Phát biểu tại Hội Nghị Cấp cao CLMV lần thứ 5.

Một phần của tài liệu Luận Văn Thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN – Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn (Trang 29)

hoảng. Các nước ASEAN – 6 đều đẩy mạnh phát triển kinh tế với các giải pháp sau: tái cơ cấu khu vực tài chính, tiền tệ; cải cách thể chế với việc nới rộng cho kinh tế tư nhân; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tăng cường hội nhập…14

Ngày 01 tháng 01 năm 2010, các nước ASEAN 6 hoàn thành việc xóa bỏ thuế quan đối với 7.881 dòng thuế cuối cùng tham gia Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung nhằm thực hiện Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (CEPT-AFTA), nâng tổng số dòng thuế đạt thuế suất tự do lên 54.457 dòng, đạt 99,11% tổng số dòng thuế của các nước ASEAN-6.15 Việc xoá bỏ thuế quan của ASEAN 6 khẳng định quyết tâm của ASEAN về dỡ bỏ các rào cản thuế quan nhằm tự do hóa hoàn toàn thương nội khối, và thực hiện mục tiêu thiết lập một thị trường và cơ sở sản xuất động nhất được đề ra trong Kế hoạch tổng thể về xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

3.1.2. Ở cấp độ khu vực

Việc thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực đầu tư ASEAN (AIA), đặc biệt là hướng tới một Cộng Đồng Kinh tế AEC với sự tự do di chuyển hàng hoá, dịch vụ, đầu tưu, lao động có kỹ năng và dòng vốn… là những nỗ lực to lớn của các nước ASEAN trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực và đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững cho tất cả các nước. Đặc biệt, có những chương trình cụ thể, trọng tâm vào mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia. Tiêu biểu là Sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI) và Chương trình hơp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS).

3.1.2.1. Sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI)

Sáng kiến về hội nhập ASEAN (IAI) được thông qua chính thức trong năm 2000 với mục tiêu là thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN, hỗ trợ các thành viên mới là các nước CLMV hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế khu vực và giảm nghèo đói. Kế hoạch hành động cho IAI tập trung vào các lĩnh vực: phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông và năng lượng); Phát triển nguồn nhân lực; Nâng cao trình độ công

14 Xem thêm:PGS.TS Nguyễn Duy Dũng, ASEAN 45 năm – những thành tựu và vấn đề đặt ra, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8/2012, trang 3. Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8/2012, trang 3.

15 Xem thêm Nguyễn Thị Hồng Thủy, “Các nước ASEAN 6 đạt mục tiêu tự do hóa thuế quan”, Thứ 7: 2/1/2010, Xem tại http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?2108 2/1/2010, Xem tại http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?2108

nghệ ICT; Thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực (thương mại hàng hoá và dịch vụ, hải quan, các tiêu chuẩn và các dự án đầu tư) trong các nước CLMV.

Đến nay đã có hơn 200 dự án đang được thực hiện, trong đó có 165 dự án có vốn tài trợ. Các nước hiện đang xây dựng tài liệu Hướng dẫn phát triển kinh tế công bằng, đồng thời cũng xây dựng riêng tài liệu Khung về thu hẹp khoảng cách phát triển. Tính đến tháng 7/2011, các nước thành viên ASEAN đã đạt được trên 73% mục tiêu về quy hoạch cộng đồng kinh tế. Tính tới cuối năm 2010, sáu nước thành viên cũ đã xóa bỏ tới 99,11% thuế quan đối với các loại hàng hóa nhập khẩu và bốn nước thành viên mới thực hiện giảm thuế quan xuống dưới 5% đối với 98,86% mặt hàng. Đồng thời các nước ASEAN đã nhất trí đầu tư tới 60 tỉ USD vào xây dựng các hạng mục như thông tin liên lạc, khoa học kỹ thuật, khai thác nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng nối liền các nước thành viên trong khối, góp phần từng bước thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

