Hai trường phái chính trong cải tổ viễn thông trên thế giới trường phái Tây Âu và trường phái Mỹ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam (Trang 34)

phái Tây Âu và trường phái Mỹ

Trường phái Tây Âu: Bắt đầu từ năm 1984, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua một chƣơng trình về viễn thông nhằm thúc đẩy việc phát triển hạ tầng viễn thông sử dụng các công nghệ cao, tiến tới thiết lập một thị trƣờng dịch vụ viễn thông thống nhất, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà khai thác và sản xuất viễn thông ở các nƣớc thành viên trên thị trƣờng dịch vụ viễn thông quốc tế.

Năm 1987, “cuốn sách xanh” phân tích xu hƣớng phát triển viễn thông Tây Âu và định ra chính sách phát triển viễn thông chung cho các nƣớc thành viên đƣợc EU thông qua gồm các khuyến nghị chính: Mở thị trƣờng thiết bị đầu cuối; Nghĩa vụ đấu nối liên mạng giữa các nhà khai thác của các nƣớc, tạo thành mạng lƣới viễn thông thống nhất trong cả khối đối với mạng cố định; Tách biệt giữa cơ quan QLNN và cơ quan quản lý viễn thông. Năm 1988, các Bộ trƣởng Viễn thông của các nƣớc trong EU đã phê duyệt các khuyến nghị trong “cuốn sách xanh”, đồng thời ban hành chính sách về mở cửa thị trƣờng thiết bị đầu cuối dựa trên các chuẩn kỹ thuật và quy định an ninh thống nhất. Năm 1990, EU thông qua hai chính sách về đấu nối liên mạng và dịch vụ. Chính sách đấu nối liên mạng quy định về các chuẩn kết nối, phƣơng thức thuê kênh đƣờng trục và tính giá cƣớc. Chính sách dịch vụ quy định các dịch vụ ngoài dịch vụ thoại, tiếng nói trong mạng đa dịch vụ ISDN có thể cạnh tranh tự do, riêng các dịch vụ truyền số liệu thì đƣợc ấn định thời gian mở cửa từ năm 1994.

Trường phái Mỹ: Quan điểm xuyên suốt của ngành viễn thông Mỹ là các luật lệ, quy định đƣợc thiết lập ra nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho ngƣời sử dụng, chú trọng tạo sự cạnh tranh, từ đó bắt buộc các nhà khai thác phải cắt giảm chi phí để có thể cung cấp dịch vụ với giá rẻ nhất cho ngƣời sử dụng. Ngành viễn thông Mỹ chủ trƣơng dựa vào các công ty tƣ nhân để cung cấp các dịch vụ cho xã hội và mở cửa thị trƣờng dịch vụ viễn thông cho các nhà khai thác mới tham gia, tiến hành bãi bỏ các quy định của Chính phủ để cho thị trƣờng và công nghệ có thể xác định cơ cấu kinh doanh, chỉ giữ những quy định cần thiết để bảo đảm cho ngƣời dân đƣợc cung cấp các thông tin trong nƣớc với giá cả hợp lý. Ngoài ra, ngành Viễn thông Mỹ còn thực hiện thích ứng hoá các quy định, luật lệ trên quan điểm kinh tế, kỹ thuật đối với từng loại dịch vụ.

Các quy định, luật lệ trong ngành viễn thông Mỹ thể hiện hai góc độ chính: (1). Góc độ khai thác: ràng buộc những nhà khai thác lớn, nới lỏng đối với các nhà khai thác nhỏ, không có khả năng ảnh hƣởng đến thị trƣờng; (2). Góc độ dịch vụ: phân chia dịch vụ viễn thông thành dịch vụ cơ bản và dịch vụ cao cấp, dịch vụ có sử dụng tần số và dịch vụ không sử dụng tần số. Do mỗi tiểu Bang đều có quyền đƣa ra các luật lệ riêng, viễn thông Mỹ cũng có cách quản lý rất độc đáo. Ở cấp liên Bang, các quy định của Uỷ ban Truyền thông Liên bang (FCC) có giá trị quản lý về tần số vô tuyến và có quyền phủ quyết các quy định của từng Bang trong trƣờng hợp có các tranh chấp, ngoài ra thì các tiểu Bang có thể có các quy định riêng để điều tiết hoạt động viễn thông thuộc phạm vi của tiểu Bang đó. FCC không thuộc Bộ Bƣu điện, Bộ Bƣu điện chỉ làm các chính sách lớn cho ngành, phần quản lý điều hành sản xuất kinh doanh đều do FCC thực hiện.

Thị trƣờng thiết bị đầu cuối đƣợc viễn thông Mỹ mở cửa rất sớm (từ năm 1968), theo hƣớng khách hàng có thể tự do lựa chọn thiết bị đầu cuối, các

công ty cung cấp dịch vụ viễn thông không đƣợc tính thiết bị đầu cuối vào chi phí. FCC có ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các thiết bị đầu cuối nhƣng không cấm ngƣời sử dụng dùng các thiết bị đầu cuối không đạt tiêu chuẩn.

