Giải pháp về tăng cường và nâng cao chất lượng cán bộ cho vay

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư tại ngân hàng tmcp MB (Trang 51)

Chính sách khen thưởng kỷ luật

Chính sách hỗ trợ, động viên kịp thời cả về vật chất và tinh thần của Ngân hàng đối với cán bộ tín dụng là việc làm hết sức cần thiết. Biện pháp náy kích thích tinh thần làm việc, đặt lợi ích tập thể lên lợi ích cá nhân của người cán bộ. Qua đó hạn chế được rủi ro xuất phát từ sai sót của cán bộ cho vay do quá tải trong công việc.

Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ về vật chất mà Ngân hàng cần áp dụng là: khuyến khích tăng lương, thưởng cho những cán bộ cho vay có dư nợ cho vay và chất lượng vay tốt, hỗ trợ kinh phí học tập, tạo điều kiện cho mỗi cán bộ tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Từ đó phấn khởi hăng say làm việc với môi trường. Khen thưởng kịp thời những cán bộ tín dụng có thành tích tốt như: tăng được doanh số cho vay, thu nợ đúng thời hạn và số lượng; tổ chức thăm hỏi động viên kịp thời khi gia đình cán bộ có công việc lớn, có người đau ốm hay đỗ đạt, hiếu hỷ... Tất cả những việc làm trên là hợp pháp thiết thực để hạn chế rủi ro cho vay.

Bên cạnh những hình thức khen thưởng, động viên khuyến kích, Ngân hàng cũng cần đưa ra những hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với những sai sót, sơ hở do thiếu trách nhiệm của cán bộ tín dụng dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng. Tuỳ theo

mức độ thiệt hại mà ngân hàng có biện pháp sử lý khác nhau như: cảnh cáo, khiển trách; trừ công tác phí, trừ lương...Biện pháp này áp dụng nhằm nâng cao ý thức tự giác, tự chịu trách nhiệm của mỗi cán bộ cho vay.

Chính sách đào tạo:

Ngân hàng cần có giả pháp cụ thể về việc đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. Do đặc thù về ngành nghề đòi hỏi cán bộ tín dụng không những nắm vững nghiệp vụ ngân hàng, lý luận và phân tích tài chính tiền tệ mà còn phải hiểu biết sâu rộng về thị trường và các loại kinh doanh khác. Vì thế ngân hàng cần có chính sách đào tạo bằng cách: khuyến khích các cán bộ tín dụng đi học để nâng cao kiến thức và nghiệp vụ, cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về phòng chống rủi ro, lớp công nghệ thông tin ứng dụng học khoa học kỹ thuật vào công tác cho vay đảm bảo cạnh tranh và tránh rủi ro xảy ra.

Chính sách tuyển dụng:

Ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng khoa học để có thể tuyển dụng được những nhân viên, cán bộ tài năng, xoá bỏ lề lối tuyển dụng cũ, đưa ra các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ những cán bộ trẻ có trình độ khi vào làm việc tại Ngân hàng như: đơn giản hoá các thủ tục và thời gian xin việc, rút ngắn thời gian hợp đồng nếu như làm tốt công việc hoặc có những sáng kiến giúp ngân hàng hạn chế rủi ro...Công việc này cần được tiến hành nhanh để tạo sự hài hoà trong quá trình chuyển giao cán bộ tránh những xáo trộn lớn làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay.

Tóm lại: trên đây là một số giải pháp cơ bản về phòng chống rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng MB với mục đích ngăn ngừa và hạn chế đến mức tối thiểu xảy ra với Ngân hàng khi thực hiện hoạt động cho vay.

KẾT LUẬN

Trong suốt quá trình 16 năm thành lập và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội, nền kinh tế tài chính Việt Nam đã có những biến đổi to lớn. Việt Nam đã có những thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời cũng có nhưng giai đoạn khó khan do ảnh hưởng từ nền kinh tế tài chính quốc tế, mà đặc biệt là phải kể đến cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và mới đây là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.

Trong bối cảnh đó, MB đã có những bước đi đúng đắn, có những điều chỉnh thích hợp với thị trường. 16 năm qua, MB luôn vững vàng ở top 5 ngân hàng có mức lợi

nhuận trước thuế cao nhất trong hệ thống Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam.

Bên cạnh những thành công đã đạt được, hoạt động của Ngân hàng còn bộc lộ một số hạn chế. Ngân hàng cần đưa ra các giải pháp thích hợp để khắc phục những yếu kém còn tồn tại của mình góp phần phát triển thương hiệu của MB trong bối cảnh nền kinh tế và môi trường kinh doanh ngân hàng tiếp tục khó khăn.

Hướng đến sinh nhật tuổi 20, MB cam kết giữ vững mục tiêu kinh doanh an toàn, phát triển bền vững, tập trung đầu tư tăng năng lực quản trị, tìm kiếm – bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao và phấn đấu tăng trưởng tất cả các chỉ tiêu từ 15%- 30%. Tuổi 16, MB đã, đang và sẽ luôn là địa chỉ tin cậy của khách hàng, đối tác, cổ đông và nhân viên đồng thời tích cực tham gia cùng Nhà nước trong việc thực hiện các chính sách về ngân hàng-tài chính, góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế.

Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bản báo cáo thực tập tổng hợp của em chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự giúp đỡ, góp ý, chỉ bảo của thầy cô và các anh chị quan tâm đến lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư tại ngân hàng tmcp MB (Trang 51)