Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng (Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam) (Trang 93)

3.3.2.1. Hạn chế

a. Quy mô xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam còn nhỏ

Tính chung cả giai đoạn 2000 – 2009, Việt Nam mới xuất khẩu được tổng cộng gần 2,8 tỷ USD kim ngạch dịch vụ tài chính - ngân hàng, chiếm chưa tới 5% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam. Như vậy mỗi năm trung bình Việt Nam chỉ xuất khoảng 280 triệu USD, rất nhỏ bé so với tiềm năng và quy mô trường Việt Nam. Trong đó, xuất khẩu dịch vụ ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn, dịch vụ chứng khoán và tài chính khác rất ít, hầu như không có.

b. Cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng ngày càng thâm hụt

Từ năm 2000 đến năm 2004 Việt Nam còn đạt thặng dư trong cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng (dù rất nhỏ chỉ khoảng vài chục triệu USD), nhưng từ ụtăm 2005 tới nay cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam luôn thâm hụt vài trăm triệu USD (năm 2008 lên tới - 413 triệu USD).

c. Thị trường xuất khẩu còn hẹp, tập trung ở một số nước và vùng lãnh thổ

Thị trường xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam chủ yếu là một số nước có vốn đầu tư trực tiếp lớn và có giao dịch thương mại song phương nhiều với Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.

d. Phương thức xuất khẩu chủ yếu là tiêu dùng ngoài lãnh thổ

Trong các phương thức xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam thì phương thức di chuyển thể nhân và cung cấp qua biên giới chiếm tỷ trọng rất nhỏ, thậm chí di chuyển thể nhân không có.

\3.3.3.2. Nguyên nhân

a. Hệ thống văn bản pháp luật điều tiết ngành tài chính - ngân hàng và xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng còn nhiều bất cập. Hiện nay hệ thống các văn bản luật quản lý dịch vụ tài chính - ngân hàng cũng như hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, thiếu văn bản hướng dẫn thực hiện nên tính thực thi không cao. Một số dịch vụ mới trong ngành tài chính - ngân hàng như các dịch vụ phái sinh chưa có hệ thống luật điều chỉnh.

Nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn nhau khiến cho việc thực thi khó khăn, tính hiệu lực thấp. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của để tuân theo những quy định của hệ thống văn bản pháp luật. Rất nhiều trường hợp các văn bản pháp luật được ban hành không kịp thời gây hạn chế và khó khăn cho hoạt động của hệ thống tài chính - ngân hàng nói chung và hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng nói riêng.

Do nhận thức chưa đầy đủ của cơ quan quản lý về tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu tài chính - ngân hàng nên thiếu vắng các cơ chế chính sách thúc đẩy

và khuyến khích xuất khẩu dịch vụ này. Sự thiếu minh bạch, không nhất quán của cơ chế chính sách còn tồn tại gây cản trở hoạt động xuất khẩu. Cũng giống như các ngành dịch vụ khác, hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm cung cấp dịch vụ theo phương thức 3 hiện diện thương mại chưa được quan tâm, khuyến khích. Các hoạt động được khuyến khích và thúc đẩy chủ yếu là đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Điều này gây khó khăn cho chính các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ngay tại thị trường trong nước.

b. Hệ thống thông tin, thống kê về xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng thiếu và chưa chính xác. Các cơ quan thống kê của Việt Nam chưa hình thành được kênh số liệu về xuất khẩu dịch vụ nói chung và dịch vụ tài chính - ngân hàng nói riêng. Các số liệu thống kê hiện tại chưa phản ứng đầy đủ và chính xác thực trạng hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam.

Thông tin về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng của các nước cung cấp cho các tổ chức tài chính và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam còn chậm trễ và thiếu hệ thống. Do cơ quan quản lý và bản thân các tổ chức tín dụng, ngân hàng nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng nên nhiều cơ hội xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng bị bỏ lỡ, lợi thế cạnh tranh bị đánh mất.

c. Năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng Việt Nam còn thấp. Do hạn chế về quy mô vốn, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ công nghệ và kỹ năng quản lý. Nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi trong hoạt động cung cấp và xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng. Tuy nhiên, do sự bất cập trong giáo dục, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực nên chất lượng dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam chưa cao, chưa thảo mãn hết nhu cầu khách hàng, khả năng cạnh tranh kém.

Thêm nữa, theo cam kết gia nhập WTO, chính phủ đang tạo áp lực cạnh tranh nhiều hơn lên các tổ chức tài chính, ngân hàng trong nước trong khi không có chiến lược giúp ngành tài chính - ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh.

