Bài học kinh nghiệm từ hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng (Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam) (Trang 64)

hút được nhiều quan tâm và đầu tư của các tập đoàn nổi tiếng thế giới, góp phần thúc đẩy ngành phát triển. Các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của các ngân hàng Trung Quốc đã thành công rực rỡ, Ngân hàng Công thương Trung Quốc (Industrial & Commercial Bank of China) đã trở thành ngân hàng có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới.

Trung Quốc đã mở rộng các cơ hội đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài và đang dần từng bước cho phép các doanh nghiệp trong nước tiếp cận nhiều hơn nguồn vốn nước ngoài. Đây là một bước quan trọng trong việc hiện đại hóa thị trường vốn của Trung Quốc mà có lẽ góp phần giải quyết các vấn đề liên quan tới việc định giá đồng Nhân dân tệ. Một thước đo của việc này đó là chương trình tự do hóa các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đạt tiêu chuẩn, được triển khai tháng 11/2002, theo đó cho phép một số nhà đầu tư nước ngoài nhất định được tiếp cận thị trường cổ phiếu loại A trong nước.

Để thu hút giới tài chính nước ngoài, Hồng Kông không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của các doanh nghiệp nước ngoài và khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán đặc khu này. Quan trọng nhất, chính quyền Hồng Kông không tham gia vào công việc hàng ngày của ngành chứng khoán và sản phẩm phái sinh.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện, nước sạch, thanh toán chi trả, v.v… được Trung Quốc đầu tư phát triển. Hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện và nâng cấp đã giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Trung Quốc, không những thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài mà còn nâng cao hiệu quả làm việc và năng suất lao động của toàn xã hội.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc hàng của Trung Quốc

Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực cho ngành tài chính - ngân hàng: Xây dựng các trường đại học đẳng cấp quốc tế thông qua việc gia tăng ngân sách cho

nghiên cứu khoa học; thu hút các nhà nghiên cứu, học giả đẳng cấp quốc tế, đặc biệt các nhà nghiên cứu gốc Việt Nam; Quốc tế hóa và tư nhân hóa mạnh mẽ giáo dục đại học; Tăng tính tự chủ động cho các trường đại học; Thu hút nhân tài trên toàn thế giới bằng những chính sách ưu đãi về thu nhập, nhà ở, cơ hội thăng tiến và vị trí quản lý chủ chốt.

Thứ hai, hiện đại hóa và tiêu chuẩn hóa quy trình cung cấp dịch vụ tài chính - ngân hàng: Từng bước hệ thống hóa và tiêu chuẩn hóa quy trình cung cấp và chất lượng dịch vụ tài chính - ngân hàng; Khuyến khích và bảo đảm sự cạnh tranh đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đồng thời thúc đẩy, hỗ trợ các ngân hàng, doanh nghiệp tài chính đầu tư ra nước ngoài mở rộng thị trường; Hiện đại hóa lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Thứ ba, phát triển các ngành công nghiệp có liên quan và các ngành công nghiệp bổ trợ: Ban hành các chính sách và biện pháp hữu hiệu thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ thông tin; Thúc đẩy ngành bất động sản, các thị trường giao dịch hàng hóa phát triển.

Thứ tư, tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng: Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng mở rộng hoạt động ra thị trường khu vực và toàn cầu, dám cạnh tranh trên sân chơi quốc tế; Tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài bằng việc xoá bỏ các hạn chế tiếp cận thị trường, quy chế tối huệ quốc.

Thứ năm, thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành tài chính - ngân hàng: Dần dần mở cửa thị trường vốn, bỏ bớt rào cản dòng vốn ngoại đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào thị trường trong nước; Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện, nước sạch, thanh toán chi trả, v.v…

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng (Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)