Hiện trạng các nguồ nô nhiễm môi trường đặc thù của ngành than

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ các nguồn ô nhiễm môi trường đặc thù của ngành than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý các nguồn gây ô nhiễm này trong giai đoạn 2010-2020 (Trang 36)

- Gia công chế biến (Nhà máy tuyển) Gây bụi Gây ồn

2.3.2 Hiện trạng các nguồ nô nhiễm môi trường đặc thù của ngành than

Căn cứ vào bảng phân tích các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ các hoạt động khoáng sản và thực tế các vấn đề môi trường phát sinh từ hoạt động khai thác khoáng sản than có thể thấy rõ nguồn gây ô nhiễm môi trường đặc thù của ngành than hiện nay được xác định chủ yếu là bụi và nước thải mỏ. Dưới đây phân tích cụ thể các nguồn ô nhiễm này như sau:

2.3.2.1 Bụi

Bụi được tạo ra ở hầu khắp các khâu công nghệ khai thác mỏ. Bụi tác động đến MT bên ngoài chủ yếu là các khâu vận chuyển, sàng tuyển, chế biến và tiêu thụ than. Trong các khâu công nghệ, vận chuyển than là khâu tạo bụi lớn nhất, phạm vi ảnh hưởng rộng nhất. Tiếp đến là các khâu sàng tuyển và tiêu thụ. hành phần bụi tại vùng than Quảng Ninh có những đặc điểm riêng biệt so với những nơi khác. Theo kết quả điều tra hàm lượng silic chứa trong 1m3 bụi ở vùng mỏ như sau: trong bụi than: 8.5 3mg chiếm 3,6 ÷ 13,5% tổng số bụi; trong bụi đá: 20 2mg chiếm 12 ÷ 26 % tổng số bụi [3].

- Đối với khai thác lộ thiên: Do đặc điểm phương pháp khai thác lộ thiên , hầu hết tất

cả các khâu công nghệ đều tạo ra bụi, không chỉ ảnh hưởng đến MT làm việc trực tiếp mà còn làm xấu chất lượng không khí của khu vực. Hàm lượng bụi than, bụi đá liên tục phát sinh trong suốt chu trình sản xuất than từ khoan, nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển sàng tuyển, chuyển tải lên tầu, xà lan, tầu để tiêu thụ. Trong bảng 2.5 giới thiệu một số kết quả đo bụi khi các máy móc làm việc cũng như ở một số vị trí làm việc trên mỏ lộ thiên.

Bảng 2.5 Mức độ tạo bụi của các hoạt động khai thác than [3]

Dạng hoạt động Các hình thức hoạt động Nồng độ bụi(mg/m3)

Xúc bốc

- Khi máy xúc EKG-5A hoạt động với công suất 175 m3/h.

- Khi máy xúc EKG-5A không làm việc.

205,0 18,5 Nổ mìn

- Với 200 kg thuốc nổ ( đo ở độ xa 30 - 40m) tạo đám mây cao 200m.

- 1 tấn đất đá tạo ra 27 - 170g bụi.

800-5.000

Vận tải bằng ôtô - Khi ô tô chạy qua.- Khi tần suất ôtô lớn nhất 1202.257 Đổ thải - Khi ô tô đổ thải.- Khi đã lan toả bình ổn 1.34038 Sàng tuyển than - Trong xí nghiệp tuyển than Cửa Ông.

- Khi vực bao quanh xí nghiệp.

108,7 90 - 127

- Đối với KTHL: Mức độ, quy mô gây ô nhiễm MT về bụi của các mỏ than

hầm lò cho MT xung quanh thấp hơn so với các mỏ than lộ thiên. Trong bảng 2.6 giới thiệu một số kết quả đo bụi khi các máy móc làm việc cũng như ở một số vị trí làm việc của công nhân trên mỏ hầm lò.

Bảng 2.6: Nồng độ bụi ở các lò chuẩn bị dọc vỉa than mức –25/+30 (Mạo Khê) [3]

STT Vị trí đo bụi Nồng đồ bụi mg/m3

1

ở lò chuẩn bị dọc vỉa than mức –25 - Khi khoan, đo cách gương lò 2m

- Sau khi nổ mìn 30phút, đo cách gương 5m - Khi xúc bốc than thủ công.

10-16 13-20 17-31

2

ở lò chuẩn bị dọc vỉa than mức +30 - Khi khoan, đo cách gương lò 2m

- Sau khi nổ mìn 30phút, đo cách gương 5m - Khi xúc bốc than thủ công.

15-26 22-30 19-35

(Nguồn Trung tâm thực nghiệm khai thác mỏ)

Trong bảng 2.7 giới thiệu kết quả đo bụi ở các vị trí khác nhau trong lò chợ. Có thể thấy rằng nồng độ bụi trong không khí lò chợ ở nhiều thời điểm cao hơn nồng độ tối đa cho phép nhiều lần.

Bảng 2.7: Nồng độ bụi ở các lò chợ vỉa 9B Đông -25/+30 (Mạo Khê) [3]

TT Vị trí đo bụi Nồng đồ bụi

mg/m3

1 Cách chân lò chợ 5m:

- Khi không tháo than từ lò chợ xuống máng cào. - Khi than từ lò chợ xuống máng cào.

8-15 6-87 2 Ở giữa lò chợ:

- Cách vị trí khoan 3m.

- Khi vận tải than trong lò chợ. - Sau khi nổ mìn cách 35 phút.

25-38 85-93 83-95 Ở đầu lò chợ cách lò dọc vỉa trong than mức +30 5m:

- Khi khoan ở phía dưới - Sau khi nổ mìn ở phía dưới.

- Khi xúc bốc, vận tải than trong lò chợ và tháo than.

19-27 78-91 88-95

- Đáng chú ý là tại đây số lượng các hạt bụi hô hấp có đường kính nhỏ từ 0.5 - 5 m chiếm tới 90% tổng số hạt bụi. Hàm lượng silíc cao trong bụi là nguyên nhân chính gây nên bệnh bụi phổi cho các công nhân vùng mỏ.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ các nguồn ô nhiễm môi trường đặc thù của ngành than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý các nguồn gây ô nhiễm này trong giai đoạn 2010-2020 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w