Phương pháp triệt tiêu rủi ro

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư tại ngân hàng tmcp MB (Trang 26)

Rủi ro trong đầu tư dự án tại Ngân hàng MB có thể chia ra các loại như sau: Rủi ro về tài chính

Rủi ro này được xem là bao gồm tất cả những bất ổn tài chính và chính sách của nơi/địa điểm xây dựng dự án, bao gồm: các sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, các luật, nghị định, nghị quyết và các chế tài khác có liên quan tới dòng tiền của dự án.

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng nhiều cách:

-Khi thẩm định dự án, cán bộ thẩm định phải xem xét mức độ tuân thủ các dự án (thể hiện trong hồ sơ dự án) để đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các luật, quy định hiện hành có liên quan tới dự án.

- Những bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối sẽ góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới dự án.

- Hỗ trợ/ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Rủi ro thị trường.

Rủi ro này bao gồm: rủi ro thị trường đầu vào (nguồn cung cấp, giá cả…của nguyên liệu nói riêng và các yếu tố đầu vào khác biến động theo chiều hướng bất lợi), rủi ro thị trường đầu ra (hàng hóa sản xuất ra không phù hợp với nhu cầu thị trường, thiếu sức cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã, công dụng…)

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:

- Nghiên cứu, đánh giá phân tích thị trường, thị phần cẩn thận - Dự kiến cung cầu thận trọng

- Phân tích về khả năng thanh toán, thiện ý, hành vi người tiêu dung cuối cùng - Xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khả năng về tài chính.

- Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của Chính phủ (nếu có) - Giảm thiểu các điều khoản không cạnh tranh •Rủi ro về kinh tế vĩ mô

Đây là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất…

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: -Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản

-Sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm

-Bảo vệ trong các trường hợp như: chỉ số hóa, cơ chế chuyển qua, giá cả leo thang, bất khả kháng…

-Đảm bảo cam kết của Ngân hàng về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối. •Rủi ro về môi trường và xã hội

Là rủi ro xảy ra khi dự án có thể có những tác động tiêu cực đối với môi trường và người dân xung quanh.

Loại rủi ro này, Ngân hàng có thể giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau:

Ngân hàng yêu cầu chủ đầu tư phải có Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải khách quan và toàn diện, được cấp có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản.

- Nên có sự tham gia của các bên liên quan như: Cơ quan quản lý môi trường, chính quyền địa phương…từ khi bắt đầu triển khai dự án.

- Ngân hàng yêu cầu chủ đầu tư phải có biện pháp xử lý môi trường khi bắt đầu triển khai dự án.

Chủ đầu tư phải tuân thủ các quy định về môi trường.

Hiện tại một số loại rủi ro trên đã được quy định phải bắt buộc có biện pháp xử lý như: đấu thầu, bảo hiểm xây dựng, bảo lãnh hợp đồng.

Tại Ngân hàng, trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư, việc áp dụng hương pháp nào hợp lý tùy thuộc vào tính chất, quy mô của dự án đầu tư và phụ thuộc vào ý muốn của Ngân hàng.

- Theo tính chất của dự án, những dự án đầu tư phục vụ lợi ích công cộng thường dung chỉ tiêu chỉ số thu chi B/C. Tỷ số này thường ít được dung để phân tích các dự án của các chủ đầu tư nhằm kinh doanh thu lợi nhuận.

Theo quy mô của dự án:

+ Phương pháp dung chỉ tiêu NPV, IRR, T – Quy mô dự án là: trung bình, lớn. + Phương pháp phân tích độ nhạy – Quy mô của dự án là trung bình, lớn. + Phương pháp phân tích trong điều kiện rủi ro – Quy mô của dự án là lớn.

- Theo cách kết hợp giữa mục đích kinh doanh và mục đích an toàn kinh doanh, ví dụ kết hợp giữa chỉ tiêu IRR hay NPV với T, giữa các chỉ tiêu này với các kết quả phân tích độ nhạy cũng như phân tích rủi ro với các chỉ tiêu an toàn về tài chính.

2.1.5 Đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định tại Hội sở Ngân hàng TMCP Quân độiTMCP Quân đội TMCP Quân đội

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư tại ngân hàng tmcp MB (Trang 26)