Những hư hỏng của các bộ phận và ảnh hưởng của chúng

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống phanh dầu trợ lực khí nén xe huyndai HD170 (Trang 61)

Các hư hỏng của hệ thống phanh rất đa dạng, chúng ta có thể chia các hư hỏng theo từng bộ phận và ảnh hưởng của nó tới toàn bộ hệ thống.

2.1. Những hư hỏng và sự cố thường gặp ở phanh tay:

Nguyên nhân

Phanh không ăn

 Cần phanh tay bị lỏng , độ rơ nhiều do chốt giữ phanh tay bị mòn  Hành trình bàn đạp phanh có độ lỏng quá lớn

 Dây cáp phanh bị giãn ra, hoặc có thể bị đứt, kẹt không kéo được.  Lớp lót bị mòn nhiều, má phanh bị dính dầu.

 Thanh đòn bẩy gẫy hoặc yếu không đủ lực để kéo  Phanh bị bó cứng:

Do hành trình của bàn đạp phanh quá nhỏ

Lớp đệm thắng bị bong ra,các chi tiết như: lò xo, thanh giằng, các chốt định vị, lò xo định vị bị tuột ra.

Cách khắc phục

 Kiểm tra và siết chặt lai chốt của chân đạp phanh  Thay mới dây cáp kéo mới

 Lau chùi bảo dưỡng bố thắng , kiểm tra lớp đệm bố thắng, nếu mòn quá mức thì thay hoặc đi đóng lại lớp lót mới

 Thay tay đòn bẩy

2.2. Hư hỏng máy nén khí

Máy nén khí hoạt tương tự như một động cơ đơn nên nó cũng có những hư hỏng như động cơ, có thể ít hơn so với động cơ.

Các hư hỏng thường gặp:

- Piston xi lanh mòn gây ra khí nén không đủ cấp cho quá trình phanh - Các xéc măng mòn vá có thể gẫy gây kẹt máy

- Các sú pắp và lỗ sú pắp mòn, hở do quá trình dài làm việc

- Bị nóng, bó, kẹt do không có dầu bôi trơn, hoặc dầu bôi trơn thiếu - Bánh răng truyền lực mòn, gây tiếng ồn kêu khi làm việc

- Máy khí nén bị nứt, gây hở, chảy dầu

Ngoài ra máy nén khí còn thường bị hư hỏng ở các chi tiết sau:

 Mòn buồng nén khí: vòng goăng, piston và xi lanh là những chi tiết chuyển động tương đối vì vậy chúng thường bị mòn sau quá trình sử dụng lâu dài. Dẫn đến công suất máy nén khí giảm. khi gặp trường hợp này phải tháo ra đưa đi sửa chữa hoặc thay thế.

-62-  Mòn ổ bi truc khuỷu: Khi ổ bi trục khuỷu bị mài mòn thì dẫn đến mất cân bằng lực tác dụng lên xi lanh dẫn đến máy nén lèm việc bị rung động và các chi tiết như xi lanh, xéc măng nhanh mòn.

Hình 55: Ổ bi của máy nén khí

 Mòn, hở van đẩy và van hút: Các van của máy nén khí bị hở làm giảm áp suất trong hệ thống phanh dẫn đến giảm lực phanh. Nguyên nhân cơ bản của việc mất độ kín là sự mòn các van. Vì vậy qua mỗi quãng đường chạy khoảng 40000 đến 50000 Km phải nhấc nắp đậy của máy nén ra để kiểm tra độ kín của các van củng như lám sạch các van củng như các cơ cấu. ngoài ra khi kiểm tra phải chú ý đến các đệm cao su và vành đai có kín không. Phải đảm bảo không có hơi nước, dầu nhờn và bụi bẩn vì sẽ làm hỏng đệm cao su và màng chắn. đọ kín được kiểm tra bằng dung dịch xà phòng, nếu van kín thì không xuất hiện bọt.

Khi máy nén gặp các hư hỏng trên sẽ làm áp suất khí nén trong cơ cấu phanh không đủ tiêu chuẩn. lúc này lực khí nén tác đọng không đủ có thể gây ra mất phanh rất nguy hiểm, vì vậy ta nên thường xuyên kiểm tra áp kế, nếu thấy có vấn đề phải khắc phục ngay.

