Một số dự báo thay đổi trong môi trường kinh doanh và thị trường giấy Việt Nam trong giai đoạn đến

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của công ty giấy Việt Pháp (Trang 67)

Các phân xưởng sản xuất

4.1. Một số dự báo thay đổi trong môi trường kinh doanh và thị trường giấy Việt Nam trong giai đoạn đến

Việt Nam trong giai đoạn đến 2020

Trong những năm qua, ngành giấy Việt Nam đã có bước tăng trưởng ổn định về nhu cầu cũng như năng lực sản xuất giấy. Nền kinh tế Việt nam là nền kinh tế đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng cao hàng năm, dân số Việt Nam lớn và không ngừng gia tăng, thu nhập trên đầu người ngày càng gia tăng. Ngoài ra, tiêu thụ giấy bình quân/đầu người của Việt Nam còn rất thấp, mới đạt 28kg/người/năm so với mức tiêu thụ bình quân của châu Á là 50,7kg và của thế giới là 80 kg. Điều này cho thấy thị trường giấy Việt Nam có triển vọng rất lớn. Đây là một trong các yếu tố hỗ trợ cho sự phát triển của ngành giấy Việt Nam.

Năng lực sản xuất giấy và bột giấy

Thị trường giấy Việt nam còn nhiều khoảng trống, đặc biệt là phân khúc sản phẩm giấy bao bì và giấy in viết, năng lực sản xuất mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu tiêu dùng nội địa do đó đây là các mảng thị trường phát triển tiềm năng trong tương lai. Ngoại trừ 2 doanh nghiệp lớn là Giấy Bãi Bằng và Giấy Tân Mai tự chủ được khoảng 80% nhu cầu bột cho sản xuất giấy, các doanh nghiệp khác đều phải nhập khẩu bột giấy. Đây cũng là mảng thị trường tiềm năng phát triển trong tương lai gần. Bên cạnh đó, Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển vùng nguyên liệu bột giấy đồng thời nguồn giấy tái chế vẫn chưa được xây dựng hệ thống thu mua nên tận dụng chưa hiệu quả.

Ngành giấy Việt nam đang trong giai đoạn đầu tư rất nhiều dự án tập trung vào sản xuất bột giấy và sản phẩm giấy, tập trung vào giấy bao bì và giấy in viết, in báo. Nếu các dự án hiện tại đi vào hoạt động đúng tiến độ thì đến hết năm 2011 và giả định các dây chuyền cũ chưa bị loại bỏ, Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu giấy trong tương lai xa hơn khi chúng ta có lợi thế nằm giữa khu vực có nhu cầu sử dụng lớn nhất thế giới. Mục tiêu của ngành giấy Việt Nam là phấn đấu đến năm

2015 sẽ xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn giấy các loại. Tổng công suất các dự án sản xuất giấy hiện nay là 2.625 ngàn tấn với thời gian dự kiến hoàn thành từ 2008 đến 2013 trong đó gồm 8 dự án có công suất dưới 100.000 tấn/năm; 5 dự án công suất từ 100.000 – 200.000 tấn/năm; 5 dự án công suất trên 200.000 tấn/năm.

Triển vọng ngành giấy Việt Nam

Trong những năm qua, ngành giấy Việt Nam đã có bước tăng trưởng ổn định về nhu cầu cũng như năng lực sản xuất giấy. Nền kinh tế Việt nam là nền kinh tế đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng cao hàng năm, dân số Việt Nam lớn và không ngừng gia tăng, thu nhập trên đầu người ngày càng gia tăng. Ngoài ra, tiêu thụ giấy bình quân/đầu người của Việt Nam còn rất thấp, mới đạt 35kg/người/năm so với mức tiêu thụ bình quân của châu Á là 60,7kg và của thế giới là 90 kg. Điều này cho thấy thị trường giấy Việt Nam có triển vọng rất lớn. Đây là một trong các yếu tố hỗ trợ cho sự phát triển của ngành giấy Việt Nam.

