Thực trạng xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng của Mỹ

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng (Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam) (Trang 39)

2.1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ

Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ tăng gần gấp 3 lần trong giai đoạn 2000 - 2007 từ mức 102,9 tỷ USD năm 2000 lên 282,3 tỷ USD năm 2007. Năm 2008, 2009 là hai năm liên tiếp chứng kiến sự suy giảm kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng Mỹ với mức giảm tương ứng -14,15% và -7,05% chỉ còn mức 242,3 tỷ USD và 225,2 tỷ USD. Rõ ràng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ chính nước Mỹ gây nên suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp tới kim ngạch xuất khẩu tài chính - ngân hàng của Mỹ. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kim ngạch dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ là không đồng đều và có sự chênh lệch lớn giữa các năm. Năm 2007, năm trước khủng hoảng, chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất với con số 42,32%. Đây là điều bình thường khi nhìn lại lịch sử suy thoái, năm trước suy thoái luôn là năm rực rỡ nhất, nhất là lần này cuộc suy thoái bắt đầu từ khủng hoảng tài chính ngân hàng Mỹ. Nếu như các năm 2005, 2006, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng Mỹ đều khoảng 30% thì năm 2001 và 2004 lại chứng kiến sự sụt giảm tương ứng -11,6% và -4,5% trong kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ.

Giá trị xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ 102,9 90,9 112,4 120,3 114,8 154,4 198,3 282,3 242,3 225,2 0,0 50,0 100,0 150,0 200,0 250,0 300,0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Tỷ USD

Biểu đồ 2.1. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng của Mỹ 2000-2009

Nguồn: Ủy ban Phân tích kinh tế - Bộ Thương mại Mỹ 2010.

Xét trong cơ cấu xuất khẩu dịch vụ chung của Mỹ, tỷ trọng dịch vụ tài chính - ngân hàng trong khoảng từ 11% đến 19% và biến động liên tục qua các năm. Năm 2007 như đã phân tích ở trên là năm bùng nổ trong hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ và kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng (282,3 tỷ USD) đã chiếm tới 19% trong kim ngạch xuất khẩu dịch vụ Mỹ (1.489,1 tỷ USD). Giai đoạn 2004 - 2006 chứng kiến sự tăng đều đặn của tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng Mỹ. Năm 2004 là năm tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ đạt thấp nhất trong giai đoạn 2000 - 2009 với mức 11,3%. Sang năm 2005 chỉ số này đạt 13,4% và năm 2006 đạt 15,4%. Sau khi đạt đỉnh cao vào năm 2007, tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng trong kim ngạch xuất khẩu dịch vụ Mỹ đã giảm xuống, tuy nhiên do mức giảm chung của cả ngành dịch vụ nên chỉ số này vẫn giữ ở mức tương ứng 14,6 và 14,5% cho hai năm 2008 và 2009.

Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng trong kim ngạch xuất khẩu dịch vụ Mỹ 14,8% 13,2% 16,1% 16,3% 11,3% 13,4% 15,4% 19,0% 14,6% 14,5% 0,0% 5,0% 10,0% 15,0% 20,0% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm

Biểu đồ 2.2. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng trong cơ cấu xuất khẩu dịch vụ của Mỹ 2000-2009

Nguồn: Ủy ban Phân tích kinh tế - Bộ Thương mại Mỹ 2010. 2.1.1.2. Cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ

