Cơ cấu phanh bánh sau

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống phanh dầu trợ lực khí nén xe huyndai HD170 (Trang 47)

3. Bảo dưỡng cấp 2

3.3.2. Cơ cấu phanh bánh sau

Hình 35: Kết cấu phanh sau

1. Ống dầu cấp 2. Xilanh công tác, 3.Lò xo hồi vị, 4.bu long chỉnh guốc phanh, 5. guốc phanh; 6. Má phanh, 7. chốt định vị(ắcphanh);8. Vít xả gió, 9.Tang

trống(trống phanh)

Cơ cấu phanh sau có cấu tạo và nguyên lý làm việc tương tự như cơ cấu phanh trước. Tuy nhiên do mômen phanh cầu sau lớn hơn cầu trước nên xi lanh công tác, guốc phanh và chiều rộng má phanh cơ cấu phanh sau lớn hơn cơ cấu phanh trước.

3.4. Các van điều khiển

-48-

Hình 36: Kết cấu van điều chỉnh áp suất

1.đường thải, 2. lò xo, 3.thân van, 4.ống thải, 5. van, 6.piston,

7.đường khí từ bình chứa; 8.đường khí vào máy nén và bộ sấy

3.4.1.1. Cấu tạo:

Gồm có piston số 6 được đẩy xuống nhờ lò xo 2. van 5 ngăn không cho khí nén từ cửa 8 vào đường ống thải trong tình trạng van chưa hoạt động. cửa 8 nối với máy nén. Cửa 7 nối với bình chơas khí nén. Cửa 1 thông với khí trời.

3.4.1.2. Nguyên lý hoạt động:

 Áp lực của khí nén trong bình chứa khí luôn tác dụng lên piston và có xu hướng đẩy piston đi lên. Khi áp lực khí nén trong máy nén khí cao tới mức thắng được lực lò xo 2 thì piston đi lên và mở van 5. Van dở tải của máy nén mở ra, máy nén rơi vào tình trạng không tải. Không khí được dẫn đến bộ sấy khí để làm tái sinh chất làm khô.

 Khi không khí từ từ hạ xuống áp suất thấp qui định thì piston được kéo xuống bởi lực của lò xo 2. Khi đó van nạp 5 đóng lại, không khí trong máy nén lên tới phần dỡ tải và theo đường ống thải của bộ phận làm khô đi ra ngoài không khí. Máy nén trở lại tình trạng có tải.

3.4.2. Van an toàn:

Hình 37: Kết cấu van an toàn

1 .lò xo, 2.cửa thải, 3.van thải, 4. Cửa khí nén đến từ bình chứa

Nguyên lý hoạt động: khí nén từ bình chứa khí nén được dẫn đến van an toàn và

luôn tác dụng lên van số 3. Khi áp suất khí nén ở bình chứa ở mức cho phép thì dưới tác dụng của lực lò xo 1 sẽ đẩy van 3 đi xuống đóng cửa thải của van an toàn. Khi áp suất trong bình chứa lớn quá mức cho phép thì sẽ thắng lực lò xo 1 và đẩy van thải đi lên. Khí nén sẽ đi qua cửa thải ra ngoài không khí để giảm áp suất cho bình chứa. Khi áp suất bình chứa giảm xuống mức qui định thì lò xo sẽ đẩy van đi xuống đóng đường cung cấp khí cho van an toàn

-49-

PHẦN II:

KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE HYUNDAI HD170

CHƯƠNG I: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG PHANH

1. BẢO DƯỠNG THEO CA

 Người thực hiện: lái xe

 Thời gian thực hiện : trước khi vận hành xe thì người lái xe phải tiến hành các công việc bảo dưỡng ca để đảm bảo tính an toàn khi xe vận hành

 Các công việc cần làm:

 Xem mức dầu phanh trong bình chứa dầu phanh để mức dầu đản bảo nằm giữa mức Max và Min.

 Kiểm tra sự rò rỉ dầu của các đường ống, các khớp nối của cả đường dầu và đường khí.

 Khởi động động cơ, thử phanh để đảm bảo hệ thống phanh vẫn hoạt động bình thường.

2. BẢO DƯỠNG CẤP 1

 Người thực hiện : 4 người thợ

 Thời gian thực hiện: sau khi xe vân hành được khoảng 2000 đến 3000 Km  Các công việc cần thực hiện:

 Bao gồm tất cả các công việc bảo dưỡng ca và thêm các công việc sau đay  Tháo các bánh xe ra

 Đánh các mặt tiếp xúc của trống phanh và má phanh và thổi sạch bằng khí nén. Nếu má phanh mòn quá mức cho phép thì phải thay.