Thị trường giấy Việt nam còn nhiều khoảng trống, đặc biệt là phân khúc sản phẩm giấy bao bì và giấy in viết, năng lực sản xuất mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu tiêu dùng nội địa do đó đây là các mảng thị trường phát triển tiềm năng trong tương lai.

Bên cạnh đó, Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển vùng nguyên liệu bột giấy đồng thời nguồn giấy tái chế vẫn chưa được xây dựng hệ thống thu mua nên tận dụng chưa hiệu quả.

Ngành giấy Việt nam đang trong giai đoạn đầu tư rất nhiều dự án tập trung vào sản xuất bột giấy và sản phẩm giấy, tập trung vào giấy bao bì và giấy in viết, in báo. Nếu các dự án hiện tại đi vào hoạt động đúng tiến độ thì đến hết năm 2015 và giả định các dây chuyền cũ chưa bị loại bỏ, Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu giấy trong tương lai xa hơn khi chúng ta có lợi thế nằm giữa khu vực có nhu cầu sử dụng lớn nhất thế giới.

Bảng 4.: Bảng dự báo công nghiệp giấy Việt Nam 2015 – 2020 Giấy Công nghiệp 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Công suất (tấn) 6.300.000 6.963.000 7.200.00 0 7.930.00 0 8.190.000 9.640.000 Sản lượng (tấn) 6.000.000 6.780.000 7.100.00 0 7.600.00 0 7.900.000 9.560.000 Nhập khẩu (tấn) 1.800.000 2.120.000 2.600.00 0 3.200.000 3.800.000 4.100.000 Xuất khẩu (tấn) 500.000 600.000 570.000 630.000 697.000 580.000 Tiêu dùng (tấn) 6.597.000 7.230.000 7.540.00 0 8.300.00 0 9.500.000 10.300.000 Tiêu dùng/ người (kg/người) 65 69 73 84 97 104

(Nguồn: Hiệp hội giấy và bột giấy)

Các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của Công ty

- Rủi ro về kinh tế

Sự tăng trưởng và phát triển của ngành công nghiệp giấy chịu ảnh hưởng lớn từ sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Mọi sự biến động của nền kinh tế được biểu hiện chủ yếu qua các chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng (GDP), lạm phát (CPI), vấn đề lãi suất, tỷ giá hối đoái… đều tác động trực tiếp lên nhu cầu tiêu thụ, chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí hoạt động, chi phí lãi vay của các doanh nghiệp trong đó có Công ty cổ phần Đông Hải Bến tre (Dohaco). Điều này sẽ quyết định đến định hướng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh của Công ty.

- Rủi ro về luật pháp

Mọi hoạt động của Công ty được điều chỉnh bởi một hệ thống luật bao gồm: Luật doanh nghiệp; Luật chứng khoán, Luật thương mại v.v ... hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn còn thiếu sự minh bạch, và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong thời gian tới khi Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu, hệ thống pháp luật này tiếp tục được điều chỉnh vì vậy bất cứ sự điều chỉnh nào cũng tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó công ty còn chịu sự tác

động của những chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước nhằm ổn định tình hình kinh tế trong nước.

- Rủi ro về nguyên liệu sản xuất

Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm giấy của Công ty hiện nay là giấy vụn tái chế (chiếm trên 90%) được thu mua chủ yếu trong nước và một phần từ nhập khẩu (chủ yếu từ các nước như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Australia...). Do đó, những biến động về giá nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất và khả năng sinh lời của Công ty. Đây là một trong những nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Rủi ro dự án đầu tư

Hiện nay, dự án nhà máy sản xuất giấy Giao Long giai đoạn I đã hoàn thành và đưa vào khai thác. So với các dự toán ban đầu, các khoản mục chi phí đầu tư đã tăng lên khoảng 30 tỷ, việc gia tăng khoản vốn đầu tư này đã phần nào làm ảnh hưởng đến dòng tiền hoạt động của Công ty. Trong thời gian tới, rủi ro mà Công ty có thể gặp phải là chất lượng sản phẩm, hiệu suất hoạt động dưới mức dự kiến sẽ càng làm ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của dự án.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của công ty giấy Việt Pháp (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w