Trƣớc năm 1984, AT&T là công ty độc quyền cung cấp dịch vụ điện thoại công cộng, các dịch vụ tin học và dịch vụ giá trị gia tăng thì cho cạnh tranh. Từ năm 1984, AT&T đƣợc chia làm ba bộ phận: bộ phận nghiên cứu (Bell Lab), bộ phận sản xuất công nghiệp (Western Electric) và bộ phận khai thác thông tin đƣờng dài trong nƣớc và quốc tế trên cơ sở cạnh tranh cởi mở. Thông tin trong từng Bang do bảy công ty Bell Operation Company (BOC) khai thác, các công ty BOC chỉ đƣợc khai thác thông tin trong Bang, không đƣợc khai thác các thông tin liên Bang và quốc tế, dịch vụ giá trị gia tăng và kinh doanh thiết bị. Việc tổ chức lại AT&T tạo ra một thị trƣờng hỗn hợp giữa cạnh tranh và độc quyền theo từng dịch vụ và từng vùng lãnh thổ.

Đối với các dịch vụ giá trị gia tăng, FCC phân chia dịch vụ viễn thông làm hai loại là dịch vụ cao cấp và dịch vụ cơ bản. Từ năm 1980, dịch vụ cao cấp đƣợc tự do hoá hoàn toàn, công ty AT&T và các công ty BOC sau này phải cho các nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng kết nối bình đẳng vào mạng lƣới của mình. Từ năm 1991, do sự hội tụ giữa viễn thông và công nghệ thông tin đã gây ra nhiều tranh cãi trong phân định giữa dịch vụ viễn thông và dịch vụ công nghệ thông tin, các công ty BOC đƣợc quyền khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng nhƣng chỉ trong phạm vi nội Bang.

Tóm lại, đối với quan điểm phát triển viễn thông của Mỹ, tự do hoá và tƣ nhân hoá viễn thông là công cụ hết sức hữu hiệu để quốc gia hoà nhập vào nền kinh tế toàn cầu, huy động đƣợc tối đa nguồn cho phát triển viễn thông, phát huy đƣợc hết tiềm năng của đất nƣớc. Quan điểm phát triển viễn thông theo trƣờng phái Mỹ đƣợc các nƣớc nói tiếng Anh nhƣ Anh, Úc và New

Zealand áp dụng. Các nƣớc nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc cũng vận dụng từng phần.

Hai trường phái này có một số điểm giống nhau, là:

- Thực hiện các nội dung, chức năng của QLNN đối với thị trƣờng dịch vụ viễn thông:

+ Tạo lập môi trƣờng pháp lý điều tiết;

+ Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch phát triển thị trƣờng; + Ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp;

+ Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thị trƣờng. - Tách biệt cơ quan quản lý và khai thác dịch vụ viễn thông. - Tách bƣu chính khỏi viễn thông.

- Tự do hoá thiết bị đầu cuối.

- Mở cửa thị trƣờng thông tin di động.

- Tự do cạnh tranh các dịch vụ giá trị gia tăng.

Những điểm khác biệt giữa hai trường phái trên là:

- Trường phái Tây Âu: Chức năng hoạch định chính sách và chức năng quản lý viễn thông vẫn thuộc một Bộ hoặc một cơ quan thuộc chính phủ.

Còn trường phái Mỹ tách biệt các chức năng QLNN và chức năng hoạch định chính sách cho 2 cơ quan khác nhau. Cơ quan quản lý viễn thông không trực thuộc Bộ Bƣu điện. Cơ quan Bộ chỉ phụ trách việc hoạch định các chính sách lớn. Việc tách cơ quan quản lý viễn thông ra ngoài bộ máy cấp Bộ của chính phủ nhằm đảm bảo các quy định quản lý không bị thay đổi một khi xu hƣớng chính trị của chính phủ thay đổi sau mỗi lần thay đổi Đảng cầm quyền hay nội các.

- Trường phái Tây Âu: Nhà nƣớc vẫn giữ độc quyền kết cấu hạ tầng mạng viễn thông và điện thoại cố định. Còn trường phái Mỹ: Tự do hoá tất cả các lĩnh vực viễn thông:

+ Dựa vào các công ty tƣ nhân để cung cấp dịch vụ cho toàn xã hội.

+ Bãi bỏ các quy định của chính phủ một khi có thể để thị trƣờng và công nghệ tự xác định cơ cấu kinh doanh, chỉ giữ các quy định cần thiết cho việc bảo vệ công chúng đƣợc phục vụ với mức giá vừa phải cho cả thông tin trong nƣớc và quốc tế.

+ Thích ứng hoá các quy định trên quan điểm kinh tế, kỹ thuật đối với từng loại hình dịch vụ khác nhau.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam (Trang 34)