Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc tăng hơn 3 lần trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007, từ mức 4,6 tỷ USD lên 14,3 tỷ USD. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc qua các năm không đồng đều. Các năm 2002, 2003, 2008 và 2009 chứng kiến tốc độ tăng trưởng âm của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng, tương ứng các mức - 7,4%, - 5,3%, - 5,2% và - 9,3%. Năm 2002 và 2003 là 2 năm liên tiếp sau khi Trung Quốc là thành viên của WTO, những biến động trong chính sách và môi trường cạnh tranh khiến ngành tài chính - ngân hàng Trung Quốc chịu ảnh hưởng nhất định. Hai năm 2008 và 2009 phản ánh sự tác động nhất định của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới tới ngành tài chính - ngân hàng Trung Quốc. Trong khi đó, các năm từ 2004 đến 2007 chứng kiến sự tăng trưởng cao liên tiếp của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc với các mức tăng 19,1%, 38,2%, 42,9% và 43,5%. Cùng với chu kỳ suy thoái kinh tế và những biến động trên thị trường tài chính - ngân hàng thế giới từ năm 2008 đến nay, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc bị ảnh hưởng theo chiều hướng suy giảm, tuy nhiên vẫn đạt mức cao so với năm 2006.
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc 4,6 4,8 4,5 4,2 5,1 7,0 10,0 14,3 13,6 12,3 0,0 2,0 4,0 6,0 8,0 10,0 12,0 14,0 16,0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Tỷ USD
Biểu đồ 2.6. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc 2000 – 2009
Xét về tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng chiếm trong khoảng từ 4,3 đến 6,9% và biến động liên tục qua các năm. Sau khi suy giảm liên tiếp vào các năm 2002, 2003 và 2004, tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng trong kim ngạch xuất khẩu dịch vụ Trung Quốc tăng trở lại vào các năm 2005, 2006 và 2007. Năm 2007 là năm phát triển bùng nổ của dịch vụ tài chính - ngân hàng trên toàn thế giới trước khi bước vào giai đoạn suy thoái và ngành tài chính - ngân hàng của Trung Quốc cũng có một năm thành công khi xuất khẩu được 14,3 tỷ USD, chiếm 6,9% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm giảm tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng Trung Quốc vào các năm 2008 và 2009.
Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng trong kim ngạch xuất khẩu dịch vụ Trung Quốc
6,5 6,5 5,3 4,6 4,3 5,1 6,1 6,9 5,7 5,8 0,0 1,0 2,0 3,0 4,0 5,0 6,0 7,0 8,0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm %
Biểu đồ 2.7. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng trong cơ cấu xuất khẩu dịch vụ của Trung Quốc 2000-2009
Nguồn: Bộ Thương mại Trung Quốc; Cục Điều tra và Số liệu Hồng Kông 2010 2.2.1.2. Cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc
Trong cả giai đoạn 2000 - 2009, Trung Quốc luôn đạt thặng dư trong cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng. Trong đó mức thặng dư năm 2007 (10,4 tỷ USD) gần gấp 3 lần năm 2000 (3,5 tỷ USD). Giai đoạn 2004 - 2007 chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ thặng dư trong cán cân xuất nhập khẩu do tốc độ tăng
trưởng cao của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng tại Trung Quốc. Các năm 2008, 2009 thặng dư cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc có giảm so với năm liền trước nhưng vẫn cao hơn năm 2006, đạt mức tương ứng 9,1 và 7,7 tỷ USD.
Cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng Trung Quốc 3,5 3,7 3,2 2,9 3,3 4,8 7,0 10,4 9,1 7,7 0,0 2,0 4,0 6,0 8,0 10,0 12,0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Tỷ USD
Biểu đồ 2.8. Cán cân xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng của Trung Quốc 2000-2009
Nguồn: Bộ Thương mại Trung Quốc; Cục Điều tra và Số liệu Hồng Kông 2010. 2.2.1.3. Phương thức xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc
Mấy năm gần đây, Trung Quốc là một trong những nước thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất thế giới. Các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt đổ vốn vào Trung Quốc để khai thác những lợi thế của thị trường khổng lồ này cũng như những chính sách ưu đãi và chi phí sản xuất rẻ.
Tính chung cả giai đoạn 2000 - 2009, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Trung Quốc đạt tổng cộng 640,8 tỷ USD. Riêng trong năm 2008, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện vào Trung Quốc đạt mức kỷ lục 92,4 tỷ USD. Các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Trung Quốc là nguồn khách hàng dồi dào
thức 2 (tiêu dùng ngoài lãnh thổ). Trong đó, dịch vụ bảo hiểm và chứng khoán chủ yếu xuất khẩu thông qua phương thức này. Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của kim ngạch xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu của Trung Quốc nói chung và kim ngạch xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Trung Quốc cũng áp dụng các chính sách ngày càng mở về tỷ lệ sử hữu cổ phần của các doanh nghiệp nước ngoài. Đi đầu là đặc khu hành chính Hồng Kông. Hồng Kông không giới hạn sở hữu cổ phần của các doanh nghiệp nước ngoài và khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài niêm yết trên sàn chứng khoán của đặc khu này.
