2.3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Singapore
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Singapore tăng hơn 3,3 lần trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009, từ mức 2,73 tỷ USD lên 9,13 tỷ
USD. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Singapore qua các năm không đồng đều. Các năm từ 2002 đến 2007 chứng kiến tốc độ tăng trưởng cao với hai con số của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng, điển hình là năm 2003 với 41,6% và năm 2007 với 32,7%. Năm 2001, 2008 và 2009 là 3 năm Singapore có mức tăng trưởng âm về kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng. Hai năm 2008 và 2009 phản ánh sự tác động nhất định của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới tới ngành tài chính - ngân hàng Singapore. Cùng với chu kỳ suy thoái kinh tế và những biến động trên thị trường tài chính - ngân hàng thế giới từ năm 2008 đến nay, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Singapore bị ảnh hưởng theo chiều hướng suy giảm, tuy nhiên vẫn đạt mức cao so với năm 2006.
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Singapore 2,73 2,58 2,95 4,17 4,96 5,64 7,29 9,67 9,39 9,13 0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Tỷ USD
Biểu đồ 2.11. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Singapore 2000 - 2009
Nguồn: Bộ Công Thương Singapore 2010.
Xét về tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Singapore giai đoạn 2000 – 2009 chiếm khoảng từ 8,5% và có xu hướng tăng dần. Trong đó, hai năm 2007 và 2008 tỷ trọng đạt mức 2 con số, tương ứng 10,25 và 10,18%. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm giảm tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng Singapore vào năm 2009 so với năm 2008 nhưng vẫn đạt mức 9,9%, cao hơn năm trước khủng hoảng 2006 (9,2%).
Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Singapore
7,22 6,75 7,17 8,46 8,05 8 9,2 10,25 10,18 9,9 0 2 4 6 8 10 12 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm %
Biểu đồ 2.12. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng trong cơ cấu xuất khẩu dịch vụ của Trung Quốc 2000-2009
Nguồn: Bộ Công Thương Singapore 2010.
2.3.1.2. Cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Singapore
Trong cả giai đoạn 2000 - 2009, Singapore luôn đạt thặng dư trong cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng. Trong đó mức thặng dư cao nhất là năm 2007 (4,87 tỷ USD) gấp hơn 40 lần năm 2000 (0,11 tỷ USD). Nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch lớn ở trên là do ngành bảo hiểm của Singapore đã giảm mạnh nhập siêu (từ mức - 1,02 tỷ USD xuống - 0,59 tỷ USD) trong khi ngành tài chính tăng mạnh xuất siêu (từ mức 1,1 tỷ USD lên 4,4 tỷ USD). Cũng vì lý do đó mà cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng Singapore có sự tăng trưởng đột biến trong suốt giai đoạn 2002 – 2007. Năm 2008, thặng dư cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Singapore có giảm so với năm liền trước nhưng vẫn cao hơn năm 2006, đạt mức tương ứng 4,69 và 3,25 tỷ USD. Năm 2009, cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng Singapore đã ghi nhận sự phục hồi khi tăng 3,12% so với năm 2008 và đạt 4,83 tỷ USD.
Cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Singapore 0,11 0,02 0,20 1,30 1,84 2,22 3,25 4,87 4,69 4,83 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Tỷ USD
Biểu đồ 2.13. Cán cân xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng của Singapore 2000-2009
Nguồn: Bộ Công Thương Singapore 2010.
2.3.1.3. Phương thức xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Singapore
Cùng với Hồng Kông, Singapore là trung tâm tài chính khu vực Châu Á, các ngân hàng đầu tư đổ dồn tiền vào thị trường tài chính ngân hàng của Singapore. Thị trường chứng khoán, tài chính và thị trường ngoại hối của Singapore phát triển, thu hút nguồn vốn rất lớn. Singapore thu hút lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tương đối lớn so với % GDP. Năm 2007 lượng vốn đầu tư trực tiếp đạt 35,8 tỷ USD, chiếm hơn 20% GDP của Singapore.