6 nước ASEAN phát triển cũng dành riêng cho nhóm CLMV Chương trình ưu đãi thuế quan hội nhập ASEAN (AISP). Các nước nhóm này đã ban hành các văn bản pháp lí nhằm thực hiện AISP (số liệu năm 2005: Malaixia đã trao quyền đối xử ưu đãi đối với 12 sản phẩm cho Lào, 345 sản phẩm cho Mianma, 172 sản phẩm cho Việt Nam; Philippin cam kết trao quyền đối xử ưu đãi đối với 67 sản phẩm cho Mianma, 10 sản phẩm cho Việt Nam, và 2 sản phẩm cho các nước CLMV; Thái Lan cấp ưu đãi thuế quan cho 19 sản phẩm của Việt Nam và một số sản phẩm cho Campuchia…16); tài trợ các khóa đào tạo về quản lý, kinh tế, thương mại, xúc tiến đầu tư, công nghệ thông tin, tiếng Anh và cấp học bổng sau đại học, mở Trung tâm đào tạo tại CLMV và cử chuyên gia hỗ trợ. Các nước ASEAN - 6 cũng cam kết hỗ trợ trong việc nâng cao mức sống của các nước CLMV. Sự hỗ trợ có thể dưới nhiều dạng như đào tạo, cung cấp chuyên gia kỹ thuật và cung cấp thiết bị, quan tâm đến phúc lợi của các thành viên trong Hiệp hội, các nước này cũng đã cam kết nâng cao mức sống của người dân các nước CLMV.

Với Sáng kiến về Hội nhập ASEAN (IAI) các đối tác của ASEAN như Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Australia đã tài trợ chương trình thực tập của các cán bộ ngoại giao trẻ tại Ban Thư ký ASEAN, hỗ trợ trang thiết bị cho các thành 16 Xem thêm, Nguyễn Xuân Thắng (2007), Chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế ASEAN, NXB Khoa học xã hội, Hà nội, 2006

viên Ban Thư ký ASEAN đến từ các quốc gia CLMV, lập Quỹ hội nhập ASEAN (JAIF) và thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).17

Hiện nay, Kế hoạch IAI giai đoạn 2 (2009 - 2015) đang được thực hiện. Kế hoạch IAI thành công sẽ là bước tiến quan trọng đối với các quốc gia ASEAN trong việc hoàn thành mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia trong Hiệp hội.

3.1.2.2. Chương trình Hợp tác tiểu vùng Sông Mekong mở rộng

Chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng được hình thành năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), là chương trình hợp tác hoàn chỉnh nhất trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma và hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc. GMS ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch, thương mại - đầu tư, phát triển nguồn nhân lực và môi trường. Mục tiêu chính của chương trình là: chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nước trong Tiểu vùng; Giải quyết và giảm nhẹ những vấn đề xuyên biên giới của các quốc gia trong khu vực; Đáp ứng các nhu cầu chung về nguồn tài nguyên và chính sách.18

Hạ tầng giao thông là lĩnh vực hợp tác có kết quả nổi bật nhất, tập trung vào 3 hành lang kinh tế chính :(i) Hành lang kinh tế Bắc-Nam (NSEC), hoàn thành năm 2010; (ii) Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC), đã thông suốt đầu năm 2007 và là hành lang đi vào hoạt động đầu tiên trong tiểu vùng Mê Công; (iii) Hành lang kinh tế phía Nam (SEC). Trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua biên giới (Hiệp định GMS) ký năm 1999, đến nay, các nước GMS đã ký tất cả các Nghị định thư (3 nghị định thư) và các Phụ lục Hiệp định GMS, các nước GMS đã bước đầu thực hiện thí điểm những quy định của Hiệp định GMS về kiểm tra hải quan tại một số cặp cửa khẩu dọc hành lang EWEC là Mukdahan - Savanakhet và Dansavanh - Lao Bảo.

Một phần của tài liệu Luận Văn Thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN – Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn (Trang 29)