Dự báo ảnh hưởng của khai thác than đến các yếu tố khác:

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ các nguồn ô nhiễm môi trường đặc thù của ngành than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý các nguồn gây ô nhiễm này trong giai đoạn 2010-2020 (Trang 61)

- Gia công chế biến (Nhà máy tuyển) Gây bụi Gây ồn

3.4Dự báo ảnh hưởng của khai thác than đến các yếu tố khác:

1 Vùng Uông Bí 86653.8 09080 060

3.4Dự báo ảnh hưởng của khai thác than đến các yếu tố khác:

Đến năm 2020 sẽ vẫn tiếp tục diễn ra biến động địa hình (cả địa hình âm và dương) với cường độ cao. Diện tích các khu mỏ, phần bồi lấp bởi đất đá thải tăng lên. Sau năm 2020 nếu phương thức khai thác than chủ yếu là hầm lò thì mức độ biến động địa hình sẽ giảm đi đáng kể. Biến động địa hình lúc này chủ yếu là biến động dương. Quá trình bồi lấp làm thay đổi địa hình, mạng lưới sông, suối vẫn tiếp tục nhưng với cường độ giảm dần.

Sự phát tán chất ô nhiễm đến vùng lân cận phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố khí tượng (hướng, tóc độ, tần suất gió, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,...), đặc trưng địa hình, thảm thực vật, hệ thống sông, suối, mật độ và kích thước các hồ chứa nước, mật độ và diện tích các thành tạo nhân sinh... Ngoài ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và cơ chế quản lý môi trường và vùng có khoáng sản có ảnh hưởng rất lớn đối với cả nguồn gây ô nhiễm lẫn điều kiện phát tán chất ô nhiễm. Các yếu tố tác động tới nguồn và điều kiện phát tán chất ô nhiễm diễn biến khá phức tạp theo thời gian. Trong khi đó, các yếu tố khác như sản lượng khai thác than nói chung, khai thác bằng công nghệ hầm lò, bơm thoát nước mỏ, mật độ và diện tích các công trình nhân sinh sẽ tăng liên tục đến khi mỏ ngừng hoạt động. Nếu không

có sự đổi mới triệt để và cách mạng trong công nghệ khai thác, quản lý môi trường và vùng đất có khoáng sản, các đặc trưng địa hình, thảm thực vật, hệ thống sông, suối, hồ... sẽ tiếp tục phát tán các chất ô nhiễm. Những yếu tố này sẽ phát triển theo hướng hạn chế số lượng nguồn nguồn và điều kiện phát thải chất ô nhiễm nếu có sự đổi mới sâu sắc và toàn diện về cơ chế quản lý, đất đai vùng mỏ và công nghệ khai thác, đổ thải và bảo vệ môi trường.

Vì những yếu tố chi phối nguồn và phát thải chất ô nhiễm thay đổi phức tạp theo thời gian mà số liệu định lượng lại không có nên việc dự báo mức độ và quy mô ô nhiễm môi trường khí và nước chỉ dừng ở mức định tính là chủ yếu.

Trong điều kiện không có thay đổi mang tính cách mạng trong quản lý đất đai và môi trường vùng mỏ cũng như công nghệ khai thác khoáng sản, công nghệ đổ thải và kỹ thuật làm sạch môi trường thì mức độ, quy mô ô nhiễm môi trường khí, môi trường nước tiếp tục tăng mạnh theo thời gian mỏ hoạt động và sản lượng khai thác than. Trữ lượng nước cũng suy giảm nhanh theo tiến trình đó. Trong điều kiện ngược lại về quản lý và công nghệ thì quy mô, mức độ ô nhiễm do khí sẽ tăng chậm còn ô nhiễm do bụi sẽ giảm mạnh

Dự báo trong thời gian đến năm 2020, các tai biến môi trường liên quan đến khai thác than sẽ tăng lên. Hiện nay các mỏ than lộ thiên lớn như Đèo Nai, Cọc Sáu, Núi Béo... độ sâu khai thác tăng dần, diện tích các khu mỏ có cấu trúc địa chất, tính chất cơ lý của đất đá, điều kiện địa chất thủy văn tương đối ổn định cho ổn định bờ mỏ giảm dần. Vì vậy, thời gian tới đây việc ổn định các bờ mỏ chống trượt lở trở nên rất quan trọng. Hiện tượng trượt các bờ mỏ có tiềm năng tăng lên cả về số lượng. Sau năm 2020, do tăng cường khai thác than hầm lò, giảm khai thác than lộ thiên nên hiện tượng trượt tại các bờ mỏ sẽ giảm. Các tai biến đột khởi cùng với việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản sẽ có khả năng tăng lên so với hiện nay. Tuy nhiên, so với thời gian trước (khi chưa có quy định về cấm khai thác than than trái phép) thì các tai biến này sẽ giảm. Riêng khả năng sụt lún gây mất ổn định các công trình xây dựng sẽ tiếp tục tăng trong cả giai đoạn đến năm 2020.

