẩm sẽ sản xuất ra. Về đánh giá tài sản đảm bảo, thế chấp, hiện nay Ngân hàng chưa có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về việc định giá tài sản thế chấp, điều này dẫn tới việc cho vay vượt quá giá trị tài sản thế chấp dễ gặp phải rủi ro về khả năng luân chuyển hoặc rủi ro khi phát mại tài sản thế chấp.
Hai là: Để đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro, quá trình thẩm định được quy định phải thực hiện trong cả 3 giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay. Song cán bộ tín dụng chủ yếu quan tâm đến việc thẩm định trước khi cho vay, việc thẩm định lại tình hình tài chính và tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp trong và sau quá trình cho vay để có những điều chỉnh hợp thì chưa được quan tâm đúng mức.
Ba là: Hiện nay có rất ít công ty tư vấn về đầu tư và lập dự án. Do dó trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định muốn tìm hiểu thêm về thị trường, giá cả, máy móc, thiết bị... nhưng gặp khó khăn làm ảnh hưởng đến công tác thẩm định.
•Nguyên nhân.
Một là: Thông tin thiếu hoặc sai lệch trong quá trình thẩm định
Hệ thống thông tin của MB còn thiếu hụt, do đó chưa cho phép cán bộ tín dụng xác định được những thông tin, số liệu cần thiết. Có một số hồ sơ dự án của chủ đầu tư gửi đến ngân hàng được lập không chính xác và không đúng tính chất. Hiện nay do chúng ta chưa có chế độ kiểm toán bắt buộc nên khi thẩm định rất khó đánh giá thực trạng tài chính, tình hình thanh toán và kết quả kinh doanh của doanh nghiêp. Bên cạnh các số liệu về tình hình tài chính của doanh nghiệp thiếu chính xác thì các số liệu trong các bản báo cáo khả thi hoặc dự án đầu tư cũng ở tình trạng như vậy. Trong đó các số liệu về khả
năng tiêu thụ sản phẩm, về thu nhập và chi phí thường ước tính nên chưa chính xác. Từ đó dẫn đến việc tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR, điểm hoà vốn chưa chuẩn xác.
Hai là: Hiện nay chưa có sự thống nhất về nội dung và quy trình cụ thể trong quá trình thẩm định dự án đầu tư trong hệ thống Ngân hàng, nên việc thẩm định đôi khi chưa mang tính thực tiễn mà chỉ dựa trên lý thuyết chung. Bên cạnh đó một số định mức kinh tế kỹ thuật chưa có nên cán bộ thẩm định rất khó khăn trong việc tính toán các thông số kỹ thuật cũng như không có mốc để so sánh các chỉ tiêu đó.
Ba là: Đội ngũ cán bộ thẩm định chưa được phân công, chuyên môn hoá trong công tác thẩm định. Thông thường một hoặc một số cán bộ tín dụng được phân công phụ trách một số nhóm khách hàng. Sự phân công này một mặt tạo nên sự thuật lợi trong quan hệ ngân hàng - khách hàng, nhưng mặt khác cũng làm cho cán bộ thẩm định phải dàn trải trong tất cả các khâu, chưa có điều kiện đi chuyên sâu vào một mặt cụ thể. Mặt khác nhiều cán bộ tín dụng chưa được đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư mà chỉ tự nghiên cứu các tài liệu thẩm định nên trình độ còn nhiều hạn chế, dẫn đến những sai lệch trong việc thẩm định dự án đầu tư .
Bốn là: MB có quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp nhà nước, mà tình trạng hoạt động của các Doanh nghiệp Nhà nước nói chung là kém hiệu quả. Đa số các doanh nghiệp chưa có đủ điều kiện vay vốn, dự án đầu tư chưa có hiệu quả kinh tế và tính khả thi.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Khả năng cung cấp về công nghệ thiết bị cho các doanh nghiệp nước ta của thị trường thế giới hiện nay rất phong phú và dồi dào. Có nhiều loại máy móc và hiện đại do đó khi thẩm định rất khó đánh giá khả năng sử dụng, vận hành công nghệ, đôị ngũ công nhân vận hành của doanh nghiệp. Hoặc do chính sách của nhà nước thay đổi...
