Về xuất khẩu dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng (Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam) (Trang 82)

3.2.1.1. Tình hình chung

Trong giai đoạn 2000 - 2009, xuất khẩu dịch vụ ngân hàng của Việt Nam tăng đều từ năm 2001 đến năm 2007, sau đó giảm sút vào các năm 2008, 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ngân hàng 442 135 142 164 192 220 270 332 230 175 0 100 200 300 400 500 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Triệu USD

Biểu đồ 3.1. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ngân hàng của Việt Nam 2000 – 2009

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ KH & ĐT 2010.

Giai đoạn 2001 đến 2007, giá trị xuất khẩu dịch vụ ngân hàng của Việt Nam năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,33%/năm. Năm 2001, giá trị xuất khẩu dịch vụ ngân hàng của Việt Nam là 135 triệu USD, năm 2003 là 164 triệu USD, năm 2005 là 270 triệu USD, năm 2007 là 332 triệu USD. Tính chung cả giai đoạn 2000 đến 2009, giá trị xuất khẩu dịch vụ ngân hàng của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 9,71%/năm. Trong giai đoạn này, hai năm 2006 và 2007 có tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức tăng tương ứng 22,7 và 22,9%. Điều này được giải thích bởi đây là 2 năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, tác động của mở cửa hội nhập lên hoạt động xuất khẩu dịch vụ nói chung và hoạt động xuất khẩu dịch vụ ngân hàng nói riêng là rất rõ ràng. Sự sụt giảm giá trị xuất khẩu vào hai năm 2008 và 2009 cũng thể hiện rõ tác động của nền tài chính và kinh tế thế giới tới hoạt động xuất khẩu ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác của Việt Nam. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, giá trị xuất khẩu dịch vụ ngân hàng của Việt Nam cũng giảm 30,73% và 23,9% trong các năm 2008, 2009 so với năm trước đó, tương ứng đạt 230 và 175 triệu USD.

Tỷ trọng xuất khẩu dich vụ ngân hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2009 xoay quanh mức 3 - 5%. Trong đó, 3 năm 2005, 2006 và 2007, xuất khẩu dịch vụ ngân hàng chiếm hơn 5% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ. Hai năm 2008, 2009, tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn mức hơn 3%. Điều này một lần nữa thể hiện tác động của hội nhập mở cửa nền kinh tế đối với hoạt động xuất khẩu dịch vụ ngân hàng của Việt Nam.

Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ ngân hàng trong xuất khẩu dịch vụ

16.36 4.80 4.82 3.91 4.54 5.16 5.29 5.14 3.28 3.04 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm %

Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng xuất khẩu dich vụ ngân hàng trong kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam 2000 - 2009

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ KH & ĐT 2010.

Thâm hụt cán cân thương mại dịch vụ ngân hàng của Việt Nam được cải thiện trong vài năm gần đây. Điều này thể hiện rõ tác động của việc các tổ chức tài chính - ngân hàng Việt Nam có những bước tiến trong hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế toàn cầu. Độ mở của nền kinh tế Việt Nam ngày càng cao là điều kiện cũng như áp lực buộc các tổ chức tài chính - ngân hàng phải cạnh tranh toàn cầu. Từ năm 2006 trở lại đây, cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ ngân hàng của Việt Nam đã ở mức cân bằng và thặng dư mặc dù mức thặng dư không nhiều.

Cán cân thương mại dịch vụ ngân hàng -7 -8 -12 8 -7 -10 0 32 0 22 -15 -10 -5 0 5 10 15 20 25 30 35 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Triệu USD

Biểu đồ 3.3. Cán cân thƣơng mại dịch vụ ngân hàng của Việt Nam 2000 – 2009

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ KH&ĐT 2010. 3.2.1.2. Về phương thức xuất khẩu dịch vụ

Xuất nhập khẩu dịch vụ ngân hàng chủ yếu diễn ra trong các giao dịch giữa các ngân hàng (hoặc các tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng - gọi chung là các ngân hàng) không cư trú. Hiện nay, theo quy định mọi giao dịch ngoại hối với nước ngoài phải thông qua các ngân hàng, nơi doanh nghiệp hay cá nhân Việt Nam có tài khoản ngoại tệ.

Xuất khẩu các dịch vụ ngân hàng được hiểu là các giao dịch giữa ngân hàng trong nước với khách hàng là người không cùng cư trú. Những giao dịch như vậy được ghi nhận chặt chẽ trong cán cân thanh toán (BOP) của mỗi quốc gia. Để phân tích các loại phí dịch vụ ngân hàng trong các giao dịch quốc tế có ảnh hưởng đến BOP như trên là một điều rất khó vì mỗi hoạt động thương mại hay đầu tư đề có các nghiệp vụ khác nhau, bản thân các mức phí cũng thay đổi phụ thuộc vào đối tượng khách hàng và chất lượng của các dịch vụ.

Khi hàng hoá được xuất khẩu, người bán yêu cầu người mua thanh toán. Có nhiều cách thức để đảm bảo việc người mua phải thanh toán theo hợp đồng: Người bán chỉ thị cho ngân hàng nước ngoài thực hiện thu hộ (nhập khẩu dịch vụ nhờ thu) hoặc người bán yêu cầu người mua mở thư tín dụng (L/C) thanh toán số tiền theo hợp đồng. Trong trường hợp thứ nhất thì người bán hàng (xuất khẩu) thông qua các

ngân hàng trong nước đã nhập khẩu dịch vụ thanh toán (nếu phí nhờ thu người bán phải trả cho ngân hàng thu hộ ở nước người nhập khẩu). Ngược lại, trong trường hợp thứ hai thì người mua (người nhập khẩu nước ngoài) sẽ phải chịu chi phí thanh toán L/C trả cho ngân hàng tại nước người nhập khẩu. Nếu, người bán phải trả phí thanh toán bộ chứng từ theo quy định của L/C cho ngân hàng nước ngoài thì người bán cũng bị coi là nhập khẩu dịch vụ ngân hàng.

Một dạng khác của xuất khẩu dịch vụ ngân hàng liên quan đến thanh toán quốc tế qua ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế này chỉ được coi là xuất khẩu dịch vụ ngân hàng khi người nhập khẩu nước ngoài mở L/C tại các ngân hàng Việt Nam (hình thức mở L/C tại nước người bán). Nếu các ngân hàng Việt Nam là người phát hành L/C sẽ được hưởng phí mở L/C do khách hàng nước ngoài trả. Đó chính là một trong các trường hợp xuất khẩu dịch vụ ngân hàng (phƣơng thức 1).

Tuy nhiên, cho đến nay, do hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam vẫn chưa đủ mạnh để đảm bảo yếu tố “lòng tin” đối với khách hàng nước ngoài, nên kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ngân hàng theo phương thức 1 nói trên không đáng kể và chỉ được đưa vào mục “các dịch vụ khác” trong bảng thống kê dịch vụ.

Một phương thức cung cấp dịch vụ ngân hàng cũng được coi là xuất khẩu dịch vụ. Đó là phương thức 3: Hiện diện thương mại. Tuy nhiên, hoạt động của các chi nhánh ngân hàng của Việt Nam ở nước ngoài cho đến hiện nay chưa nhiều, nếu không nói là không đáng kể.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng (Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam) (Trang 82)