Cấu trúc địa hình và địa mạo trong khu vực sẽ bị tác động và thay đổi do hoạt động quy hoạch tìm kiếm thăm dò địa chất, quy hoạch khai thác than, vận chuyển và đổ thải, sử dụng tài nguyên nước. Bên cạnh đó, những biến đổỉ về địa hình địa chất có khả năng kèm theo các tai biến môi trường như: trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ do các hoạt động xây dựng và khai thác vượt quá khả năng chịu tải cho phép của yếu tố địa chất công trình; hoạt động khai thác than, đổ thải và vận chuyển (than, đất đá thải, vật liệu…) làm biến dạng địa hình, địa chất, sạt lở bờ mỏ, bồi lắng các thủy vực, tạo ra các sự cố môi trường (nổ khí mê tan, bục nước, sập lò...), các hoạt động khai thác và sử dụng nước ngầm làm suy yếu các tầng địa chất mặt nông, gây sụt, lún đất tự nhiên hoặc khi có tác động chịu tải của các công trình xây dựng. Các khu vực có nguy cơ cao đối với từng loại tai biến môi trường bao gồm: khu vực tả ngạn và hữu ngạn của các lưu vực sông Diễn Vọng, Mông Dương (Cẩm Phả); sông Diễn Vọng, Đồng Lá (Hòn Gai); sông Đá Bạc, sông Đồng Rì, sông Cái Mép, sông Vàng Danh, sông Míp (Uông Bí.

Các điều kiện khí tượng khu vực sẽ bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực do hoạt động quy hoạch phát triển tìm kiếm thăm dò, khai thác, sàng tuyển, vận tải, kinh doanh và phân phối than, xây dựng các công trình phụ trợ v.v... Việc phát thải các loại khí thải khác nhau, nhất là bụi, khói ảnh hưởng tới tầm nhìn xa của con người và làm suy giảm chất lượng nước mưa.

Các điều kiện về thủy văn khu vực, đặc biệt là chế độ thủy văn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng bị biến đổi do hoạt động quy hoạch tìm kiếm thăm dò địa chất, khai thác than. Trước hết, quá trình khai thác than lộ thiên sẽ làm biến dạng địa hình xung quanh, gây ảnh hưởng tới chế độ các dòng chảy mặt, quá trình khai thác hầm lò ảnh hưởng tới các mạch nước ngầm, gây ô nhiễm và biến đổi dòng chảy các mạch nước này. Công tác đổ thải và lưu trữ đất đá thải sẽ làm biến đổi chế độ thủy văn, gây tập trung dòng chảy và bồi lắng các thủy vực xung quanh các bãi thải. Ngoài ra, quy hoạch xây dựng các tuyến đường vận chuyển sẽ làm thay đổi địa hình khu vực, các tuyến đường xây dựng thường có nền đường cao hơn các khu vực

xung quanh do đó làm thay đổi chế độ các dòng chảy mặt. Hướng và cường độ dòng chảy mặt thay đổi sẽ tác động tới các khu vực mà nó đi qua, đặc biệt trong mùa mưa lũ. Chế độ thuỷ văn của các sông, hồ, suối trên địa bàn các tỉnh Quảng Ninh sẽ bị thay đổi đặc biệt mùa nước kiệt do nhu cầu cung cấp nước (sinh hoạt và công nghiệp) của các mỏ than và các công trình phụ trợ. Nguy cơ thiếu nước có thể xảy ra vào mùa kiệt. Ngoài ra, mực nước ngầm khu vực có thể bị hạ thấp do việc khai thác nước ngầm quá mức và kéo theo đó là nguy cơ sụt lún địa chất. Theo quy hoạch phát triển ngành Than thì các khu vực có khả năng chịu ảnh hưởng bao gồm:Khu vực khai thác hầm lò thuộc bể than Đông BắcKhu vực cấp nước Uông Bí – Mạo Khê (vùng Uông Bí)Sông Diễn Vọng, các giếng khoan khai thác nước ngầm, các giếng đào, moong khai thác cũ trong vùng Hòn Gai Sông Diễn Vọng; các giếng khoan, các khu vực thuộc hệ thống cấp nước Cửa Ông - Mông Dương và hệ thống cấp từ nguồn mạch nông trong vùng Cẩm Phả

Hệ sinh thái và đa dạng sinh học trên địa bàn các tỉnh Quảng Ninh có thể bị tác động và biến đổi mạnh. Dự báo xu hướng biến đổi của các hệ sinh thái và đa dạng sinh học do tác động của quy hoạch phát triển ngành than được thể hiện như sau:

- Suy giảm về loài các loài thực vật do hoạt động phát quang, chặt phá rừng trong quá trình thăm dò và khai thác than.

- Suy giảm năng suất và chất lượng các hệ sinh thái rừng trồng và rừng nguyên sinh do tác động của các chất ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động ngành than đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các hệ sinh thái này.

- Mất đi nơi cư trú của các loài động vật do các hoạt động chuyển đổi phương thức sử dụng đất, phát quang cây cối và khai thác than.

- Suy thoái chất lượng nước kéo theo suy giảm các loài sinh vật thủy sinh do tác động của nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn.

tải than bằng đường thủy.

- Giảm nơi xuất hiện của các loài quý hiếm do tác động của tiếng ồn các máy móc khai thác và tiếng ồn của các phương tiện vận chuyển.

- Các loài sinh vật bị suy giảm nên giá trị về đa dạng sinh học của các khu vực gần khai thác sẽ bị giảm sút đáng kể, số lượng loài đặc hữu và các loài có giá trị khoa học sẽ giảm đi.

Chương IV.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ các nguồn ô nhiễm môi trường đặc thù của ngành than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý các nguồn gây ô nhiễm này trong giai đoạn 2010-2020 (Trang 61)