3. Bảo dưỡng cấp 2
3.3.1. Cơ cấu phanh bánh trước
Hình 34: Kết cấu cơ cấu phanh trước
1. Xilanh công tác, 2 .Cam điều chỉnh má phanh, 3. Lỗ chốt định vị dữ má
-47-
3.3.1.1. Cấu tạo:
Đây là cơ cấu phanh tang trống đối xứng nhau qua tâm bánh xe. Xi lanh điều khiển guốc phanh là loại thủy lực. Đầu tựa dưới của guốc phanh có hình dạng cong, trong đó có khả năng tự lực đảm bảo các má phanh tiếp xúc và mòn đều trong quá trình phanh. Guốc phanh được các lò xo hồi vị kẹp chặt giữ cho hai má phanh ở kích thước nhỏ nhất. Má phanh được tán trên bề mặt guốc phanh nhờ đinh tán. Guốc phanh được định vị trên mâm phanh bằng các đệm và đai ốc. Tâm rãnh là đầu tựa của guốc phanh, bán kính bằng khoảng cách từ đầu tựa đến đai ốc . Các đầu của guốc phanh được tựa lên các rãnh trên xi lanh công tác đảm bảo cho guốc phanh không xê dịch theo chiều trục của bánh xe. Cam 2 điều chỉnh má phanh có hình dạng lưỡi gà, trên rãnh có tỳ lên một lẫy chống tự xoay. Khe hở giữa má phanh va tang trống được điều chỉnh bằng cách xoay cam 2 cho đến khi không xoay được nữa thì xoay ngược tở lại khoảng ¼ vòng, nhận biết nhờ lực quay tay của ta. Tất cả các má phanh chúng ta chỉnh như vậy.
Chú ý: Má phanh sau khi lắp vào và chạy sẽ có tiếng cọ sát vì má phanh mài mòn
chưa đều
3.3.1.2. Nguyên lý làm việc
Khi không phanh: dưới tác dụng của các lò xo hồi vị, các má phanh được giữ chặt không cho bung về phía trống phanh.
Khi phanh: Áp suất dầu trong xi lanh tăng cao tạo áp lực trên piston đẩy guốc phanh áp sát vào trống phanh. Khi các má phanh áp sát vào trống phanh thí áp lực dầu tiếp tuc tăng tạo moomen phanh hãm các bánh xe lại.
Khi thôi phanh: Lò xo 4 kéo các guốc phanh trở lại vị trí ban đầu, dầu trở về xi lanh chính, giữa má phanh và trống phanh có khe hở kêt thúc quá trình phanh.