Đối với nhóm các nước CLM

Một phần của tài liệu Luận Văn Thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN – Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn (Trang 34)

17 Xem thêm: Công Hạnh, “CLMV nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển trong khối ASEAN”, xem tạ

3.2.1.Đối với nhóm các nước CLM

Bản thân các nước nhóm CLMV dù đã có nhiều nỗ lực cải cách kinh tế nhưng vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi.

- Việt Nam

Về kinh tế, chúng ta vẫn chưa theo kịp các nước trong khu vực, có thể kiểm chứng thông qua chỉ số: thu nhập bình quân đầu người, tổng sản phẩm quốc nội… Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.19 Về GDP, khoảng cách với các nước trong khu vực ngày càng lớn, Việt Nam hiện có GDP ở mức 106 tỷ. Dẫn đầu khu vực là Indonesia lại ở mức 708 tỷ USD, thứ 2 là Thái Lan ở mức 319 tỷ USD, Malaysia vươn lên thứ 3 với 238 tỷ, Singapore là 213, và Philipine là 199.5 tỷ USD. Mặc dù có nhiều cố gắng, tuy nhiên hiện nay nước ta vẫn dậm chân trong nhóm các nước có mức phát triển con người trung bình và xếp thứ 128 trên 187 nước được khảo sát, trong khu vực, HDI của Việt Nam chỉ cao hơn Campuchia và Lào. Bên cạnh đó, nghèo đói vẫn ở mức cao và tốc độ giảm nghèo đang chậm dần.

- Lào

Đối với Lào, những tiền đề và mức độ triệt để cải cách trong nước vẫn chưa đủ mạnh để tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc. Còn tồn tại yếu kém trong kết cấu hạ tầng, tình trạng lạc hậu của nền kinh tế (đứng hàng thứ 138 trong tổng số 187 quốc gia theo bảng xếp hạng của Liên hợp quốc về trình độ phát triển) và hơn 1/4 trong tổng số 6,5 triệu dân đang sống trong cảnh nghèo khổ, chủ yếu dựa vào nghề nông sẽ là trở ngại rất lớn, trở thành những thách thức gay gắt hơn khi mở cửa ra bên ngoài. Nền kinh tế của Lào phụ thuộc phần nhiều vào các hoạt động khai thác tài nguyên trong nước.

- Mianma

Quốc gia này vẫn còn ở trạng thái “đóng cửa” so với phần còn lại của ASEAN, hiện nay Mianma vẫn còn bị cấm vận bởi các nước Phương Tây, sự cải tổ của nước này vẫn có khả năng thất bại. Lý do là, quân đội vẫn nắm giữ quyền lực chủ yếu tại Myanmar, các cuộc biểu tình vẫn bị đàn áp mạnh mẽ, tình trạng nội loạn

19 Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn , Giật mình với thu nhập của người Việt Nam so với khu vực, 05/04/2012tại http://nld.com.vn/2012033107222749p0c1010/giat-minh-voi-thu-nhap-cua-nguoi-viet-nam-so-voi-khu- tại http://nld.com.vn/2012033107222749p0c1010/giat-minh-voi-thu-nhap-cua-nguoi-viet-nam-so-voi-khu- vuc.htm

tại các khu vực dân tộc thiểu số trở nên cẳng thẳng, phức tạp hơn và thậm chí vượt khởi tầm kiểm soát.

Với dân số 48 triệu dân, chỉ 26% dân số có điện dùng năm 2011 so với 100% ở Malaysia và hơn 90% ở Việt Nam và Philippines. Tỷ lệ nghèo điều tra năm 2007 là 32%, trong đó khu vực nông thôn là 36% và đô thị là 22%. GDP bình quân đầu người năm 1900 của Myanmar là 674 đô la Mỹ (là một trong số ít các quốc gia giàu có trong vùng) đến năm 1950 chỉ còn 393 đô la và hiện nay ở mức 600 đô la Mỹ.20; chỉ 1,26% dân số có điện thoại bàn so với 16% dân số ở Indonesia và 0,03% sử dụng internet băng thông rộng so với 8% ở Malaysia; khoảng 30% dân số không có nước sinh hoạt an toàn để sử dụng; Myanmar chỉ có 40 km/1.000 km2 đường sắt so với 480 km/1.000 km2 của Việt Nam; 18/1.000 dân có xe hơi so với 370/1.000 dân ở Thái Lan. Chỉ có 1/4 đường sá được tráng nhựa; Kinh tế Myanmar phụ thuộc vào một vài ngành công nghiệp. Hơn 2/3 mặt hàng xuất khẩu là khí đốt, gỗ và rau củ…

- Campuchia

Mặc dù đạt được những sự tăng trưởng cao những năm gần đây, nhưng sự phát triển dài hạn của nền kinh tế sau hàng chục năm chiến tranh vẫn là một thách thức to lớn. Dân cư thất học và thiếu các kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là ở vùng nông thôn; cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế; tình trạng không ổn định chính trị và tệ nạn tham nhũng trong một bộ phận chính quyền khiến các nhà đầu tư nước ngoài e ngại và làm chậm trễ các khoản trợ giúp quốc tế.

Cam-pu-chia vẫn được biết đến như một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Theo UNDP, Cam-pu-chia xếp hạng 137 trên 182 quốc gia được xếp hạng. Khoảng 36% dân số sống dưới mức nghèo khổ.21

Một phần của tài liệu Luận Văn Thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN – Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn (Trang 34)