Phương pháp phân tích độ nhạy

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư tại ngân hàng tmcp MB (Trang 25)

Ngân hàng TMCP Quân đội thường dùng phương pháp này để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.

Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ…) khi các yếu tố khác liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố khác có liên quan. Phân tích độ nhạy của dự án giúp cho Ngân hàng biết dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của các chỉ tiêu hiệu quả xem xét, để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Mặt khác phân tích độ nhạy còn giúp Ngân hàng lựa chọn được những dự án có độ an toàn cao cho các kết quả dự tính cũng như đánh giá được tính vững chắc của chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Chính vì vậy, phân tích độ nhạy là một trong các phương pháp được sử dụng nhiều trong thẩm định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.

Theo phương pháp này, trước hết phải xác định được những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Sau đó dự kiến một số trường hợp bất trắc có thể xảy ra trong tương lai theo chiều hướng xấu đối với dự án như: vượt chi phí đầu tư, giá các chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thể thay đổi chính sách thuế theo hướng bất lợi…Đánh giá tác động cảu các yếu tố đó đến hiệu quả tài chính của dự án.

Ngân hàng áp dụng mức độ sai lệch so với dự kiến của các yếu tố ảnh hưởng đến dự án trong những tình huống xấu thường được chọn từ 10% đến 20% dựa trên cơ sở phân tích những tình huống đã xảy ra trong quá khứ, hiện tại và dự báo trong những năm tương lai. Nếu dự án vẫn đạt được hiệu quả kế cả trong trường hợp có nhiều bất chắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án có độ an toàn cao. Trong trường hợp ngược lại, cần phải xem xét lại khả năng xảy ra các tình huống xấu đó để đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hay hạn chế chúng.

Các bước để phân tích độ nhạy:

- Xác định các biến dữ liệu đầu vào, đầu ra cần tính phải tính toán độ nhạy - Liên kết các dữ liệu trong bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo một địa chỉ duy nhất (bước này thực hiện song song trong quá trình tính toán hiệu quả của dự án và khả năng trả nợ)

- Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án, khả năng trả nợ (thông thường là các chỉ số NPV, IRR, thời gian trả nợ…) càn khảo sát sự ảnh hưởng khi các biến thay đổi.

- Lập bảng tính toán độ nhạy theo các trường hợp một biến thông số thay đổi hay cả hai biến cùng thay đổi đồng thời.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư tại ngân hàng tmcp MB (Trang 25)