 Thay mỡ ở các bạc đạn moay ơ bánh xe

 Kiểm tra dộ mòn và tróc xước của các bạc đan. Nếu quá mòn hay tróc rỗ nhiều quá thì phải thay bạc đạn

 Kiểm tra sự rò rỉ dầu ở xi lanh bánh xe. Nếu có dầu rò rỉ thì thay phớt dầu

 Ngâm piston xi lanh bánh xe vào dầu hỏa và đánh sạch các lớp gỉ bằng bàn chải sắt  Lắp bánh xe lại và xả hết khí trong dầu phanh

 Điều chỉnh khe hở má phanh và trống phanh

 Đem xe lên bệ thử phanh để đo độ chênh lệch về độ ăn phanh của các bánh xe bên trái và bên phải. nếu độ chênh lệch quá 25% thì phải điều chỉnh lại.

3. BẢO DƯỠNG CẤP 2

 Người thực hiện: cần 4 người thợ và một cán bộ kỹ thuật

 Thời gian thực hiện : khoảng sau 3 đến 4 lần bão dưỡng cấp 1 thì tiến hành bão dưỡng cấp 2.

-50-  Công việc cần thực hiện: công việc bảo dưỡng cấp 2 bao gồm tất cả các công việc bảo dưỡng cấp 1 và phải tháo tất cả các bộ phận của hệ thống phanh ra để kiểm tra, điều chỉnh lại tât cả các thông số kỹ thuật theo đúng qui định.

Các thao tác kỹ thuật bảo dưỡng cấp 2 đối với các bộ phận hệ thống phanh

3.1. Van điều chỉnh áp suất 3.1.1 .kiểm tra chức năng 3.1.1 .kiểm tra chức năng

 Tháo van điều khiển trước bình chứa khí mà ống khí từ máy sấy khí nối vào đây, và gắn đồng hồ không khí thay vào đó

 Khởi động động cơ. Trong khi quan sát đồng hồ không khí, từ từ tăng áp lực không khí lên và kiểm tra xem cao áp qui định mà ở đó đồng hồ không khí dừng lại nằm trong giới hạn chuẩn 805 kPa.

3.1.2. Điều chỉnh áp lực tham chiếu

 tháo nắp đậy ra khỏi bộ điều chỉnh áp lực không khí và nới lỏng đai ốc hãm

Hình 38: Tháo nắp đậy ra

 Khi kim đồng hồ không khí còn dừng lại, hãy vặn ốc điều chỉnh để được cao áp tham chiếu là 805 kPa.

Hình 39: Chiều quay của vít điều chỉnh

 Sau khi cao áp tham chiếu đã được điều chỉnh, hãy đạp bàn đạp phanh để giảm áp lực không khí từ từ.

-51-

Hình 40: Xiết chặt đai ốc hãm

 Sau khi xiết chặt đai ốc hãm, kiểm tra lại cao áp và áp thấp tham chiếu để bảo đảm chúng đạt yêu cầu kỹ thuật.

3.2. Van điều khiển thủy lực ( xilanh chính) 3.2.1. Lắp và cài đặt. 3.2.1. Lắp và cài đặt.

Hình 41: Sơ đồ láp xi lanh chính trên hệ thống phanh

chú ý khi lắp

1. Trước khi lắp đạt bộ tăng áp phanh phải lau sạch dầu phanh còn bám trên bề mặt sơn trong khi ống dầu phanh đang được tháo vì nó sẽ làm tróc sơn.

2. Bích hai đầu ống dầu phanh và ống khí được tháo ra và các lỗ trong bộ tăng áp phanh mà từ đây các ống được tháo ra

3. Sau khi lắp kiểm tra xem các ống có bị xì không

-52-

3.2.2. Trình tự tháo và kiểm tra.

Hình 42: Trình tự tháo bộ tăng áp phanh

-53-

Chú ý khi tháo.

1. Đừng tháo vòng đệm chữ O, bộ khoen chặn piston thủy lực và piston thủy lực nếu chưa cần thay.

2. Trước khi tháo quét sạch bụi bẩn, ngoại vật khỏi bề mặt tránh chúng rơi vào trong. 3. Đánh dấu canh thẳng hang trước khi tháo.