Ngoài ra, với vị trí địa lý là điểm trung chuyển hàng hoá từ khu vực châu Á sang các châu lục khác, Singapore đón nhận một lượng lớn các khách hàng vãng lai. Các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Singapore và các khách hàng vãng lai là nguồn khách hàng dồi dào cho các ngành tài chính - ngân hàng Singapore xuất khẩu dịch vụ theo phƣơng thức 2 (tiêu dùng ngoài lãnh thổ). Trong đó, dịch vụ bảo hiểm và chứng khoán chủ yếu xuất khẩu thông qua phương thức này. Thị trường chứng khoán Singapore rất khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài niêm yết. Quản lý tài sản bởi các nhà quản lý quỹ tại Singapore đạt doanh số lên tới 700 tỷ USD năm 2006 và tổng tài sản của các tổ chức tài chính tại Singapore trong năm
2007 đạt mức 1.360 tỷ USD. Có khoảng 600 tổ chức tài chính đa quốc gia đang đóng góp khoảng hơn 12% GDP của Singapore. Quản lý quỹ, ngân hàng đầu tư, quỹ tương hỗ, dự phòng, thị trường đôla châu Á, thị trường ngoại hối, thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, phái sinh, bảo hiểm.
Nếu như đầu tư trực tiếp chỉ chiếm hơn 20% GDP thì đầu tư theo hình thức mua bán cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài vào Singapore chiếm tới hơn 200% GDP. Một lượng lớn vốn nước ngoài được đầu tư theo hình thức mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp của Singapore. Dịch vụ tư vấn đầu tư, tái cấu trúc vốn rất phát triển tại Singapore và đóng góp phần nhiều vào kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng của Singapore theo phƣơng thức 2.
Singapore, với sự vượt trội về công nghệ thông tin, là một trung tâm tài chính của châu Á, thu hút lượng giao dịch tài chính rất lớn. Với hệ thống giao dịch điện tử hiện đại, ngành tài chính - ngân hàng Singapore dễ dàng cung cấp dịch vụ tài chính
- ngân hàng cho các khách hàng bên ngoài lãnh thổ (Xuất khẩu theo phƣơng thức
1 “Cung cấp qua biên giới”). Các dịch vụ chuyển tiền điện tử, giao dịch ngoại tệ, tư vấn tài chính, thẻ tín dụng chủ yếu xuất khẩu theo phương thức 1. Thị trường đôla châu Á của Singapore là một kênh dẫn vốn quan trọng, tài trợ cho các dự án phát triển trong khu vực. Tổng tài sản của Thị trường lên tới 582 tỷ USD năm 2004. Singapore có thị trường ngoại hối lớn hàng đầu thế giới, khối lượng giao dịch hàng ngày năm 2004 lên tới 156,6 tỷ USD. Thị trường trái phiếu của Singapore cũng phát triển nhanh chóng từ năm 1998 khi một vài thay đổi được thực hiện. Các quy định về việc sử dụng đôla Sing bởi các tổ chức nước ngoài được bãi bỏ đã giúp các nhà đầu tư nước ngoài tham gia tích cực vào việc phát hành trái phiếu bằng đôla Sing. Singapore được công nhận là một trung tâm quản lý tài sản hàng đầu của châu Á, với hơn 200 các doanh nghiệp quản lý tài sản quốc tế, bao gồm hơn 30/50 doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ và Châu Âu, phục vụ thị trường châu Á – Thái Bình Dương.
Theo số liệu của Bộ Công Thương Singapore, trong cả giai đoạn 2000 - 2009, phương thức “Cung cấp qua biên giới” và “Tiêu dùng ngoài lãnh thổ” đã mang về
cho Singapore nguồn thu xuất khẩu trị giá 39,42 tỷ USD, chiếm khoảng 67,38% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Singapore trong giai đoạn này (58,5 tỷ USD).
