Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam (Trang 113)

- Cụ thể hoá Chỉ thị về định hướng chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng có vai trò rất quan trọng, theo Michael E. Porter chiến lƣợc là một trong bốn yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của một quốc gia. Việc xây dựng một chiến lƣợc thị trƣờng đúng đắn sẽ cung cấp cho Nhà nƣớc một tầm nhìn bao quát, lâu dài để phát triển thị trƣờng, hƣớng tới mục tiêu đã lựa chọn; tối ƣu hoá việc sử dụng các nguồn lực hiện có của thị trƣờng trong điều kiện thực tế; khắc phục những hạn chế của cơ chế thị trƣờng, định hƣớng mục tiêu, bảo đảm sự cân đối trong hệ thống kinh tế và các mục tiêu xã hội; cuối cùng là cung cấp một tầm nhìn và khuôn khổ tổng quát cho việc thiết lập các quan hệ hợp tác và hội nhập quốc tế một cách chủ động, hiệu quả. Nhƣ vậy, việc rà soát lại công tác xây dựng chiến lƣợc phát triển của các thị trƣờng là hết sức cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.

+ Chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông lập cơ sở dữ liệu thông tin của ngành mình để việc theo dõi đánh giá, hoạch định chiến lƣợc, quản lý nền kinh tế đƣợc thuận tiện và chính xác.

+ Thống nhất và đƣa ra một quy trình xây dựng chiến lƣợc phát triển thị trƣờng để việc xây dựng chiến lƣợc phát triển đƣợc khoa học, thống nhất, tránh tình trạng mỗi nơi làm một kiểu.

+ Thành lập cơ quan chuyên trách để đƣa ra các dự báo thƣờng kỳ (quý, năm) cho thị trƣờng dịch vụ viễn thông của Việt Nam, đồng thời thu thập các số liệu dự báo trên thế giới.

+ Có các chƣơng trình (dự án) tiến hành phân tích các lợi thế cạnh tranh của ngành viễn thông để hƣớng dẫn các doanh nghiệp phát huy, tận dụng những lợi thế đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhƣ vậy, các giải pháp xây dựng chiến lƣợc phát triển này sẽ giúp cho thị trƣờng dịch vụ viễn thông Việt Nam có đƣợc một chiến lƣợc phát triển đúng đắn hơn, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế trong hoàn cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và khu vực. Về phía các doanh nghiệp, một chiến lƣợc vĩ mô đúng đắn, chi tiết, cụ thể, rõ ràng sẽ giúp cho họ dễ dàng hơn trong việc hoạch định kế hoạch phát triển.

- Xây dựng Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam giai đoạn xa hơn (2025, 2050). Tƣơng lai viễn thông sẽ là một trong những ngành kinh tế then chốt của Việt Nam, nhất là khi toàn tế giới đang hƣớng đến nền kinh tế tri thức. Chúng ta xây dựng cơ sở hạ tầng cho viễn thông ngày hôm nay không chỉ phục vụ cho sự phát triển kinh tế trƣớc mắt, mà phải tính đến hiệu quả lâu dài. Cần tính đến xu hƣớng công nghệ thế giới 30, 50 năm sau, để những công nghệ viễn thông đầu tƣ hiện nay vẫn còn có ích ở thời điểm đó. Dựa trên những chiến lƣợc dài hạn nhƣ vậy, chúng ta sẽ

lựa chọn đối tác chiến lƣợc, đầu tƣ cho nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng... đúng hƣớng, tránh gây lãng phí tiền của nhà nƣớc và nhân dân.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)