Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thị trường

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam (Trang 135)

- Quản lý việc đăng ký thuê bao điện thoại di động trả trước: Quy định mỗi cá nhân chỉ được dùng 2 số điện thoại di động.

Ngày 24/06/2009 Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tƣ số 22/2009/TT-BTTTT quy định về quản lý thuê bao di động trả trƣớc. Theo Thông tƣ quy định các chủ thuê bao điện thoại di động trả trƣớc phải trực tiếp đến đăng ký số thuê bao, chứng minh thƣ hoặc hộ chiếu đang còn thời hạn sử dụng tại các điểm giao dịch đƣợc ủy quyền. Đối với trẻ em dƣới 14 tuổi phải đƣợc bố mẹ hoặc ngƣời giám hộ theo quy định của pháp luật đứng bảo lãnh đăng ký. Ngoài ra, mỗi một cá nhân chỉ đƣợc sử dụng số chứng minh thƣ, hộ

chiếu của mình để đăng ký tối đa 3 số điện thoại di động trả trƣớc của mỗi mạng thông tin di động (trừ trƣờng hợp cá nhân là ngƣời đứng tên đại diện cho cơ quan, tổ chức). Với 7 mạng di động đang hoạt động hiện nay, mỗi cá nhân có thể để đăng ký sở hữu tối đa 21 số di động trả trƣớc. Nhƣ vậy rất lãng phí kho số. Vì thực tế, nhu cầu của đa số ngƣời dân là chỉ cần 1 số để liên lạc. Sở dĩ mọi ngƣời mua thêm nhiều Sim khác là do chƣơng trình khuyến mại của các mạng di động đối với thuê bao mới hoà mạng khá hấp dẫn.

Trƣớc thực trạng trên, Bộ Thông tin và Truyền thông nên quy định, mỗi cá nhân chỉ đƣợc dùng tối đa 3 số thuê bao di động trả trƣớc (dù trên thị trƣờng có 1 mạng, hay nhiều mạng, thì cũng chỉ đƣợc dùng 3 số). Ngoài ra, cần quy định thời gian sau khi bị khoá hai chiều 60 ngày thì Sim đó sẽ bị thu hồi. Vì những ngƣời có nhu cầu sử dụng điện thoại thực sự, chỉ cần dùng 1 số. Hiện nay, phần lớn những ngƣời dùng nhiều số là giới trẻ, hoặc những ngƣời có thu nhập thấp. Do Sim mới có giá rẻ và khuyến mãi tài khoản gấp đôi… nên họ mua về dùng hết, xong lại vứt đi mua Sim mới. Điều này gây ra một sự lãng phí cho kho tài nguyên số của quốc gia. Chiêu bài khuyến mãi trên của các doanh nghiệp viễn thông chỉ thu hút đƣợc lƣợng khách hàng tạm thời, không ổn định. Để thu hút nhiều thuê bao mới lâu dài, thì biện pháp giảm giá cƣớc, tăng chất lƣợng, nội dung sẽ hiệu quả hơn. Và khi đó, cả Nhà nƣớc và doanh nghiệp cùng có lợi.

- Kiểm soát chặt chẽ nội dung dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông.

Thời gian qua, các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng cũng đã phát triển khá sôi động. Tuy nhiên, do giới hạn bởi điều kiện công nghệ nên hầu hết đó mới chỉ là các dịch vụ cung cấp nội dung đơn giản (tải hình ảnh, truyện cƣời, trò chơi điện tử...). Để thu hút khách hàng, các doanh nghiệp đã cài một số hình ảnh “mát mẻ” không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Ngoài

ra, còn một số dịch vụ xem bói tên, bói tuổi... truyền bá tƣ tƣởng mê tín dị đoan vào trong cộng đồng dân chúng. Các cơ quan QLNN vẫn chƣa ngăn chặn đƣợc tình trạng này, và để các dịch vụ trên tồn tại một cách hợp pháp. Đây là một ẩn hoạ tiềm tàng, ảnh hƣởng lớn đến giới trẻ. Hiện nay, đối tƣợng sử dụng các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng chủ yếu là các bạn trẻ, vì họ tiếp cận với công nghệ hiện đại thuận lợi hơn những ngƣời lớn tuổi. Với tâm lý tò mò, thì những nội dung không lành mạnh sẽ dần ngấm vào tƣ tƣởng, và khiến lối sống của thế hệ trẻ bị lệch lạc, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tƣơng lai của đất nƣớc. Do vậy, các cơ quan QLNN cần ra các quy định cấm doanh nghiệp viễn thông cung cấp các hình ảnh, âm thanh và nội dung không phù hợp với truyền thống, văn hoá của dân tộc. Và nếu phát hiện ra các trƣờng hợp có nội dung phản giáo dục thì cần xử lý nghiêm.

- Quản lý tin nhắn quảng cáo “rác” ở mạng thông tin di động.

Thỉnh thoảng, chúng ta lại nhận đƣợc tin nhắn quảng cáo tới máy điện thoại di động từ những số máy lạ. Các tin nhắn đó có thể tới bất kỳ lúc nào (sáng, trƣa, chiều, tối) và nhiều khi vào những lúc mà chúng ta không muốn nhận tin nhắn. Các tin nhắn đó gây không ít phiền phức cho các thuê bao, vì dù không muốn nhận, nó vẫn cứ đến. Khi ta gọi lại, hoặc nhắn tin lại thể hiện sự không đồng tình, thì phía bên kia không trả lời. Với sự dễ dàng trong việc mua Sim trả trƣớc, và với những chƣơng trình khuyến mại “nhân đôi, nhân ba” tài khoản hiện nay, số lƣợng tin “rác” không hề nhỏ. Cho đến hiện nay, các cơ quan QLNN vẫn chƣa có chế tài xử lý hiệu quả vấn nạn này.