Cùng với thành công chung của nền kinh tế, các ngân hàng và tổ chức tín dụng Singapore được khuyến khích mở rộng hoạt động ra khu vực và phạm vi quốc tế. Hệ thống rộng lớn các chi nhánh, phòng giao dịch và văn phòng đại diện đã được thiết lập ở hầu hết các thị trường mà Singapore có quan hệ thương mại lớn như các khu vực EU, châu Á, ASEAN, các nước Mỹ, Nhật Bản.
Hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch và văn phòng đại diện của các ngân hàng Singapore đã thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng theo phương thức 3. Tính cả giai đoạn 2000 – 2009, xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng theo
phƣơng thức “Hiện diện thƣơng mại” của Singapore đạt 12,8 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 21,8% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng.
Với chính sách coi trọng nhân tài, chú trọng đầu tư nguồn nhân lực, Singapore đã thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế, trong đó nổi bật là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Theo thống kê của McKinsey năm 2008, Singapore có tới 112.400 người làm việc trong ngành tài chính. Đội ngũ chuyên gia tư vấn tài chính - ngân hàng của Singapore với kỹ năng chuyên nghiệp đã đóng góp một phần vào doanh thu xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng thông qua phƣơng thức 4 (di chuyển thể nhân). Trong giai đoạn 2000 – 2009, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng theo phương thức “Di chuyển thể nhân” của Singapore đạt 6,3 tỷ USD, chiếm 10,82% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng.
Phương thức xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Singapore
67,38% 21,80%
10,82%
Cung cấp qua biên giới và Tiêu dùng ngoài lãnh thổ Hiện diện thương mại
Di chuyển thể nhân
Biểu đồ 2.14. Phƣơng thức xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Singapore 2000 – 2009
Nguồn: Bộ Công Thương Singapore 2010.
2.3.1.4. Thị trường xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Singapore
Xét về khu vực, châu Á là thị trường xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng lớn nhất của Singapore, chiếm tới gần 49% tổng kim ngạch. Châu Á cũng là khu vực nhận được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất từ Singapore, chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư. Châu Âu là thị trường lớn thứ 2 của Singapore trong hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng. Thị trường châu Âu chiếm 21,7% tổng kim ngạch. Châu Âu là khu vực đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Singapore, chiếm khoảng 45% tổng vốn đầu tư vào Singapore.
Khu vực Bắc Mỹ đứng thứ 3 với tỷ trọng 16% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Singapore. Tiếp đến là khu vực Châu Úc và Châu Đại Dương với 7% tỷ trọng.
Thị trường xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng Singapore theo khu vực (%)
49%
22% 16%
7% 4% 2%
Châu Á Châu Âu
Bắc Mỹ Châu Úc và Châu Đại Dương
Khu vực Mỹ La-tinh và Caribe Châu Phi
Biểu đồ 2.15. Thị trƣờng xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Singapore 2000 – 2009 xét theo khu vực
Nguồn: Bộ Công Thương Singapore 2010.
Xét về quốc gia, Mỹ là nước nhập khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng lớn nhất của Singapore. Trong cả giai đoạn 2000 - 2009, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Singapore sang Mỹ đạt 7,9 tỷ USD, chiếm tới 13,5% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Singapore sang các nước. Hồng Kông là nước nhập khẩu đứng hàng thứ 2 dịch vụ tài chính - ngân hàng Singapore với tổng kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2000 - 2009 đạt 4,91 tỷ USD, chiếm 8,4% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Singapore trong giai đoạn này. Tiếp đến là Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc với tỷ lệ lần lượt là 6,5%, 4,62% và 4,2%.
Bảng 2.3. Xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng Singapore 2000 – 2009 xét theo quốc gia
TT Nƣớc Tổng kim ngạch (Tỷ USD) Tỷ trọng (%) 1 Mỹ 7,90 13,5 2 Hồng Kông 4,91 8,4 3 Nhật Bản 3,80 6,5 4 Ấn Độ 2,69 4,6 5 Trung Quốc 2,46 4,2 6 Hàn Quốc 2,22 3,8 7 Australia 1,81 3,1 8 Canada 1,58 2,7
Nguồn: Bộ Công Thương Singapore 2010
2.3.2. Chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Singapore của Singapore
Thứ nhất, chính phủ Singapore có chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành tài chính - ngân hàng.
