- Bệnh bướu giáp: Bệnh phát sinh ở những nơi mà trong ñất, trong nước, trong thực phẩm quá thiếu iốt, ví dụ vùng núi cao, vùng xa biển. Nhu cầu hàng ngày của cơ thể là 200mcg iốt, nếu không ñủ tuyến giáp phải làm việc nhiều và làm cho bướu cổ to ra. Tuy vậy, bệnh bướu cổ còn do các yếu tố khác như giới tính, ñịa dư, di truyền, khả năng kinh tế và xã hội.
- Bệnh về răng do thiếu hoặc thừa flo: Flo cần thiết cho cơ thể ñể cấu tạo men răng và tổ chức của răng. Tiêu chuẩn cho phép trong nước uống là 0,7 – 1,5 mg/l. Nếu flo nhỏ hơn 0,5 mg/l sẽ bị bệnh sâu răng, nếu lớn hơn 1,5 mg/l sẽ làm hoen ố men răng và các bệnh về khớp.
- Bệnh do nitrat cao trong nước: Nitrat là sản phẩm phân huỷ cuối cùng của chất hữu cơ trong tự nhiên. Nitrat cao trong nước còn do nước bị ô nhiễm nước thải. Trong nước có hàm lượng nitrat trên 10 mg/l có thể gây bệnh tím tái ở trẻ em. Người ta thấy rằng hàm lượng Methemoglobin trong máu cao ở cả trẻ em và người lớn khi dùng nước có hàm lượng nitrat cao quá giới hạn cho phép.
- Bệnh do nhiễm ñộc bởi các chất ñộc hoá học: Nước có thể bị nhiễm bẩn bởi các yếu tố ñộc hại có tự nhiên ở trong ñất (ví dụ asen, sắt v.v.) và các chất hoá học dùng trong sinh hoạt hàng ngày, trong nước thải sản xuất công nghiệp v.v. Trong quá trình làm sạch nước ñể ăn uống nếu không kiểm soát chặt chẽ chất lượng nước theo tiêu chuẩn vệ sinh thì các chất hoá học trong nước có nhiều khả năng gây bệnh cho con người dưới dạng nhiễm ñộc cấp tính, bán cấp tính hoặc mãn tính. Ví dụ, nước bị nhiễm dimêtyl thuỷ ngân người ta sẽ mắc bệnh Minamata, nước có quá nhiều Catmi sẽ gây bệnh Itai – Itai. Trong nước có các chất gây ung thư, con người cũng có thể bị ung thư khi dùng nước này. Ở Việt Nam trong thời gian qua các phương tiện truyền thông cũng cảnh báo nguy cơ nhiễm ñộc asen trong nước ngầm. Các nghiên cứu gần ñây ñã xác ñịnh tại châu thổ sông Hồng, những vùng bị nhiễm nghiêm trọng nhất là phía nam Hà Nội, Hà Nam, Hà Tây, Hưng Yên, Nam ðịnh, Ninh Bình, Thái Bình và Hải Dương. Ở ðồng bằng sông Cửu Long cũng phát hiện nhiều giếng khoan có nồng ñộ asen cao nằm ở ðồng Tháp và An Giang. Trong nước uống, asen không trông thấy ñược, không mùi vị, nên không thể phát hiện ñược bằng mắt thường. Các tài liệu y văn cho thấy tiếp xúc với Asen với hàm lượng > 50 ppb (>50mg/m3) trong thời gian dài, hay 500 ppb trong thời gian ngắn gây tình trạng nhiễm ñộc Asen. Bệnh lý do nhiễm ñộc Asen gồm có sừng hóa, ung thư da, ung thư
nội tạng, một số bệnh tim mạch và có thể tử vong. Theo ước tính có khoảng 10 triệu người dân Việt Nam có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe do phơi nhiễm với asen trong nước ngầm cao hơn tiêu chuẩn cho phép (tiêu chuẩn cho phép của asen trong nước ăn uống là <10ppb). Phòng ngừa các bệnh liên quan ñến nước cần ñặc biệt quan tâm việc giám sát chất lượng nước theo tiêu chuẩn vệ sinh. Quản lý, giám sát, thanh tra việc thu gom và xử lý chất thải một cách hữu hiệu tránh làm ô nhiễm nước, ô nhiễm môi trường xung quanh.