Từ kết quả điều tra các điểm mạnh điểm yếu của công ty, tác giả xin đưa ra mô thức IFAS để công ty có thể biết được những điểm mạnh, điểm yếu của công ty để từ đó có thể đưa ra những hướng đi phù hợp với tình hình thực tại của công ty.
Bảng 3.2. Mô thức IFAS của công ty TNHH KNIC
Các nhân tố Độ quan trọng Xếp loại Tổng điểm quan trọng Các điểm mạnh
Đã xây dựng được thương hiệu. 0.1 4 0.4
Nhóm kinh doanh phân chia phụ trách theo từng nhóm
hàng 0.07 3 0.21
Làm việc tốt với nhà cung cấp 0.05 3 0.15
Cơ cấu lao động đang được trẻ hóa 0.06 3 0.18
Có sự tập trung phát triển mặt hàng đồ chơi cho bé. 0.07 3 0.21
Có nguồn lực tài chính vững mạnh 0.09 4 0.36
Các chi nhánh đã và đang được mở rộng từ Bắc vào
Nam. 0.04 2 0.08
Có phòng ban riêng phụ trách kĩ thuật phần mềm dùng
trong quản lý và website. 0.03 1 0.03
Các điểm yếu
Một số sản phẩm giá vẫn còn cao 0.06 3 0.18
Nhân viên chưa có kỹ năng tốt. 0.1 4 0.4
Bộ phận Marketing làm việc chưa hiệu quả 0.07 4 0.28
Công tác quản lý còn lỏng lẻo 0.07 3 0.21
Công ty vẫn còn mang phong cách của một công ty gia đình 0.05 1 0.05
Công tác chăm sóc khách hàng chưa đạt hiệu quả 0.09 4 0.36
Công tác hoạch định chiến lược chưa được chú trọng. 0.05 3 0.15
Tổng 1 3.25
Tổng điểm mô thức IFAS của công ty là 3.25 là khá cao, cho thấy khả năng tận dụng những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của công ty là khá tốt. Những yếu tố này nằm nội tại trong công ty vì vậy công ty có thể chủ động tác động tới chúng để tạo ra những hiệu ứng tích cực trong hoạt động kinh doanh.
Công ty nên tiếp tục phát huy những điểm mạnh của mình như nâng cao thương hiệu, ổn định nguồn vốn. Bên cạnh đó cần khắc phục ngay sự yếu kém trong kỹ năng làm việc của nhân viên và công tác chăm sóc khách hàng.
Từ việc phân tích môi trường bên ngoài, môi trường bên trong của công ty TNHH KNIC, tác giả xin đưa ra mô thức TOWS cho công ty tham khảo.
Bảng 3.3. Ma trận mô thức TOWS của công ty TNHH KNIC
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
S1: Đã xây dựng được thương hiệu.
S2: Có nguồn lực tài chính vững mạnh.
S3: Có sự phân chia phụ trách theo từng nhóm hàng
S4: Làm việc tốt với nhà cung cấp S5: Cơ cấu lao động được trẻ hóa S6:Tập trung phát triển mặt hàng đồ chơi cho bé.
S7: Các chi nhánh đã và đang được mở rộng S8: Có phòng ban riêng phụ trách kĩ thuật phần mềm dùng trong quản lý và website. W1: Một số sản phẩm giá vẫn còn cao
W2: Nhân viên chưa có kỹ năng tốt.
W3: Bộ phận Marketing làm việc chưa hiệu quả W4: Công tác quản lý còn lỏng lẻo
W5: CT còn mang phong cách của một CT gia đình W6: Công tác chăm sóc KH chưa đạt hiệu quả
W7: Công tác hoạch định CL chưa được chú trọng.
Cơ hội (O) Chiến lược SO Chiến lược WO
O1: Khả năng thanh toán của khách hàng cao.
O2: Các nhà cung cấp ngày càng đa dạng.
O3: Thương mại điện tử phát triển.
O4: Sự thay đổi của thời tiết. O5: Sự thay đổi của các mặt hàng đồ chơi
O6: Hàng Việt Nam được các mẹ tin dùng
O7: Đồ chơi được giảm thuế nhập khẩu
S1S2O1O3: Chiến lược phát triển thị trường.
S3S4S6O2O7: Chiến lược phát triển sản phẩm
W1O2O1O3: Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang.
Thách thức (T) Chiến lược ST Chiến lược WT
T1: Các đối thủ cạnh tranh mạnh T2: Sự thay đổi của các mặt hàng đồ chơi
T3: Đối thủ nói xấu trên các trang mạng, diễn đàn
T4: Sự thay đổi của thời tiết. T5: Sự bất ổn định về hàng hóa của nhà cung cấp.
T6: Hàng đồ chơi độc hại nhập lậu ngày càng nhiều.
T7: Đối tượng khách hàng chủ yếu là trẻ em
S1S2S3S6T1T3T6: Chiến lược thâm nhập thị trường.
W1T1: Chiến lược tối thiểu hóa chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh
Chiến lược phát triển thị trường.