Do vậy, cần có quy định nếu trong 1 ngày mà cơ quan QLNN nhận đƣợc 5 phản ánh từ 5 thuê bao khác nhau, sau khi kiểm tra thấy đúng thì sẽ khoá số của thuê bao nhắn tin “rác” quảng cáo đó lại. Cùng với sự siết chặt quản lý thuê bao di động trả trƣớc, với biện pháp trên, chắc chắn lƣợng tin nhắn rác sẽ giảm đi đáng kể.

- Giải pháp đối phó với tội phạm viễn thông.

Trong thời gian qua, ở Việt Nam đã xuất hiện không ít trƣờng hợp lừa đảo thông qua mạng viễn thông. Các đối tƣợng đã lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin, và thiếu hiểu biết về công nghệ của ngƣời dân để trục lợi. Do vậy, trƣớc tiên, Nhà nƣớc cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngƣời dân cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo qua mạng điện thoại di động, Internet (trộm tiền, Hacker…). Các phƣơng tiện Đài, báo cần liên tục đƣa tin tức đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ở các vùng có điều kiện dân trí thấp. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cần xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp vi phạm để răn đe các đối tƣợng khác. Tiếp theo, cần xây dựng, hoàn thiện và nâng cao năng lực của hệ thống ứng cứu, khắc phục sự cố máy tính và phòng chống tội phạm trên mạng, áp dụng các công nghệ và giải pháp kỹ thuật mật mã làm tăng độ tin cậy, an toàn cho các giao dịch trên mạng viễn thông và Internet. Các doanh nghiệp viễn thông áp dụng những biện pháp kỹ thuật để kiểm soát những kẽ hở công nghệ, không cho tội phạm viễn thông có cơ hội hành động.

Kết luận chương 3:

Hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu của nền kinh tế Việt Nam, trong đó có thị trường viễn thông. Trước tình hình như vậy, chúng ta cần chủ động trong lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đa dạng hoá các hoạt động hợp tác với nước ngoài để tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài (vốn đầu tư, công nghệ, kỹ thuật, đào tạo đội ngũ...) và tạo sự cạnh tranh về bưu chính, viễn thông, Internet. Nhà nước có thể bằng sự thay đổi khung pháp lý, chính sách hỗ trợ để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững tại thị trường trong nước và mở rộng kinh doanh ra thị trường khu vực và thế giới.

KẾT LUẬN

Trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu sang kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, vai trò của Nhà nƣớc không những không suy giảm mà còn đƣợc đổi mới một cách căn bản và tăng cƣờng hơn. Nhà nƣớc ta phải đƣợc đổi mới, tăng cƣờng để không chỉ thực hiện chức năng QLNN đơn thuần nhƣ mọi Nhà nƣớc khác, mà còn phải vƣơn lên trở thành Nhà nƣớc thiết kế, xây dựng thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, Nhà nƣớc phục vụ, hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế, phát triển thị trƣờng, phát triển doanh nghiệp.

Những năm qua, Chính phủ và chính quyền các cấp đã không chỉ có nhiều nỗ lực trong đổi mới QLNN về kinh tế mà còn rất chủ động, tích cực trong việc hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề là ở chỗ, tình trạng chính quyền trực tiếp đứng ra làm kinh tế, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nƣớc, can thiệp vào quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nƣớc, kể cả doanh nghiệp nhà nƣớc đã chuyển đổi; trực tiếp quyết định các dự án đầu tƣ để rồi sau đó giao cho doanh nghiệp nhà nƣớc thực hiện gây ra tình trạng đầu tƣ dàn trải, kém hiệu quả,… không những không giảm đi mà còn có xu hƣớng tăng lên trong những năm gần đây.

Do vậy, tiếp tục đổi mới QLNN về kinh tế, trƣớc hết là phải xác định rõ phạm vi, nội dung QLNN về kinh tế; tách bạch chính quyền ra khỏi các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong thời gian qua, thị trƣờng dịch vụ viễn thông đã khẳng định vai trò, vị thế của mình trong nền kinh tế Việt Nam. Viễn thông vừa là một lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, vừa đóng vai trò môi trƣờng thúc đẩy các hoạt động kinh tế khác. Tuy nhiên tình hình hoạt động của thị trƣờng vẫn tiềm ẩn nhiều vấn

đề bất ổn. Mặt khác, Việt Nam đang từng bƣớc thực hiện những cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ viễn thông. Vì vậy, nếu những yếu kém của thị trƣờng không đƣợc khắc phục kịp thời thì sẽ cản trở sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Và để khắc phục những yếu kém đó, vai trò của QLNN không thể bị phủ nhận. Luận văn đã từng bƣớc chỉ ra những bất cập đó và kiến nghị một số giải pháp thích hợp cho giai đoạn phát triển sắp tới của thị trƣờng dịch vụ viễn thông Việt Nam.

Sự thích nghi của thị trƣờng dịch vụ viễn thông Việt Nam trong điều kiện mở cửa nhƣ thế nào sẽ đƣợc thực tế trả lời. Tuy nhiên, quá trình cải tổ QLNN về viễn thông gắn liền với quá trình thay đổi tƣ duy của chúng ta về hội nhập, về vai trò của nhà nƣớc trong cơ chế kinh tế thị trƣờng... Với những sự thay đổi tƣ duy đó, không chỉ viễn thông mà tất cả các lĩnh vực kinh tế khác sẽ có cơ hội để phát triển tốt hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam (Trang 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)