Trung Quốc đã nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin trong ngành tài chính - ngân hàng và nổi bật nhất là việc Hồng Kông đã trở thành trung tâm tài chính của châu Á, thu hút lượng giao dịch tài chính rất lớn với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Với hệ thống giao dịch điện tử hiện đại, ngành tài chính - ngân hàng Trung Quốc dễ dàng cung cấp dịch vụ tài chính - ngân hàng cho các khách hàng bên
ngoài lãnh thổ (Xuất khẩu theo phƣơng thức 1 “Cung cấp qua biên giới”). Các
dịch vụ chuyển tiền điện tử, giao dịch ngoại tệ, tư vấn tài chính, thẻ tín dụng chủ yếu xuất khẩu theo phương thức 1. Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc và Cục Điều tra và Số liệu Hồng Kông, trong cả giai đoạn 2000 - 2009, phương thức “Cung cấp qua biên giới” và “Tiêu dùng ngoài lãnh thổ” đã mang về cho Trung Quốc nguồn thu xuất khẩu trị giá 60,3 tỷ USD, chiếm khoảng 75,03% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc trong giai đoạn này (80,4 tỷ USD).
Mấy năm gần đây, cùng với thành công chung của nền kinh tế và sự lớn mạnh trong nước, các ngân hàng Trung Quốc đã tích cực mở rộng hoạt động ra nước ngoài thông qua hệ thống rộng lớn các chi nhánh, phòng giao dịch và văn phòng đại diện. Hệ thống các “hiện diện thương mại” này đã giúp các ngân hàng Trung Quốc khai thác được thị trường tại các nước mà Trung Quốc có quan hệ thương mại lớn như các nước EU, Mỹ, các nước ASEAN, Nhật Bản. Nổi bật nhất trong số các ngân hàng Trung Quốc phải kể đến Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC). Tính
đến cuối năm 2009, ICBC đã mở rộng mạng lưới hoạt động vươn tới hơn 20 quốc gia và khu vực trên toàn cầu với tổng số 162 chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện. Bên cạnh đó, ICBC còn thiết lập quan hệ đại lý với 1.393 ngân hàng tại 125 quốc gia và khu vực, xây dựng mạng lưới dịch vụ tài chính có định vị hợp lý, kênh phân phối đa dạng, có hiệu quả cao mang tính toàn cầu hóa phủ khắp các trung tâm tài chính quốc tế, các khu vực có quan hệ thương mại lớn với Trung Quốc.
Hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch và văn phòng đại diện của các ngân hàng Trung Quốc đã thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng theo phương thức 3. Tính cả giai đoạn 2000 – 2009, xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng theo
phƣơng thức “Hiện diện thƣơng mại” của Trung Quốc đạt 17,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 21,49% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc trong giai đoạn này (80,4 tỷ USD).
Với chính sách ưu đãi, Trung Quốc đã thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế, trong đó nổi bật là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Điển hình như tại Hồng Kông. Hồng Kông đang vượt Singapore khi họ tạo ra, thu hút được một đội ngũ chuyên gia tài chính với hơn 3.000 CFA (Chartered Financial Analyst - phân tích tài chính chuyên nghiệp) và 25.000 CPA (Certified Public Accountant - người có chứng chỉ kế toán quốc tế).Theo thống kê của McKinsey năm 2008, Hồng Kông có tới 186.000 người làm việc trong ngành tài chính, vượt con số 112.400 người của Singapore. Đội ngũ chuyên gia tư vấn tài chính - ngân hàng của Trung Quốc với kỹ năng chuyên nghiệp đã đóng góp một phần vào doanh thu xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng thông qua phƣơng thức 4 (di chuyển thể nhân). Trong giai đoạn 2000 – 2009, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng theo phương thức “Di chuyển thể nhân” của Trung Quốc đạt 2,8 tỷ USD, chiếm 3,48% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc trong giai đoạn này.
Phương thức xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng Trung Quốc
75,03% 21,49%
3,48%
Tiêu dùng ngoài lãnh thổ và Xuất khẩu qua biên giới Hiện diện thương mại
Di chuyển thể nhân
Biểu đồ 2.9. Xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng của Trung Quốc 2000-2009 xét theo phƣơng thức
Nguồn: Bộ Thương mại Trung Quốc; Cục Điều tra và Số liệu Hồng Kông 2010. 2.2.1.4. Thị trường xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc
Xét về khu vực, châu Âu là thị trường xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc. Điều này được lý giải bởi châu Âu không những là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc mà còn là khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng đầu vào Trung Quốc. Trong cả giai đoạn 2000 - 2009, Trung Quốc đã xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng sang châu Âu đạt giá trị 29,18 tỷ USD, chiếm 36,3% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc. Châu Mỹ và khu vực Tây bán cầu là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 với tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng trong giai đoạn 2000 – 2009 từ Trung Quốc đạt 26,04 tỷ USD, chiếm 32,4% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc trong giai đoạn này.
Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực nhập khẩu lớn thứ 3, chiếm 25,2% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc, tương đương 20,25 tỷ USD trong giai đoạn 2000 - 2009.
Khu vực châu Phi và Trung Đông là thị trường xuất khẩu nhỏ nhất của ngành tài chính - ngân hàng Trung Quốc với tỷ trọng 6,1% tương đương 4,9 tỷ USD trong cả giai đoạn 2000 - 2009.
Thị trường xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng Trung Quốc theo khu vực
36,30%
32,40% 25,20%
6,10%
châu Âu châu Mỹ và khu vực Tây bán cầu châu Á - TBD Châu Phi và Trung Đông
Biểu đồ 2.10. Thị trƣờng xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc 2000 - 2009 xét theo khu vực
Nguồn: Bộ Thương mại Trung Quốc; Cục Điều tra và Số liệu Hồng Kông 2010.
Xét về quốc gia, Mỹ là nước nhập khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc. Trong cả giai đoạn 2000 - 2009, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc sang Mỹ đạt 13,02 tỷ USD, chiếm tới 16,2% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc sang các nước. Nhật Bản là nước nhập khẩu đứng hàng thứ 2 dịch vụ tài chính - ngân hàng Trung Quốc với tổng kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2000 - 2009 đạt 6,67 tỷ USD, chiếm 8,3% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc trong giai đoạn này. Tiếp đến là Hàn Quốc, Đức, Anh với tỷ lệ lần lượt là 5,3%, 5,2% và 4,7%.
Bảng 2.2. Xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng của Trung Quốc chia theo quốc gia, giai đoạn 2000 - 2009
TT Nƣớc Tổng kim ngạch (Tỷ USD) Tỷ trọng (%) 1 Mỹ 13,02 16,2 2 Nhật Bản 6,67 8,3 3 Hàn Quốc 4,26 5,3 4 Đức 4,18 5,2 5 Anh 3,78 4,7 6 Pháp 3,46 4,3 7 Bỉ - Lúcxămbua 3,38 4,2 8 Hà Lan 3,30 4,1 9 Australia 2,89 3,6 10 Ấn Độ 2,81 3,5 11 Italia 1,85 2,3 12 Singapore 1,85 2,3 13 Malaysia 1,69 2,1
14 Tây Ban Nha 1,53 1,9
15 Thái Lan 1,45 1,8
16 Brazil 1,37 1,7
17 Canada 1,13 1,4
Nguồn: Bộ Thương mại Trung Quốc; Cục Điều tra và Số liệu Hồng Kông 2010
2.2.2. Chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc của Trung Quốc
Trung Quốc đã rất thành công trong công cuộc phát triển kinh tế, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Một điểm nổi bật trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Trung Quốc là Trung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Mặc dù đóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc là sản
phẩm hàng hóa nhưng hoạt động xuất khẩu dịch vụ nói chung và dịch vụ tài chính - ngân hàng nói riêng cũng có những bước phát triển đáng kể.
Để đạt được thành công trên, Trung Quốc đã có những chính sách và biện pháp hiệu quả làm tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia trong ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng.
Thứ nhất, chính phủ Trung Quốc đã có chính sách phát triển nguồn nhân lực cho ngành tài chính - ngân hàng.
Trung Quốc đã tiến hành một dự án xây dựng các trường đại học đẳng cấp quốc tế thông qua việc gia tăng ngân sách cho nghiên cứu khoa học; thu hút các nhà nghiên cứu, học giả đẳng cấp quốc tế, đặc biệt các nhà nghiên cứu gốc Trung Quốc; quốc tế hóa và tư nhân hóa mạnh mẽ giáo dục đại học; tăng tính tự chủ động cho các trường đại học. Trong những năm qua, cải cách được diễn ra theo hướng thay đổi chức năng của chính phủ từ bảo đảm mọi thứ cho trường học sang kiểm soát và điều phối vĩ mô. Theo hướng này các trường đại học của Trung Quốc không còn dựa hoàn toàn vào việc phân bổ tài chính theo các quyết định của chính phủ nữa mà phải tự tìm ra các phương thức hoạt động và phát triển mới theo các điều kiện của
riêng mình.Hiện tại Trung Quốc đã có khoảng 10 trường đại học Trung Quốc được
xếp hạng trong 500 đại học hàng đầu trên thế giới. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến đại học Bắc Kinh và đại học Thanh Hoa, đại học Phúc Đán, đại học Nam Kinh.
Hệ thống các trường đại học chất lượng cao của Trung Quốc đã cung cấp nguồn nhân lực rất chuyên nghiệp cho lĩnh vực tài chính - ngân hàng.