Tóm lại, trước thực trạng về hoạt động thẩm định dự án đầu tư nói trên đòi hỏi MB cần có những giải pháp kịp thời nhằm khắc phục những tồn tại, khó khăn và hạn chế trong quá trình thẩm định dự án đầu tư.
2.2 Rủi ro và hoạt động đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án.
Định hướng của MB là trở thành một tập đoàn tài chính đa năng. Do vậy, việc sử dụng các công cụ chính, bao gồm huy động vốn từ khách hàng (bằng sản phẩm tiền gửi và phát hành giấy từ có giá) và đầu tư vào các tài sản tài chính có chất lượng cao đã trở thành hoạt động then chốt mang tính then chốt giúp Ngân hàng đạt được mức chênh lệch lãi suất cần thiết. Xét từ khía cạnh quản lý rủi ro, Ngân hàng
phải duy trì cơ cấu danh mục tài sản, công nợ và nguồn vốn (bao gồm các khoản mục nội bảng và ngoại bảng) vì mục tiêu an toàn, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động Ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng thực hiện đầu tư vào các chứng khoán hay cấp tín dụng cho các Ngân hàng khác. Những rủi ro liên quan đến trao đổi ngoại tệ hay thay đổi lãi suất được quản lý thông qua áp dụng hạn mức trạng thái nhằm hạn chế sự tập trung quá mức đồng thời tham gia vào các hoạt động có tác dụng cân bằng lẫn nhau để giảm thiểu rủi ro. Thông qua việc nắm giữ nhiều tài sản là các công cụ tài chính có chất lượng cao, cơ cấu bảng cân đối kế toán hợp nhất của Ngân hàng có đủ khả năng phòng ngừa rủi ro trọng yếu trong quá trình hoạt động kinh doanh và bảo đảm khả năng thanh khoản. Thêm vào đó, Ngân hàng cũng tham gia vào nhiều giao dịch phòng ngừa rủi ro liên quan đến các công cụ tài chính như các cam kết hoán đổi ngoại tệ cho mục đích quản lý rủi ro lãi suất.
Trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng, Ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả Cẩm nang tín dụng trong đó ghi chi tiết các chính sách và thủ tục cho vay cũng như các hướng dẫn thực hiện để chuẩn hóa các hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Rủi ro thanh khoản được hạn chế thông qua việc nắm giữ một lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền dưới dạng tài khoản Nostro ở mức độ hợp lý, các khoản tiển gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác và các giấy tờ có giá. Các tỷ lệ an toàn có tính đến yếu tố rủi ro cũng được sử dụng để quản lý rủi ro thanh khoản. Ngân hàng thường tiến hành đánh giá chêch lệch lãi suất, so sánh với các thị trường trong nước và quốc tế để có những điều chỉnh kịp thời. Thêm vào đó, việc áp dụng các quy trình quản lý rủi ro nội bộ cũng trở nên hiệu quả hơn nhờ việc triển khai Hệ thống Quản lý Vốn Tập trung và Hệ thống
Thanh toán tập trung theo đó toàn bộ các giao dịch vốn và thanh toán của Ngân hàng đều do Hội sở chính thực hiện. Việc đó cho phép Ngân hàng giám sát hiệu quả hơn các biến đổi về vốn và giảm các sai sót có thể xảy ra cũng như các thủ tục phức tạp không cần thiết.
2.2.1 Quy trình đánh giá rủi ro
Bước 1: Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng Bước 2: Đánh giá rủi ro của chủ đầu tư
Bước 3: Đánh giá rủi ro từ dự án đầu tư
Bước 4: Đánh giá rủi ro của biện pháp bảo đảm tiền vay Bước 5: Cấp tờ trình
Bước 7: Trình duyệt hồ sơ và nêu phương án cho vay.
2.2.2 Nội dung đánh giá rủi ro
Quản lý rủi ro tín dụng đòi hỏi Ngân hàng phải xây dựng được một bộ máy tổ chức quản lý rủi ro tín dung một cách hợp lý với đầy đủ các bộ phận chức năng rõ ràng, với đội ngũ nhân lực của các bộ phận vừa đảm bảo đủ về số lượng vừa tinh về chất lượng, tức là có đủ năng lực và kinh nghiệm trong công tác quản lý rủi ro ngân hàng.
