trường dịch vụ viễn thông Việt Nam
- Tiếp tục coi trọng vai trò của thị trường dịch vụ viễn thông đối với kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia. Viễn thông có một vị trí đặc biệt. Một mặt, viễn thông - nhƣ những ngành kinh tế khác - đóng góp vào sự tăng trƣởng kinh tế của quốc gia. Doanh thu của ngành bƣu chính viễn thông Việt Nam năm 2008 đạt hơn 95.000 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2007, và chiếm khoảng 6,4% GDP của quốc gia. Những năm gần đây, ngành viễn thông luôn đạt tốc độ tăng trƣởng trên 30% và trở thành một trong những lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế[45].
- Chuyển từ việc điều tiết thị trường bằng doanh nghiệp nhà nước sang điều tiết thông qua khuôn khổ pháp lý, chính sách. Việt Nam mới thực hiện chính sách mở cửa đƣợc hơn 20 năm. Là nƣớc hội nhập quốc tế sau, nên chúng ta còn nhiều “bỡ ngỡ”. Mặt khác do ảnh hƣởng của cơ chế quản lý kinh tế Tập trung, quan liêu, bao cấp, Nhà nƣớc quen lo tất cả mọi việc cho nhân dân bằng hệ thống kinh tế quốc doanh. Chính tƣ duy kinh tế cũ đó đã cản trở quá trình đổi mới. Ngoài ra, ở giai đoạn đầu hội nhập, hệ thống pháp lý của Việt Nam còn nhiều hạn chế, vẫn còn nhiều khe hở nên chúng ta vẫn chủ
chƣơng điều tiết nền kinh tế bằng hệ thống doanh nghiệp nhà nƣớc. Tuy nhiên hiện nay xu hƣớng chung của các quốc gia là Nhà nƣớc chỉ đóng vai trò quản lý, chứ không trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế (trừ một số lĩnh vực công cộng) nên chúng ta cần khẩn trƣơng kiện toàn hệ thống luật pháp về kinh tế cho phù hợp với thông lệ quốc tế, biến luật pháp, chính sách thành công cụ điều tiết chủ yếu của nhà nƣớc thay cho các doanh nghiệp nhà nƣớc.
- Tạo lập thị trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, mở rộng cơ hội tham gia thị trường cho các doanh nghiệp viễn thông trong và ngoài nước.
Hiện tại, môi trƣờng cạnh tranh ở Việt Nam cũng đang đƣợc cải thiện, dù với tốc độ rất chậm. Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông vẫn đang có một vị thế độc quyền nhất định trong ngành viễn thông, do đƣợc giao quản lý hạ tầng mạng viễn thông quốc gia. Tuy nhiên, thực tiễn đã chứng minh, cạnh tranh mang lại lợi ích nhiều hơn cho quốc gia. Vì vậy, Chính phủ cần có những giải pháp đẩy mạnh và minh bạch hoá quá trình hoạch định chính sách, thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển bƣu chính, viễn thông và Internet. Cho phép các doanh nghiệp trong nƣớc có đủ điều kiện tham gia thị trƣờng cung cấp dịch vụ cơ bản, dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ ứng dụng công nghệ tin học trong nƣớc và quốc tế. Mở rộng thị trƣờng cạnh tranh trên cơ sở phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nƣớc. Xây dựng các chính sách đảm bảo cho cơ chế thị trƣờng vận hành có hiệu quả; chính sách điều tiết phục vụ kinh doanh, công ích, phổ cập dịch vụ. Sớm xây dựng và công bố lộ trình mở cửa thị trƣờng bƣu chính, viễn thông, Internet theo các mốc thời gian cho từng dịch vụ cụ thể.
- Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam khai thác có hiệu quả thị trường trong nước, và từng bước vững chắc mở rộng sang thị trường khu vực và toàn cầu. Hiện nay, một số doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam đã có vị thế tại thị trƣờng nội địa. Quy mô thị trƣờng nội địa cũng có hạn, vì
vậy xu hƣớng các doanh nghiệp sẽ phải mở rộng phạm vi hoạt động ra các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Viettel, sau khi thử nghiệm đầu tƣ thành công tại Campuchia và Lào đã tiếp tục tiến vào thị trƣờng Mianma và xúc tiến hợp tác đầu tƣ về viễn thông với các thị trƣờng giàu triển vọng nhƣ Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cuba, Veneduela trong năm 2009. Đảng và Nhà nƣớc rất khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông kinh doanh ở nƣớc ngoài, vì sẽ mang lại nguồn ngoại tệ quan trọng cho đất nƣớc.