Những khuyến nghị nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN

Một phần của tài liệu Luận Văn Thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN – Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn (Trang 39)

17 Xem thêm: Công Hạnh, “CLMV nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển trong khối ASEAN”, xem tạ

3.3.2.Những khuyến nghị nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN

Để thu hẹp khoảng cách phát triển, điều quan trọng là các quốc gia Đông Nam Á cần phải khắc phục, vượt qua những khác biệt của họ để không chỉ cùng hướng tới và phấn đấu cho sự đoàn kết trong khu vực mà còn để hội nhập sâu hơn vào một châu Á rộng lớn hơn. ASEAN cần thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn nữa trên

tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội để nâng cao sức mạnh của khối, tạo điều kiện cho nhóm nước CLMV có cơ hội bắt kịp với xu thế phát triển của khu vực và thế giới. Hợp tác khu vực phải bao trùm được các lĩnh vực quan trọng, nhất là những vấn đề di cư nội khối. Đặc biệt các cuộc đàm phán đã loại trừ những người lao động thiếu kỹ năng vốn đa phần là những người di cư trong nội khối. Một lĩnh vực khác đã không được quan tâm dỳng mức là sự hợp tác giữa các nước trong việc giải quyết các xung đột sắc tộc ở các nước trong khu vực.

Để nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển đào tạo, nâng cao kỹ năng, Chính phủ các nước ASEAN, nhất là các nước CLMV, nên chú trọng việc hợp tác giáo dục đào tạo. Biện pháp quan trọng là thành lập các trường đại học ở mỗi nước nhằm học, dạy, nghiên cứu và phát triển các môn có liên quan đến các nước ASEAN. Và cũng nên thành lập các trường đại học ảo cùng với các hình thức đào tạo từ xa.

Để tăng cường hiệu quả của các tổ chức khu vực, Ban thư kí ASEAN nên dược cải cách theo hướng trở thành một cơ quan độc lập và mang tính thể chế cao hơn để có thể xây dựng được nhiều quy định pháp luật quốc tế khác nhau, do cho đến nay, tổ chức này vẫn chưa có chức năng lập pháp. Ngoài ra, tổ chức này cũng nên được bổ sung thêm ngân sách và nhân sự.

Các chính phủ ASEAN nên hợp tác nhằm phát triển các dịch vụ của chính phủ và hệ thống hành chính để nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước và hiệu quả điều hành của chính phủ; cần hỗ trợ nhằm nâng cao tính minh bạch của hệ thống thông tin chính phủ. Cuối cùng, do hạn chế về nguồn lực, việc tìm kiếm nguồn tài trợ là cần thiết. Do vậy, hoạt động vận động, thu hút nguồn tài trợ cũng cần được tăng cường.

Để hội nhập có hiệu quả, điều quan trọng trước tiên là các nước CLMV phải chú trọng đúng mức tới trình tự mở cửa thương mại, tự do hoá tài chính trong và ngoài nước, trên cơ sở kết hợp có hiệu quả các cải cách cơ cấu và sử dụng một cách hợp lí các chính sách kinh tế vĩ mô. Vấn đề quan trọng là các quốc gia thành viên đều phải được chia sẻ quyền lợi trong quá trình hội nhập. Hợp tác khu vực chắc chắn sẽ thất bại nếu các bên tham gia tìm cách thu vén các lợi ích riêng tư của mình.

Bên cạnh đó, trong đàm phán, các nước ASEAN nên tìm cách đạt được việc mở cửa thị trường cho hàng hoá nông sản nhằm tăng lợi ích từ hội nhập, nhất là để xoá đói giảm nghèo. Để tạo dựng một thực thể kinh tế mạnh và hình ảnh tích cực trong cộng đồng quốc tế, ASEAN phải thực thi hiệu quả AFTA và các quá trình hội nhập khác, thúc đẩy AEC và tích cực tham gia các sáng kiến về quá trình hình thành Cộng đồng Đông Á.