Singapore được đánh giá là quốc gia có chính sách thu hút nhân tài nước ngoài bài bản nhất thế giới. Điều này cũng dễ hiểu bởi ngay từ khi mới lên cầm quyền, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã xác định rõ nhân tài là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế, trong suốt những năm qua, thu hút nhân tài, đặc biệt là nhân tài nước ngoài đã trở thành chiến lược ưu tiên hàng đầu của Singapore.
Năm 1998, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Singapore thành lập hẳn Ủy ban Tuyển dụng Tài năng Singapore. Hơn thế, lãnh đạo nước này còn xác định rõ rằng nhân tài "ngoại" không chỉ là "nguồn vốn đặc biệt" về kinh tế, mà họ còn là "động lực mạnh mẽ cho Singapore phấn đấu liên tục vì những chuẩn cao hơn".
Trong 5 năm qua, Singapore đã thu hút được một bản danh sách ấn tượng các lập trình viên phần mềm, các giám đốc ngân hàng, các các siêu chuyên gia tầm cỡ thế giới trong lĩnh vực tài chính.
Singapore có quy định rõ ràng, lương của lao động bình thường ở Singapore chỉ khoảng 2.000 USD/tháng hoặc cao hơn chút ít. Còn với lao động nước ngoài có kĩ năng, tay nghề, ngoài việc được hưởng lương theo mức của các nhân tài, họ còn được phép đưa người thân sang sống cùng. Họ được cấp giấy phép định cư và nhập tịch lâu dài tại Singpapre chỉ trong... vài ngày. Đây là tốc độ nhập tịch nhanh chóng mặt mà bất cứ người nhập cư nào cũng thèm muốn.
Chính phủ Singapore tuyển chọn nhân tài dựa trên năng lực, khả năng đóng góp vào sự phát triển của đất nước này chứ không phân biệt quốc tịch, chủng tộc của người nhập cư. Biệt đãi người tài không chưa đủ, mà cần tạo niềm tin ở nơi họ. Những người tài ngoài thu nhập, nhu cầu được cống hiến, được tôn trọng và được vinh danh là rất lớn. Ở Singapore, những người tài thực sự được coi là thịt, là da đắp vào bộ khung lãnh đạo quốc gia.
Singapore cũng khuyến khích nhiều người Singapore được giáo dục, đào tạo bài bản ở các nước phát triển tại châu Âu, châu Mỹ, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng về làm việc trong nước bằng việc tạo cơ hội việc làm thuận lợi.
Singapore có đội ngũ lao động cấp cao hàng đầu thế giới. Sở dĩ nói như vậy vì những người này tạo ra năng suất vô cùng lớn, thành thạo về chuyên môn, kĩ thuật và có thái độ làm việc tích cực. Nhưng để có được điều này, Singapore đã phải liên tục đầu tư vào việc đào tạo cả một thế hệ thông qua con đường giáo dục.
Singapore cũng xác định giáo dục là một kênh hữu hiệu thu hút du học sinh nước ngoài. Chính vì vậy, ngoài cải tiến hệ thống giáo dục, Singapore cũng có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho các Giáo sư, Tiến sĩ. Hiện tại, du học sinh đến Singapore là rất lớn và nước này cũng là một trong những trung tâm đào tạo uy tín của thế giới. Có thể kể đến các trường đại học danh tiếng như Công nghệ Nanyang (NTU),
Học viện phát triển quản lý Singapore (MDIS), Đại học Quốc gia Singapore (NUS)...
Sinh viên nước ngoài đến học tập tại Singapore được vay tiền để chi trả cho những chi phí cần thiết về sinh hoạt và học tập. Sau khi tốt nghiệp với kết quả học