4. Không nhúng các chi tiết bằng cao su vào dung dịch tẩy.

5. Các chi tiết bằng cao su được lau sạch bằng vải nhúng cồn. các chi tiết bằng kim loại thì rửa sạch bằng dung dịch tẩy, thổi hơi cho sạch.

Chú ý khi lắp.

1. Bôi mỡ gốc Lithi vào mặt trong của vỏ, mặt trượt của gioăng cao su và mặt trượt tiếp xúc với trục ( 20g đối với mặt trong của vỏ, 10g đối với gioăng cao su).

2. Bôi mỡ gốc Lithi vào mặt trượt của piston và van của van rơle và đóng đệm chữ O. 3. Bôi dầu phanh vào các mặt trượt của xi lanh thủy lực và bộ piston thủy lực. ngoài

ra bôi dầu Silicon vào cái phớt trong bộ thanh cản.

4. Lắp khớp nối chữ L bằng cách siết nó từ 15 đến 195 N.m. xoay nó ra hướng qui định bằng cách vặn nó một vòng sau khi đã đạt được giới hạn mômen dưới. không được vượt quá giới hạn mômen trên.

3.3. Cơ cấu phanh bánh xe. 3.3.1. Cơ cấu phanh bánh trước. 3.3.1. Cơ cấu phanh bánh trước.

 Tháo

Đỗ xe, tháo bánh trước

Tháo long đền A, bạc lót ngoài B và khớp nối đùm trục C khỏi khớp nối D

Hình 43: Trình tự tháo bánh trước

Tháo lò xo giữ guốc phanh và chốt giữ guốc phanh, thào lò xo hoàn lực, tháo cụm guốc phanh và lớp lót bố phanh.

-54-

Hình 44: Các chi tiết cơ cấu phanh trước

 Thay thế

 Xi lanh bánh xe

 Sau khi chạy 64000 km, kiểm tra nếu bên trong xi lanh của bộ điều chỉnh và xi lanh bánh xe có gỉ. kiểm tra xem ngăn bụi có hư hỏng, kiểm tr xem chén piston có bị mòn, nứt, lồi ra. Sau khi kiểm tra nếu cần thiết thì thay thế các bộ phận bị hư hỏng.

 Nới lỏng vít, tháo piston của bộ điều chỉnh

Hình 45: Tháo piston của bộ điều chỉnh

 Lớp lót

 Sử dụng một máy khoan, khoan bộ nối đinh tán mặt guốc phanh. Tháo lớp lót ra.

Hình 46: Khoan bộ đinh tán của guốc phanh

-55-

 Làm sạch bề mặt giữ mà phanh của guốc phanh bằng một lớp dầu qui định.

 Đóng đinh tán với áp lực khoảng 2100kg

Hình 47: Đóng bộ đinh tán

 Lắp

 Sau khi ráp cụm xilanh bánh xe, lắp lò xo hoàn lực của guốc phanh.

 Lắp lò xo giữ guốc phanh

 Tra dầu vào mỗi bộ phận

Hình 48: Các chi tiết cơ cấu phanh trước

3.3.2. Cơ cấu phanh bánh sau

 Tháo

 Đặt chặn gỗ vào phía trước và sau của bánh xe trước

 Nới lỏng ốc bánh xe, nâng cầu xe lên với con đội

 Sau khi tháo ốc bánh A, tháo bánh và lốp B khỏi đùm trục C

Hình 49: Tháo bánh sau khỏi đùm trục

-56-

Hình 50: Tháo bu long đùm trục và tháo cầu sau

 Tháo phớt dầu A

Hình 51: Tháo phớt dầu

 Nới lỏng bu lông siết ốc khóa A, tháo long đền khóa B

Hình 52: Tháo bu lông siết ốc khóa

 Dùng công cụ chuyên dụng tháo ốc khóa A

-57-

 Tháo đùm trục bánh sau B cùng bạc lót ngoài C khỏi khoang cầu xe A

Hình 54: Tháo đùm trục bánh sau

 Thay thế và lắp lại.

Qui trình thay thế các bộ phận như má phanh,chén piston và qui trình lắp lại tương tự như phanh trước.

-58-

CHƯƠNG II: CHUẨN ĐOÁN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC SỰ CỐ CỦA HỆ THỐNG PHANH

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống phanh dầu trợ lực khí nén xe huyndai HD170 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)