Sửa chữa, bảo dưỡng:

- Thay mới piston, lên cốt nòng xilanh, nếu quá mòn thì đóng sơ mi lại - Kiểm tra nếu các lỗ sú pắp hở thì thay mới sú pắp

- Kiểm tra dầu bôi trơn từ bơm dầu, xem có còn đủ áp lực dầu lên không, kiểm tra các đường dầu xem có bị tắc nghẽn. nếu tắc thì thong lại.

- Kiểm tra bánh răng truyền lực: độ mòn, gẫy răng - Hàn lại nếu bị nứt nhỏ, nếu nứt lớn thì thay mới

- Lau chùi sạch đất bám trên bộ phan làm mát (nếu máy nén khí làm mát bằng gió), các thanh tản nhiệt.

2.3. Hư hỏng bộ điều chỉnh áp suất

Những hư hỏng của van và biện pháp khắc phục

Những hư hỏng của van :Xì dầu ở các đầu khớp nối. Lò xo bị hư hỏng ở các van

(nếu van nào có). Các đệm lót cao su hay phớt bị thủng hoặc rò rí. Các miếng đệm lót của các mặt bích bị rách, rò rỉ do những lần lau chùi chọc ngáy.

Cách sửa chữa bảo dưỡng:Xiết lại các đầu nối. Thay mới các đệm cao su. Thông các lỗ dầu đến và lỗ dầu đi

Bộ điều chỉnh áp suất là một bộ phận quan trọng nhằm đảm bảo áp suất an toàn cho hệ thống phanh. Bộ điều chỉnh áp suất hư hỏng chủ yếu là ở lò xo, độ kín khít của bi và kẹt đũa đẩy.

-63- Khi lò xo giảm lực đàn hồi thì bộ điều chỉnh áp suât luôn ở trạng thái làm việc và khi đó máy nén sẽ không cung cấp khí nén cho bình chứa. Hệ thống phanh không hoạt động.

Khi kẹt đũa đẩy thì bộ điều chinht áp suât không hoạt động dẫn đến thiết bị triệt áp không tác dụng. áp suất khí nén cấp vào bình chứa tăng liên tục dẫn đến vở đường ống hoặc bình chứa khí nén.

2.4. Hư hỏng đường ống và bình chứa khí nén

Tắc và rò rỉ đường ống dẫn khí chủ yếu do các tác đọng của ngoại lực. Dẫn đến áp suất khí nén giảm, ảnh hưởng đến hệ thống phanh.

Dầu và hơi nước đọng lại trong bình khí nén làm tăng nhanh quá trình ô xi hóa dẫn đến giảm thể tích bình chứa.

2.5. Hư hỏng van phân phối

Khi tổng van bị hư hỏng sẽ làm ảnh hưởng quá trình phanh, lực phanh sẽ yếu đi khi tác động phanh. Nếu hư hỏng nặng sẽ dẫn đến quá trình tự phanh, bánh trước có thể bị phanh trước gây ra hiện tượng mất lái rất nguy hiểm.

Các hư hỏng ở tổng van chủ yếu là các van rơ le bị mòn do dung lâu ngày. Dầu nhờn và các hợp chất hữu cơ khác dính vào và làm cho các van bị mòn nhanh chóng. Ngoài ra còn do các chất bẩn khi qua máy nén lọc không sạch củng gây ra sự mài mòn tổng van. Những van bị mài mòn không đảm bảo phải thay mới ngay vì nó làm phanh hoạt động không chính xác.

2.6. Hư hỏng của bộ trợ lực

Hư hỏng xi lanh lực: Ở xi lanh trợ lực, hai yếu tố quan trọng cần chú ý là lực đàn hồi của lò xo hồi vị và độ kìn khít của piston – xi lanh. Khi lò xo giảm lực đàn hồi sẽ dẫn đến cơ cấu phanh giữ nguyên trạng thái phanh khi người điều khiển nhả bàn đạp phanh. Trường hợp xilanh – piston bị rò khí sẽ dẫn đến sự rò khí làm giảm lực phanh. Do vậy cần thường xuyên chăm sóc, bảo dưỡng chúng. Nếu những vị trí này bị hỏng thì lực phanh sẽ yếu, không đảm bảo cho quá trình phanh vì khí nén bị thoát ra ngoài .