Sau khi bố trí được bộ máy chức năng hợp lý, sản phẩm của bộ máy tổ chức này là đề ra các quy trình, quy chế, các biện pháp nhằm hạn chế tối đa tổn thất xảy ra trong hoạt động tín dụng, đưa lại lợi ích tốt nhất cho Ngân hàng trong trong việc xử lý các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề đã xảy ra.
Hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi:
- Tuân thủ các quy định về an toàn tín dụng trong Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác về an toàn tín dụng của Nhà nước: Các quy định của Nhà nước về an toàn tín dụng đó nếu các trường hợp cấm Ngân hàng thương mại không được cho vay hoặc hạn chế cho vay, các yêu cầu phải thực hiện khi thực hiện cho vay, các tỷ lệ tối đa, tối thiểu bắt buộc phải thực hiện trong cơ cấu nợ vay.
- Xác định danh mục các khoản cho vay theo các mức rủi ro khác nhau: Các nhóm khách hàng, đối tượng khách hàng khác nhau, các ngành lĩnh vực khác nhau, các loại hình cho vay khác nhau,... sẽ có mức độ rủi ro và tính chất rủi ro khác nhau. Do đó, cần có sự phân tích, nhận định đúng đắn về mức độ cũng như tính chất rủi ro theo các đối tượng khách hàng, theo các hình thức tín dụng, hay theo các ngành nghề cho vay để có định hướng cho vay và xác định cơ cấu tín dụng phối hợp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
- Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng: quản trị rủi ro tín dụng liên quan đến nhiều bộ phận trong Ngân hàng, đòi hỏi phải có sự kết hợp và chỉ đạo chung thông qua chính sách, quy tắc và sự kiểm soát. Chính sách tín dụng với mục tiêu chính là mở rộng tín dụng đồng thời là hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao thu nhập cho Ngân hàng. Trong quản lý rủi ro tín dụng, cần phải có các chính sách như: Chính sách phân quyền phán quyết tín dụng, chính sách tài sản bảo đảm, chính sách đồng tài trợ, chính sách đối với từng nhóm khách hàng từng ngành nghề, quy trình xử lý nợ xấu,.. Bên cạnh những quy trình, chính sách nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, Ngân hàng còn xây dựng quy chế kiểm tra, phân định trách nhiệm và quyền hạn, khen thưởng và kỷ luật đối với từng bộ phận, cá nhân trong
cụng tác quản lý rủi ro tín dụng.
- Xác định dấu hiệu của các khoản cho vay có vấn đề: Qua xác định các khoản vay có vấn để nhằm giúp Ngân hàng cập nhật được danh sách các khoản vay này, tách chúng ra khỏi danh sách các khoản vay bình thường khác, theo dõi riêng và có bộ phận chuyên trách quản lý theo dõi để đề ra và áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các khoản vay này, đưa trở lại danh sách nợ thông thường hoặc chuyển bước tiếp theo để có những biện pháp xử lý thu hồi nợ.
Quản lý tài sản tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra:
Khi rủi ro tín dụng xảy ra, tức là khoản vay không có khả năng thu hồi gốc và lãi bằng các nguồn thu thông thường của người vay, Ngân hàng xác định rủi ro tín dụng đó xảy ra và thực thi các biện pháp xử lý các khoản nợ này như thu hồi tài sản bảo đảm để bán đấu giá, định giá và bán các khoản nợ tổn thất, dựng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp và chuyển các khoản nợ này ra ngoại bảng để theo dõi riêng. Ngân hàng phải tiếp tục quản lý, theo dõi các khoản nợ đó tổn thất trong những năm tiếp theo cũng như tiếp tục thực thi các biện pháp có thể để tận thu tài sản đó tổn thất này. Sau một thời gian nhất định (thường là 5 năm), sau khi xác định khoản nợ tổn thất không còn giá trị nào nữa (hết khả năng thu hồi), Ngân hàng mới xuất toán hoàn toàn khoản nợ.
2.2.3 Phương pháp đánh giá rủi ro
Ngân hàng MB sử dụng kết hợp rất nhiều phương pháp để đánh giá rủi ro đối với những dự án xin vay vốn tại Ngân hàng. Trong đó được khái quát thành hai loại: phương pháp định tính và phương pháp định lượng.