Những kết quả chính:

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ các nguồn ô nhiễm môi trường đặc thù của ngành than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý các nguồn gây ô nhiễm này trong giai đoạn 2010-2020 (Trang 53)

- Gia công chế biến (Nhà máy tuyển) Gây bụi Gây ồn

2.5.1Những kết quả chính:

Trong những năm qua Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam (trước kia là Tổng công ty than Việt Nam đã có nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể quản lâm tài nguyên và MT (TN&MT) và đã phối hợp tương đối chặt chẽ với UBND tỉnh Quảng Ninh và các Sở, Ban, Ngành, địa phương trong tỉnh để tăng cường quản lý TN&MT trong HĐKS:

- Quan tâm giáo dục, nâng cao ý thức quản lý bảo vệ TN&MT: tổ chức tốt và đi vào nề nếp việc trồng cây hàng năm, gắn yêu cầu về quản lý TN&MT vào các chỉ tiêu thi đua, khen thưởng hoặc kỷ luật. Đã có 02 doanh nghiệp và 01 cá nhân đạt giải thưởng MT quốc gia.

- Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật và trình độ quản lý về TN&MT trong HĐKS đối với cán bộ.

- Hầu hết các mỏ trước khi khai thác đều có thiết kế, hợp đồng thuê đất và lập Báo cáo đánh giá tác động MT (ĐTM); thực hiện quan trắc định kỳ MT mỏ (trong và ngoài ranh giới mỏ) với tần suất 2 - 4 lần/ năm (trong ranh giới mỏ) và 4 lần/năm (ngoài ranh giới mỏ). Lập báo cáo khai thác KS theo quy định của Luật Khoáng sản.

gồm 01 Trưởng ban, 02 phó ban và 02 chuyên viên. Tại các đơn vị trực thuộc Vinacomin hiện nay đã có 12 doanh nghiệp có phòng Môi trường như Công ty tuyển than Cửa Ông, Công ty tuyển than Hòn Gai, các công ty than: Cọc Sáu, Cao Sơn, Đèo nai..., Hầu hết các doanh nghiệp còn lại đều đã bố trí cán bộ phụ trách công tác bảo vệ môi trường, chủ yếu là kiêm nhiệm và thuộc các phòng như kế hoạch đầu tư, kỹ thuật, an toàn....

- Hầu hết các doanh nghiệp thuộc Vinacomin thực hiện nghiêm túc việc nộp phí MT đối với HĐKS theo Nghị định 137/CP của Chính phủ và phí nước thải ra MT theo Nghị định 67/CP của Chính phủ. Năm 2005, Vinacomin nộp cho Nhà nước 150 tỷ đồng phí môi trường; nộp 1 tỷ đồng phí nước thải công nghiệp, chiếm 90% tổng lượng phí loại này thu được trên địa bàn tỉnh.

- Nhiều mỏ than đã áp dụng nhiều công nghệ mới trong khai thác than: thay thế gỗ chống lò bằng vì chống thủy lực; áp dụng các công nghệ xử lý nước thải như tại Nhà máy tuyển than Cửa Ông, công ty than Hà Lầm..., các công nghệ về xử lý bụi: hệ thống phun sương dập bụi tại các khu vực nghiền sàng than: nhà máy tuyển than Cửa Ông, Công ty than Núi Béo...

- Hoàn thành việc thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng: 3 cơ sở sản xuất than có tên trong danh mục buộc phải xử lý triệt để đến 2007 là các mỏ Cọc Sáu (xử lý nước thải mỏ), Đèo Nai (xử lý bãi thải Nam Đèo Nai), Nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng (xử lý bụi).

- Tính đến năm 2005, tổng diện tích trồng rừng, trồng cây phủ xanh trong ranh giới mỏ đã thực hiện khoảng 1400 ha.

- Đã xây dựng nhiều công trình BVMT, triển khai nhiều chương trình, kế hoạch nghiên cứu thăm dò, điều tra cơ bản và nghiên cứu thử nghiệm, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ theo hướng sử dụng tiết kiệm TNTN và hạn chế gây ô

nhiễm môi trường, giảm tới mức tối đa việc tổn thất các tài nguyên khác liên quan. - Đầu tư các công trình BVMT, phòng ngừa ô nhiễm môi trường: Vinacomin đã thành lập quỹ MT ngành than từ năm 1999, hàng năm đầu tư khoảng 200 tỷ đồng cho các công trình bảo vệ MT trong ngành.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ các nguồn ô nhiễm môi trường đặc thù của ngành than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý các nguồn gây ô nhiễm này trong giai đoạn 2010-2020 (Trang 53)