- Mục tiêu chiến lược: Sử dụng các điểm mạnh của công ty và tận dụng cơ hội đến từ môi trường để phát triển, mở rộng thị trường ra các khu vực ngoại thành Hà Nội để tìm kiếm thêm khách hàng và cũng như kéo dài hơn chu kỳ sống của sản phẩm.
- Sản phẩm – thị trường: Cung cấp các sản phẩm hiện có, mở rộng thêm khu vực trong chính sách giao hàng miễn phí tại các khu vực ngoại thành.
- Khách hàng mục tiêu: Đối tượng khách hàng vẫn chủ yếu là các bà mẹ, nhưng họ là các bà mẹ ở khu vực ngoại thành Hà Nội đang có nhu cầu mua các sản phẩm đồ chơi, giải trí cho con.
- Lợi thế cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh chưa bước chân vào khu vực thị trường này. Công ty sẽ là người tiên phong trong việc mang các sản phẩm hiện đại trong lĩnh vực Mẹ và Bé tới cho các mẹ ở khu vực ngoại thành. Đây sẽ là một yếu tố để khách hàng tại thị trường này nhớ về thương hiệu của công ty.
Thị trường online cũng đang rất phát triển, công ty nên chú trọng xây dựng cho mình mọt hệ thống bán hàng online chuyên nghiệp để dễ dàng mở rộng thị trường hơn.
Chiến lược phát triển sản phẩm.
- Mục tiêu chiến lược: Tăng doanh thu của nhóm hàng đồ chơi trẻ em thông qua việc tìm kiếm các sản phẩm mới.
- Sản phẩm – thị trường: Tìm kiếm thêm các sản phẩm đồ chơi mới, có tính giáo dục cao và hấp dẫn với trẻ nhỏ hơn.
- Khách hàng mục tiêu: Các bà mẹ đang có con nhỏ và có nhu cầu mua đồ chơi cho con. Các nhà trẻ trên địa bản Hà Nội hiện nay là rất nhiều, công ty nên liên hệ với các nhà trẻ này để cung cấp các sản phẩm đồ chơi cho họ. Đây sẽ trở thành nhóm khách hàng ổn định nhất của công ty.
- Lợi thế cạnh tranh: Công ty đã xây dựng được cho mình thương hiệu Shop Trẻ Thơ trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm cho mẹ và bé. Việc này đã góp phần lớn tạo dựng niềm tin cảu khách hàng đối với công ty.
Nhóm chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO)
Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang
- Mục tiêu chiến lược: Cung cấp thêm các sản phẩm, dịch vụ mới cho tập khách hàng hiện tại cảu công ty.
- Sản phẩm – thị trường: Tất cả các sản phâm công ty đang kinh doanh trên tất cả các chi nhánh.
- Khách hàng mục tiêu: Các bà mẹ có nhu cầu mua các sản phẩm cho bé. Những khác hàng mua buôn hay các nhà trẻ.
- Lợi thế cạnh tranh: Công ty có một nguồn lực tài chính vững chắc và có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp. Do vậy, công ty sẽ dễ dàng tìm kiếm được thêm nhiều sản phẩm mới để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách.
Nhóm chiến lược điểm mạnh – thách thức (ST):
Chiến lược thâm nhập thị trường.
- Mục tiêu chiến lược: Tăng doanh thu qua các kênh bán hàng và các chi nhánh hiện tại thông qua việc cải thiện công tác marketing.
- Sản phẩm – thị trường: Tìm kiếm thêm các sản phẩm mới, kết hợp với việc nâng cao các dịch vụ trong và sau bán như: dịch vụ tư vấn, giao hàng,…
- Khách hàng mục tiêu: Các bà mẹ và ông bố có con nhỏ luôn là tập khách hàng lớn nhất cảu công ty. Ngoài ra công ty nên tìm thêm các đối tượng khách hàng khác như: các nhà trẻ, trường tiểu học, những cửa hàng nhỏ có nhu cầu mua hàng hóa về bán lại.
- Lợi thế cạnh tranh: Công ty đã xây dựng được cho mình thương hiệu Shop Trẻ Thơ được nhiều người biết tới. Công tác marketing đang dần được chú trọng đầu tư hơn. Công ty cũng đã chú trọng tới việc phát triển hệ thống kênh bán hàng online, đây sẽ là một bước ngoặt lớn cho công ty trong hoạt động kinh doanh của mình.
Nhóm chiến lược điểm yếu – thách thức (WT)
Chiến lược tối thiểu hóa chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh về giá.
- Mục tiêu chiến lược: Tối thiểu hóa các chi phí đặc biệt là chi phí đầu vào để nâng cao năng lực cạnh tranh về giá.
- Lợi thế cạnh tranh. Công ty đã có quan hệ tốt với các nhà cung cấp hiện tại, do đó sẽ dễ dàng được hưởng thêm các chính sách ưu đãi để tăng mức chiết khấu. Bên cạnh đó công ty vẫn nên tìm kiếm thêm các nhà cung cấp mới, đặc biệt là các nhà cung cấp cấp 1, các công ty trực tiếp sản xuất để giảm tối thiểu chi phí đầu vào, hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh về giá.