3. Một số loại dẫn động phanh
3.4. Dẫn động phanh liên hợp (thủy-khí)
Phanh truyền động liên hợp thủy khí thì được dùng trên các ô tô và đoàn ô tô có tải trọng lớn và rất lớn.
Hệ thống phanh thủy - khí là hệ thống phanh kết hợp giữa hai kiểu dẫn động phanh thủy lực và khí nén.
-38-
1. Đường khí vào, 2. Máy nén khí, 3. Máy nén khí, 4. Bàn đạp phanh, 5. van phân phối, 6- 13. Xilanh bánh xe, 7-14. Trông phanh, 8-15. Má phanh, 10-12. Xilanh phanh chính
Nguyên lý hoạt động :
Máy nén khí (2) được dẫn động bởi động cơ của ôtô thông qua các dây đai, và nạp khí nén vào bình chứa khí nén (3).
Khi người điều khiển tác dụng lên bàn đạp phanh (4), van phân phối khí nén (5) sẽ mở, khí nén từ bình chứa sẽ đi qua van phân phối đến các xilanh lực đẩy piston của xilanh lực ép các piston của xilanh chính (10-12), áp suất dầu trong xilanh chính và trong hệ thống tăng lên, sinh ra lực tác động lên các piston của các xilanh con (6-13), do đó sẽ làm cho các guốc phanh cùng má phanh (8-15) ép sát vào trống phanh (7-14) để thực hiện quá trình phanh.
Hệ thống phanh thủy-khí được trang bị cho các xe tải trọng cỡ trung và lớn, nó phối hợp cả hai ưu điểm của hệ thống dẫn động phanh: bằng thủy lực và bằng khí nén. Nhờ vậy mà hệ thống phanh thủy - khí có lực tác dụng lên bàn đạp nhỏ, độ nhạy cao và có thể sử dụng cho nhiều loại xe chỉ cần thay đổi cơ cấu phanh.
Ưu, nhược điểm của hệ thống phanh thủy khí:
Ưu điểm: Hệ thống phanh thủy khí thường dùng trên ôtô vận tải trung bình và lớn. Nó phối hợp cả ưu điểm của phanh khí nén và phanh thủy lực, cụ thể là lực tác dụng lên bàn đạp bé, độ nhảy cao, hiệu suất lớn và có thể sử dụng cơ cấu phanh nhiều loại khác nhau.
Nhược điểm: Hệ thống phanh thủy khí sử dụng chưa rộng rãi do phần truyền động thủy lực còn bị ảnh hưởng nhiều của nhiệt độ, kết cấu phức tạp, nhiều chi tiết.
Lực tác động lên bàn đạp phanh hoặc đòn điều khiển phanh cũng như hành trình bàn đạp và đòn điều khiển phanh phụ thuộc ở mômen phanh cần sinh ra và các thông số dẫn động phanh