Các hoạt động xúc tiến vĩ mô thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng còn thiếu và rời rạc. Các tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương mại thường tự thực hiện công tác xúc tiến nên thiếu sự phối hợp, hỗ trợ gây lãng phí và thiếu hiệu quả.

d. Sự phối hợp của các cơ quan quản lý còn yếu, tình trạng chồng chéo trong chức năng quản lý vẫn tồn tại. Khi có vấn đề cần giải quyết, các cơ quan quản lý thường đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Bản thân các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng cũng chưa nhận thức được một cách đầy đủ sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu dịch vụ do đó thiếu chiến lược cụ thể nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như chiến lược tiếp cận và mở rộng thị trường.

Tương tác giữa cơ quan quản lý và các tổ chức tài chính, ngân hàng Việt Nam còn thiếu và không hiệu quả. Do không có sự tham gia của các doanh nghiệp, việc soạn thảo luật, xây dựng cơ chế chính sách và văn bản hướng dẫn luật đối với dịch vụ tài chính - ngân hàng và xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng còn thiếu thực tế. Sự trao đổi thông tin giữa cơ quan quản lý và các tổ chức tài chính - ngân hàng nặng cơ chế xin cho gây nên sự không minh bạch, méo mó thông tin và là điều kiện để các doanh nghiệp lợi dụng lách luật, cạnh tranh không lành mạnh.

e. Đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin cho ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam còn nhiều hạn chế. Điều này dẫn tới chất lượng sản phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam còn kém xa so với các doanh nghiệp nước ngoài, gây khó khăn cho việc cạnh tranh ngay trong thị trường nội địa.

f. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng của Việt Nam còn thiếu và yếu. Việt Nam thiếu các chuyên gia tài chính - ngân hàng đủ khả năng cạnh tranh quốc tế để cung cấp dịch vụ tư vấn trực tiếp cho khách hàng nước ngoài. Nền giáo dục đại học trong nước chỉ đáp ứng được một phần nguồn nhân lực cấp thấp cho ngành tài chính - ngân hàng. Tuy nhiên lực lượng lao động này khi được tuyển dụng cũng phải trải qua quá trình đào tạo thực tế do chính các doanh nghiệp tổ chức thực hiện trước khi bắt tay vào việc. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam rất đau đầu trong bài toán săn vị trí quản lý cấp cao do nguồn cung

quá ít so với nhu cầu. Điều này dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt để thu hút nguồn nhân lực cấp cao này và đôi khi dẫn tới sự xáo trộn không cần thiết, gây lãng phí nguồn lực của xã hội.

g. Trong cam kết mở cửa thị trường dịch vụ khi Việt Nam ra nhập WTO, có nhiều quy định hạn chế đầu tư FDI vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng và xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng. Ngành tài chính - ngân hàng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nước do tiềm năng phát triển lớn. Do đặc thù tương đối nhạy cảm nên có những quy định hạn chế vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào lĩnh vực này tại Việt Nam.

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG CỦA VIỆT NAM

4.1. Định hƣớng chiến lƣợc xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam đến năm 2020

4.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển ngành tài chính - ngân hàng của Việt Nam đến năm 2020

4.1.1.1. Các quan điểm phát triển trong Chiến lược tài chính - ngân hàng giai đoạn 2011-2020

a. Tài chính - ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc định hướng, hỗ trợ và ổn định kinh tế - xã hội hướng tới tăng trưởng nhanh và bền vững đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội. Theo đó, tài chính phải thực hiện hiệu quả chức năng huy động và phân phối các nguồn lực sản xuất trong xã hội để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng. Tài chính nhà nước phải đóng vai trò trọng yếu để điều chỉnh việc huy động nguồn lực, duy trì hoặc mở rộng hoạt động trong các giai đoạn phát triển kinh tế. Tài chính phải được thừa nhận và coi trọng đúng mức vai trò của nó trong định hướng, ổn định và theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững.

b. Phát triển nền tài chính quốc gia theo hướng toàn diện, hiệu quả, hợp lý và công bằng. Khơi dậy và huy động đầy đủ, hiệu quả mọi nguồn lực cần thiết cho các nhu cầu phát triển. Tiềm lực tài chính phải được giải phóng trên cả 3 cấp độ: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp và tài chính dân cư. Việc khai thác và thu hút các nguồn ngoại lực cũng rất quan trọng nhằm bổ sung nguồn vốn cho phát triển cũng như gắn liền với việc chuyển giao khoa học công nghệ.