Là nhóm nước kém phát triển hơn trong ASEAN, các nước CLMV cần có một hướng đi hợp lý, rõ ràng và tích cực. Điều quan trọng nhất CLMV phải chú trọng đúng mức tới Lộ trình hội nhập của khu vực, đặc biệt là thiết lập Cộng đồng kinh tế ASEAN, thúc đẩy hiệu quả các cải cách cơ cấu và sử dụng một cách hợp lý các chính sách kinh tế vĩ mô.

CLMV cần thúc đẩy hợp tác nội khối, tập trung khai thác về thị trường xuất khẩu, tích cực trao đổi thương mại và đầu tư giữa CLMV thông qua các ưu đãi biên mậu, tạo thuận lợi cho thương mại, phát triển kết nối hạ tầng, cùng tìm kiến các tài trợ trong các dự án chung CLMV.

Bên cạnh đó, các nước CLMV cần thực hiện đồng bộ các biện pháp: hoàn thiện hệ thống pháp lí gắn với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế; hoàn thiện thể chế nhà nước và xã hội có khả năng điều hoà các lợi ích, mâu thuẫn (xung đột) xã hội; nâng cao tính minh bạch chính sách và khả năng tiếp cận thông tin; hoàn thiện quản lí nhà nước về kinh tế, nhất là quản lí kinh tế vĩ mô và đầu tư nhà nước và quản trị doanh nghiệp; Nâng cao tính linh hoạt của thị trường lao động; tăng cường đầu tư vào nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu cải cách kinh tế định hướng thị trường và yêu cầu của hội nhập kinh tế; thúc đẩy phát triển công nghệ…

Các quốc gia ASEAN cần quyết tâm thực hiện đồng bộ các biện pháp, điều này góp phần không nhỏ trong hiện thực hóa mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.

KẾT LUẬN

Khoảng cách phát triển giữa các quốc gia ASEAN, đặc biệt là giữa nhóm các nước ASEAN – 6 và các nước nhóm CLMV đang là thách thức rất lớn đối với quá

trình liên kết ASEAN và tốc độ liên kết của khu vực, đặc biệt là hiện thực hoá mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.. Quyết tâm của các quốc gia được thể hiện rất cụ thể trong các văn bản pháp lí quan trọng của ASEAN, từ văn bản chung đến chuyên ngành. Trong thực tiễn, các quốc gia ASEAN đã thực hiện rất nhiều chương trình nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển ở cấp độ quốc tế, cấp độ khu vực, cấp độ quốc gia và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về kinh tế lẫn xã hội: các quốc gia liên kết mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực; kêu gọi được sự hỗ trợ rất lớn từ nước ngoài và bản thân các nước nhóm CLMV đã có sự chủ động tích cực trong việc cải cách thể chế chính trị, kinh tế, xã hội nhằm hội nhập sâu vào xu thế phát triển chung của thế giới. Những thành quả đạt được ở các lĩnh vực là nhân tố quan trọng trong việc tạo niềm tin cho các quốc gia ASEAN thực hiện thành công các chương trình nhằm tạo nên một Cộng đồng ASEAN phát triển đồng đều. Tuy nhiên, các nước ASEAN vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết để hoàn thành mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển, bởi các chương trình đề ra vẫn chưa đáp ứng nguyện vọng của các quốc gia.

Để giải quyết các vấn đề này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các quốc gia ASEAN, đặc biệt là nhóm nước CLMV cần chủ động hơn nữa trong hội nhập. Các quốc gia cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công các chương trình đã triển khai và tạo ra các khuôn khổ hợp tác mới để đưa các nước CLMV phát triển mạnh mẽ hơn, sớm hội nhập vào khu vực và thế giới để tạo nên một “ASEAN thống nhất trong đa dạng” như các nhà Lãnh đạo ASEAN đề ra.

Một phần của tài liệu Luận Văn Thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN – Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn (Trang 39)