Các chất phóng xạ là các nguyên tử có thể phát ra các tia phóng xạ trong quá trình phân rã. Chúng có thể ở dạng khí (radon) hoặc ở dạng kim loại (radium), có thể có nguồn gốc nhân tạo và cũng có thể có nguồn gốc tự nhiên. U.S EPA ñã ñưa ra qui ñịnh về tổng lượng hạt anpha hoạt ñộng và các hoạt ñộng của tia beta các hạt photon và radium 226 và 228. Nếu các phép ño về tổng lượng hạt anpha và /photon vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì bắt buột phải thu thêm thông tin ñể xác ñịnh ra nguồn phát sinh của các hạt này. U.S
EPA rất lưu ý ñến các chất phóng xạ trong nước uống có chu kỳ bán rả dài hơn một giờ. Những chất phóng xạ loại này sẽ có khả năng tồn tại ñủ lâu trong nước uống ñi vào tận ñường tiêu hóa của người uống, do vậy sẽ gây ra các tác hại ñối với sức khỏe. Các chất phóng xạ có trong nước chủ yếu có nguồn gốc tự nhiên. Nơi có hàm lượng phóng xại cao nhất là ở các giếng có ñáy là ñá granit. Nói chung các nguồn nước mặt thường có nồng ñộ phóng xạ thấp, mặc dù trong không khí vẫn luôn tồn tại một lượng rất bé bụi phóng xạ do các vụ thử hạt nhân. Nguồn phóng xạ còn có thể là từ các trung tâm y tế có sử dụng các máy X quang, các trung tâm y học hạt nhân có sử dụng các nguồn phóng xạ ñể xử lý bướu hoặc các khối u ung thư. Các nhà máy ñiện hạt nhân, các chất thải phóng xạ, các phương tiện nghiên cứu có nguồn phóng xạ ñều có khả năng phát ra các tia bức xạ. Các nhà máy công nghiệp như thuốc lá, chế biến thực phẩm, sản xuất khai thác vật liệu xây dựng như ñá, cát ñều ñược xem là các nguồn thải chất phóng xạ vào nguồn nước uống. Các chất phóng xạ là nguyên nhân của nhiều căn bệnh ung thư do chúng làm thay ñổi các cấu trúc của nhiễm sắc thể trong các tế bào. Hơn nữa các ñột biến gen này còn mang tính chất di truyền. Các ảnh hưởng ñến sức khỏe là do tổng liều lượng bức xạ cơ thể hấp thu. Với tia beta/phôtông, EPA qui ñịnh tổng liều lượng an toàn cho một người là 4 mrem/năm. Thực ra phóng xạ cơ thể thu nhận từ nước uống là rất ít, mà lượng phóng xạ chủ yếu gây ra các rủi ro cho sức khỏe ñặc biệt là các ca ung thư phổi là phóng xạ từ khí radon phát ra từ cát sạn, ñá xây nhà .
7.1.6. Trầm tích
Trầm tích (sediment) là nơi tiếp nhận cuối cùng các chất không tan và một phần chất hoà tan trong nước. ðây ñược coi là một cái kho chứa các chất ô nhiễm. Khi các ñiều kiện thay ñổi (pH nước, thông số oxi hoá khử) các chất không tan có thể hoà tan vào nước và ngược lại một số chất hoà tan trở thành kết tủa lắng xuống ñáy. Thêm vào ñó, hoạt tính sinh học của ñáy có thể chuyển các chất ô nhiễm thành những dạng khác hẳn với dạng ban ñầu. Trầm tích ñược coi như một kho chứa và nơi thực hiện các phản ứng của các thành phần kể cả chất ô nhiễm. Việc chuyển từ ion Hg2+ vô cơ sang dạng methyl thuỷ ngân ở trầm tích có ñộ ñộc cao hơn nhiều là một ví dụ ñiển hình về khả năng phản ứng hoá học và sinh học. Thông thường trầm tích là nơi diễn ra các phản ứng sinh học mạnh, có thể thay ñổi từ môi trường oxi hoá sang khử (từ hiếu khí sang yếm khí). Nguồn gốc của trầm tích là chất lắng ñọng từ nước. Chất này sinh ra do quá trình xói mòn ñất tự nhiên, ñưa vào nước một lượng lớn chất không tan. Ngoài ra quá trình khai thác mỏ, xây dựng, phá rừng cũng góp phần ñáng kể.