L ỜI CÁM ƠN
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy
- Nồng độ chất khô của nguyên liệu
Nồng độ cao: Giảm được thời gian bốc hơi nhưng lại tăng độ nhớt của nguyên liệu, gây khó khăn cho quá trình sấy phun.
Nồng độ thấp: Tốn nhiều thời gian và năng lượng cho quá trình. Thực tế
nồng độ vào khoảng: 45- 52%.
Có rất nhiều chất trợ sấy có thể sử dụng trong quá trình sấy phun như
dextrin, maltodextrin, cyclodextrin. Tham khảo kết quả nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Văn Tặng [10] nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố đến quá trình sản xuất trà actisô dạng viên sủi bọt có sử dụng hai chất trợ sấy là dextrin và
maltodextrin để nghiên cứu. Sau khi đánh giá về ảnh hưởng của chất trợ sấy đến quá trình sấy phun và chất lượng bột sản phẩm, cũng như đánh giá cảm quan của bột sau khi hòa tan, thì tác giả đã chọn ra được chất trợ sấy phù hợp là maltodextrin. Vì quá trình sấy khi sử dụng maltodextrin là chất trợ sấy thì diễn ra tốt hơn, lượng bột thu được nhiều hơn và chất lượng bột sản phẩm cũng tốt hơn so
với khi sử dụng dextrin làm chất trợ sấy.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Lệ Hằng– Viện nghiên cứu rau quả [5] nghiên cứu sản xuất bột uống liền từ dịch trích ly lá dâu tằm cũng sử dụng các chất trợ sấy là maltodextrin, cyclodextrin, isomalt thì tác giả cũng chọn chất trợ
sấy là maltodextrin.
Ngoài ra còn có nghiên cứu của tác giả Bùi Huy Chích [2] nghiên cứu thủy phân carrageenan từ rong sụn bằng enzyme amylase và ứng dụng vào sản xuất trà uống hòa tan cũng có kết quả tương tự là sử dụng maltodextrin làm chất trợ sấy.
- Nhiệt độ tác nhân sấy: Đây là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến độ ẩm của sản phẩm sau khi sấy. Khi cố định thời gian sấy, độ ẩm của bột sản phẩm thu được sẽ giảm đi nếu ta tăng nhiệt độ tác nhân sấy.
- Các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến quá trình sấy phun là tốc độ bơm đưa
dòng nguyên liệu vào cơ cấu phun sương, lưu lượng không khí nóng vào buồng sấy, cấu tạo và kích thước buồng sấy.