c. Quản lý tài chính bằng pháp luật, đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, kỷ cương, kỷ luật tài chính và hiện đại hoá nền tài chính quốc gia.Xây dựng và thực hiện hệ thống thể chế tài chính đồng bộ, nhất quán, nhằm tạo ra môi trường và thị trường ổn định, thuận lợi, hấp dẫn đầu tư, giải phóng triệt để sức sản xuất; nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tài chính đối với nền kinh tế, đảm bảo tính thống nhất

của nền tài chính quốc gia; ngăn ngừa lãng phí, chống tham nhũng, thất thoát vốn và tài sản nhà nước; trên cơ sở đó thực hiện chính sách tài chính công khai, minh bạch, được kiểm toán, giám sát, đảm bảo an ninh và an toàn tài chính quốc gia.

4.1.1.2. Mục tiêu phát triển ngành tài chính - ngân hàng của Việt Nam đến năm 2020

Về mục tiêu tổng quát, đến năm 2020, cần xây dựng được hệ thống tài chính hiện đại, hợp lý về cơ cấu; huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định tài chính – tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, hỗ trợ tốt nhất cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện được mục tiêu tổng quát này, các mục tiêu chủ yếu của Chiến lược tài chính là:

a. Xử lý tốt mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầu tư; tiếp tục có chính sách khuyến khích tăng tích lũy cho đầu tư phát triển, hướng dẫn tiêu dùng; thu hút hợp lý các nguồn lực xã hội để tập trung đầu tư cho hạ tầng kinh tế – xã hội, giải quyết các điểm nghẽn của phát triển, tạo tiền đề để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, duy trì tổng đầu tư toàn xã hội bình quân khoảng 40% GDP, giai đoạn 2011-2015 khoảng 41,5% GDP, giai đoạn 2016-2020 khoảng 38-39% GDP.

b. Tỷ lệ động viên từ nền kinh tế vào NSNN ở mức hợp lý; cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỷ lệ bội chi NSNN.

c. Đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia; duy trì dư nợ chính phủ và nợ quốc gia trong giới hạn an toàn; tăng cường dự trữ Nhà nước đáp ứng kịp thời các nhu cầu đột xuất của nền kinh tế.

d. Phát triển đồng bộ các loại thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính và dịch vụ tài chính tạo điều kiện cho việc huy động và định hướng các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển.

e. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính công, đặc biệt nguồn vốn từ NSNN; tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN; tăng cường đầu tư phát triển con người, cải cách lĩnh vực giáo dục, y tế; cải cách tiền lương; từng bước xây dựng và củng cố hệ thống an sinh xã hội.

f. Cải cách cơ bản thể chế tài chính theo hướng bền vững, đồng bộ, hiện đại, theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tạo động lực đủ mạnh cho các chủ thể tham gia lao động, thực hiện tiết kiệm, đầu tư, tiêu dùng lành mạnh; khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh; thiết lập môi trường kinh tế – xã hội an toàn, ổn định với hệ thống an sinh xã hội bền vững; đồng thời đảm bảo vai trò chủ đạo của Nhà nước trong điều tiết, định hướng nền kinh tế.

4.1.1.3. Định hướng Chiến lược tài chính đến năm 2020

Giải phóng và huy động hiệu quả mọi nguồn lực tài chính phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; động viên hợp lý các nguồn thu NSNN trên cơ sở tiếp tục thực hiện cải cách hệ thống thuế, phí phù hợp với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế và thông lệ quốc tế, đồng thời thu hút có hiệu quả, đa dạng hoá các nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội, phát triển dịch vụ công.

Xây dựng chính sách phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính trên cơ sở gắn với quá trình tái cơ cấu nền tài chính quốc gia và các định hướng phát triển kinh tế-xã hội, chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư theo ngành, vùng, miền; có cơ chế, chính sách phân phối hợp lý, đảm bảo cho mọi đối tượng xã hội, người nghèo được hưởng các dịch vụ phúc lợi cơ bản.

Nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong việc đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, đảm bảo vốn cho các công trình trọng điểm quốc gia và các mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Dịch chuyển dần nguồn lực nhà nước đầu tư cho con người, phát triển mạnh mẽ sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hoá, tinh thần của nhân dân, coi đầu tư cho con người là đầu tư cho phát triển.

Tiếp tục đổi mới chính sách, cơ chế tài chính theo hướng bình doanh nghiệp,

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng (Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam) (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)