Trong cả giai đoạn 2000 - 2009 Mỹ luôn đạt thặng dư trong cán cân thương mại dịch vụ tài chính - ngân hàng. Bên cạnh đó, giai đoạn 2000 - 2007, thặng dư cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ đã tăng 13,8 lần từ mức 12,2 tỷ USD thặng dư năm 2000 lên mức 168,4 tỷ USD năm 2007. Riêng hai năm 2008, 2009 thặng dư cán cân thương mại dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ giảm nhưng vẫn gấp khoảng 10 lần so với mức thặng dư năm 2000 và đạt tương ứng là 122,4 và 113,5 tỷ USD. Xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ qua phương thức 3 (Hiện diện thương mại) đóng góp phần lớn trong thặng dư cán cân thương mại dịch vụ tài chính - ngân hàng Mỹ. Riêng năm 2007, thặng dư xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng theo phương thức 3 của Mỹ chiếm tới 74,2% tổng thặng dư. Các năm khác trong giai đoạn 2000 – 2009, tỷ trọng này giao động trong khoảng từ 58 đến 66%. Rõ ràng hệ thống chi nhánh và doanh nghiệp con trên khắp thế giới của các tập đoàn tài chính - ngân hàng Mỹ đã góp phần quan trọng nhất

trong hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng Mỹ, giúp cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ luôn dương và ngày càng tăng cao.

Cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng Mỹ

12,2 7,2 48,6 49,9 39,6 69,7 98,1 168,4 122,4 113,5 0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 120,0 140,0 160,0 180,0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Tỷ USD

Biểu đồ 2.3. Cán cân xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng của Mỹ 2000-2009

Nguồn: Ủy ban Phân tích kinh tế - Bộ Thương mại Mỹ 2010. 2.1.1.3. Phương thức xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ

Hệ thống tài chính ngân hàng mạnh, với nhiều tổ chức ngân hàng có uy tín, nên Mỹ có thế mạnh xuất khẩu dịch vụ trên cả bốn phương thức là: cung cấp dịch vụ qua biên giới, tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ, hiện diện thương mại và hiện diện thể nhân.

Mỹ là nơi tập trung các tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu thế giới. Hệ thống các doanh nghiệp con và chi nhánh (hiện diện thương mại) của các tập đoàn này có mặt khắp các châu lục và hầu hết các nền kinh tế nổi bật của từng châu lục. Hệ thống các doanh nghiệp con và chi nhánh này đã giúp cho các tập đoàn tài chính - ngân hàng Mỹ xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng theo phƣơng thức 3 một cách dễ dàng. Trong đó dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ ngân hàng chủ yếu xuất khẩu qua phương thức này. Theo số liệu của Ủy ban Phân tích kinh tế - Bộ Thương mại Mỹ thì tính trong cả giai đoạn 2000 – 2009, xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân

hàng theo phương thức “Hiện diện thương mại” của Mỹ đạt gần 1.208,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 73,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ trong giai đoạn này (1.643,9 tỷ USD).

Mỹ là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn trên thế giới, đồng thời Mỹ cũng là nước thu hút lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng đầu. Tính riêng năm 2006 đã có 184 tỷ USD đầu tư trực tiếp vào Mỹ. Các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Mỹ là nguồn khách hàng dồi dào cho các tập đoàn tài chính - ngân hàng

Mỹ cung cấp dịch vụ tài chính - ngân hàng theo phƣơng thức 2 (tiêu dùng ngoài

lãnh thổ).

Mỹ cũng là nước đi đầu trong việc phát triển công nghệ thông tin trong ngành tài chính - ngân hàng. Các ứng dụng hàng đầu về công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng luôn xuất phát từ các tập đoàn Mỹ. Với hệ thống giao dịch điện tử hiện đại nhất thế giới, các tập đoàn tài chính - ngân hàng Mỹ dễ dàng cung cấp dịch vụ tài chính - ngân hàng cho các khách hàng bên ngoài lãnh thổ (Xuất khẩu theo phƣơng thức 1 “Cung cấp qua biên giới”). Tính chung cả giai đoạn 2000 – 2009, phương thức “Cung cấp qua biên giới” và “Tiêu dùng ngoài lãnh thổ” đã mang về cho các tập đoàn tài chính - ngân hàng Mỹ nguồn thu 397,8 tỷ USD, chiếm khoảng 24,2% tổng tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ trong giai đoạn này.