Hư hỏng thường gặp:

 Vòng hãm kín piston bị hở

 Cúp pen dầu bị hở, vòng sin mòn rách

 Bộ piston xilanh khí nén bị mòn, sinh ra không đủ lực nén  Các đầu ống nối dầu không kín sinh ra rò rỉ dầu

Cách khắc phục sự cố:

 Thay vòng hãm kín cao su mới

 Thay các vòng cao su trong xi lanh piston đẩy dầu  Xiết chặt các đầu nối, nếu vẫn hở thì thay mới

Chú ý: Các sự cố này là của công việc bảo dưỡng cấp 2 sau khi trải qua 2-3 lần

bảo dưỡng cấp 1

2.7. Hư hỏng cơ cấu phanh

Cơ cấu phanh là nơi xảy ra rất nhiều hỏng hóc vì nó là bộ phận chính chịu tác động của các lực tạo ra khi phanh và bởi nó là kết cấu của nhiều chi tiết.

-64-

2.7.1. Mòn má phanh và mài mòn lau ngày của tang trống

Quá trình phanh xẩy ra trong cơ cấu phanh được thực hiện nhờ ma sát giữa phần quay và phần cố định, vì vậy sự mài mòn của các má phanh, tang trống là không tránh khỏi. Sự mài mòn này làm tăng khe hở má phanh dẫn đến tăng thời gian chậm tác dụng của quá trình phanh làm tăng quảng đường phanh, tang thời gian phanh, giảm hiệu quả phanh.

Sự mài mòn quá nhiều của má phanh sẽ làm bong liên kết giữa má phanh vf guốc phanh, má phanh sẽ rơi vào không gian nằm giã guốc phanh và tang trống gây kệt cứng cơ cấu phanh.

Sự mài mòn của tang trống có thể xẩy ra theo các dạng: Bị cào xước trên bề mặt của tang trống và làm biến động lớn mô men phanh, gây méo tang trống khi phanh và có thể làm nứt tang trống khi chịu tải trọng quá lớn.

Sự mòn cơ cấu phanh thường xẩy ra:

 Mòn đều giữa các cơ cấu phanh, hiệu quả phanh giảm mạnh, hành trình bàn đạp phanh tăng lên.

 Mòn không đều giữa các cơ cấu phanh, hiệu quả phanh giảm mạnh, ô tô tô bị lệch hướng chuyển động. nhiều khi giữ chặt vành lái củng không duy trì được hướng chuyển động. điều này rất nguy hiểm khi phanh gấp hoặc phanh khi quay vòng.

2.7.2. Sự mất ma sát của má phanh và tang trống

Cơ cấu phanh sử dụng ma sát khô, vì vậy mặt ma sát bị dính dầu, mỡ, nước thì sẽ làm hệ số ma sát giữa má phanh và trống phanh giảm, tức là giảm mô men phanh. Thong thường trong sử dụng do mỡ trong moay ơ, dầu từ xi lanh con, nước từ bên ngoài nhập vào, bề mặt má phanh bị chai cứng… làm giảm ma sát trong cơ cấu phanh. Sự mất ma sát xẩy râ không đồng đều trên các cơ cấu phanh sẽ làm giảm hiệu quả phanh và làm lệch hướng chuyển động khi phanh. Trường hợp này hành trình bàn đạp phanh không tăng nhưng lực trên bàn đạp phanh có tăng củng không làm tăng đáng kể lực phanh.

Nếu cơ cấu phanh bị nước xâm nhập vào thì sau một vài lần phanh lực phanh sẽ được hồi phục lại trạng thái ban đầu

2.7.3. Bó kẹt má phanh vào trống phanh

Cơ cấu phanh phải đảm bảo bánh xe lăn trơn khi không phanh. Trong một số trường hợp cơ cấu phanh bị bó kẹt do: Bong má phanh, hư hỏng các cơ cấu hồi vị, điều chỉnh không đúng, vật lạ rơi vào không gian làm việc.

Sự bó kẹt cơ cấu phanh sẽ làm mài mòn không theo qui luật, phá hỏng các chi tiết của cơ cấu và đồng thời làm mất khả năng chuyển động của ô tô ở tốc độ cao. Sự bó phanh khi không phanh làm tăng ma sát không cần thiết, nung nóng các bề mặt phanh do đó làm giảm hệ số ma sát dẫn đến giảm hiệu quả phanh. Khi có hiện tượng này có thể phát hiên thông qua sự lăn trơn của ô tô hoặc kích xe lên và cho bánh xe lăn trơn sẽ phát hiện được thong qua tiếng va chạm trong cơ cấu phanh.