Là nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ là trung tâm tài chính - ngân hàng số một toàn cầu. Các tập đoàn tài chính - ngân hàng của Mỹ tạo nên đội ngũ chuyên gia tư vấn tài chính - ngân hàng hàng đầu trên thế giới. Với uy tín, kỹ năng và chuyên môn nổi bật, đội ngũ chuyên gia tư vấn tài chính - ngân hàng của Mỹ đã góp phần đáng kể vào việc tăng doanh thu xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng thông qua phương thức 4 (di chuyển thể nhân). Trong giai đoạn 2000 – 2009, kim ngạch xuất

khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng theo phƣơng thức “Di chuyển thể nhân” của

Mỹ đạt 37,2 tỷ USD, chiếm tới 2,3% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ trong giai đoạn này.

Như vậy, phƣơng thức 3 (Hiện diện thƣơng mại) là phương thức xuất khẩu chủ yếu trong hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng Mỹ. Đây cũng chính là phương thức đóng góp phần lớn trong thặng dư cán cân xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng Mỹ như đã phân tích ở phần trên. Điều này thể hiện đúng thực tế là các tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu trên thế giới đều là các tập đoàn nước Mỹ, trụ sở ở Mỹ nhưng các chi nhánh và doanh nghiệp con của các tập đoàn này có mặt ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các nền kinh tế năng động trên toàn cầu đều có sự hiện diện thương mại của các tập đoàn tài chính - ngân hàng Mỹ. Những ưu điểm của phương thức Hiện diện thương mại đã được các tập đoàn tài chính - ngân hàng Mỹ tận dụng tối đa và đã mang lại kết quả mỹ mãn như mong đợi của các doanh nghiệp mẹ ở Mỹ.

Phương thức xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng Mỹ

24,2%

73,5%

2,3%

Cung cấp qua biên giới và Tiêu dùng ngoài lãnh thổ Hiện diện thương mại

Di chuyển thể nhân

Biểu đồ 2.4. Xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng của Mỹ 2000-2009 xét theo phƣơng thức

Nguồn: Ủy ban Phân tích kinh tế - Bộ Thương mại Mỹ 2010. 2.1.1.4. Thị trường xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ

Xét về khu vực, châu Âu là thị trường xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng lớn nhất của Mỹ. Trong cả giai đoạn 2000 - 2009, các tập đoàn tài chính - ngân hàng Mỹ đã xuất sang châu Âu tổng cộng 731,6 tỷ USD, chiếm 44,5% tổng kim

ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ. Châu Mỹ và khu vực Tây bán cầu là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 với tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng từ Mỹ 585,2 tỷ USD trong giai đoạn 2000 - 2009, chiếm 35,6% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ trong giai đoạn này.

Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực nhập khẩu lớn thứ 3 dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ này, tương đương 263 tỷ USD trong giai đoạn 2000 - 2009.

Khu vực châu Phi và Trung Đông là thị trường xuất khẩu nhỏ nhất của ngành tài chính - ngân hàng Mỹ với tỷ trọng 3,9% tương đương 64,1 tỷ USD trong cả giai đoạn 2000 - 2009.

Thị trường xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ theo khu vực

35,6%

16,0% 3,9%

44,5%

Châu Âu Châu Mỹ và khu vực Tây bán cầu Châu Á - TBD Châu Phi và Trung Đông

Biểu đồ 2.5. Xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng của Mỹ 2000-2009 xét theo khu vực thị trƣờng

Nguồn: Ủy ban Phân tích kinh tế - Bộ Thương mại Mỹ 2010.

Xét về quốc gia, Anh là nước nhập khẩu hàng đầu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ. Trong cả giai đoạn 2000 - 2009, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ sang Anh đạt 271,2 tỷ USD, chiếm tới 16,5% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ. Canada là nước nhập khẩu

đứng hàng thứ với tổng kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2000 - 2009 đạt 90,4 tỷ

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng (Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)