Ngoài ra các đầu nối của dẫn động khí nén và thủy lực bắt không chặt củng làm cho quá trình phanh không đảm bảo. trong quá trình sử dụng các đầu nối củng có thể bị hỏng làm rò rỉ dầu và khí nén. Chổ rò khí có thể phát hiên được bằng cách nghe, tuy nhiên nếu chổ rò khí quá nhỏ nghe không được thì dung chổi sơn thường mà quết xa phòng vào. Chổ rò dầu có thể phát hiên bằng cách quan sát. Để khắc phục sự rò rỉ phải xiết lại các đầu nối, nếu tiếp tục rò rỉ thì phải thay mới.

-65-

2.8. Những hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa của cơ cấu bánh xe 2.8.1. Phanh không ăn 2.8.1. Phanh không ăn

Nguyên nhân:

 Hành trình của bàn đạp phanh không đúng

 Đường dầu và đường khí của hệ thống bị rò rỉ

 Piston ở các bánh bị bó cứng

 Các van điều khiển bị hư hỏng

 Bầu trợ lực hơi và phớt giữa tổng trên bị hỏng

 Cúp pen phanh bị hỏng

 Dây phanh tay bị đứt hoặc bị kẹt

 Má phanh bị mòn

Cách khắc phục:

 Chỉnh lại hành trình của bàn đạp

 Xiết chặt lại các đầu khớp nối và thay thế các đệm

 Xả khí trong dầu phanh

 Tháo ra lấy giấy ráp mịn đánh lại bề mặt của bố thắng

 Thay thế đệm cao su và phớt của van tổng

 Thay cúp pen, dây phanh, má phanh mới

2.8.2. Phanh bị bó cứng

Nguyên nhân:

 Hành trình của bàn đạp phanh không đúng

 Phanh tay điều chỉnh sai

 Lò xo kéo hay lò xo hồi vị má phanh bị hư hỏng

 Xi lanh bánh xe bị kẹt

 Xi lanh chính bị hỏng và xi lanh công tác hư hỏng

 Ắc phanh (chốt định vị) bị bó cứng do thiếu dầu mỡ hoặc bị nước vào

Cách khắc phục:

 Điều chỉnh chân đạp phanh

 Điều chỉnh lại phanh tay

 Thay lò xo ở cơ cấu phanh

 Xả gió ở các xi lanh công tác

 Thay xi lanh bánh xe (nếu xi lanh nào bị hư hỏng nặg)

 Tháo khớp nối và bảo dưỡng bằng cách đánh những chỗ có rỉ sét của phần tang trống

2.8.3. Phanh bị ăn lệch sang một bên

Nguyên nhân:

 Áp suất hơi của lốp không đủ hoặc áp suất ở các lốp không đều nhau

 Lốp mòn không đều

 Tang trống phanh bị móp méo

 Một số đường ống dẫn dầu vào xi lanh công tác bị rò rỉ hoặc móp méo

 Má phanh bị dính dầu bôi trơn

 Bộ phận cúp pen chia dầu sang các xi lanh bị hư hỏng  Cách khắc phục

-66-

 Bơm lốp với áp suất đúng quy định với tất cả các bánh xe

 Thay lốp mới nếu lốp đó quá mòn. Lưu ý: Thay lốp nên thay một lần tất cả lốp của các bánh xe

2.8.4.Phanh có tiếng ồn, kêu:

Nguyên nhân:

 Má phanh bị mòn hết lớp đệm lót

 Lớp đệm lót bong ra khỏi guốc phanh

 Bánh xe bị ngập nước

 Các ổ bi đỡ, bi tì bị dơ long

 Lò xo hồi vị bị tuột một đầu ra khỏi lỗ bắt trên guốc phanh  Cách khắc phục:

 Thay má phanh mới

 Tháo bánh xe ra lấy giấy nhám mịn trà bề mặt guốc phanh (nếu lớp lót vẫn còn dùng được)

 Lắp lại lò xo hồi vị nếu lò xo bị yếu

 Thay các ổ bi mới, xiết lại các tán đúng lực quy định

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống phanh dầu trợ lực khí nén xe huyndai HD170 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)