Chương 3: THỰC TIỄN VỀ THU HẸP KHOẢNG CÁCH PHÁT TRIỂN TRONG ASEAN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận Văn Thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN – Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn (Trang 27)

PHÁT TRIỂN TRONG ASEAN VÀ KHUYẾN NGHỊ 3.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐÁNG GHI NHẬN

3.1.1. Ở cấp độ quốc gia

3.1.1.1 Các nước CLMV

Để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước trong ASEAN, đòi hỏi sự nỗ lực trước tiên thuộc về nhóm các nước ASEAN – 4, thực tiễn những năm vừa qua đã chứng minh những nỗ lực đáng ghi nhận của các quốc gia này.

- Việt Nam

Những năm vừa qua nước ta đã có những nỗ lực rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung. Việt Nam đã chú trọng cải cách cơ cấu kinh tế và hội nhập quốc tế. Trong đó thừa nhận nền kinh tế thị trường với sự tham gia bình đẳng của mọi thành phần kinh tế, cải cách khu vực Doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng và cải thiện môi trường đầu tư, thu hút nguồn vốn lớn FDI, ODA…đầu tư vào trong nước, chú trọng xoá đói giảm nghèo và phát triển con người. Với tốc độ phát triển kinh tế hàng năm luôn đứng đầu khu vực (tốc độ tăng GDP của Việt Nam bình quân thời kỳ 1991-2011 đạt 7,34%/năm) thuộc loại cao trong khu vực, châu Á và trên thế giới. Việt nam đã chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới thông qua quá trình vận động để được kết nạp vào WTO, tham gia các diễn đàn, tham gia AFTA, ký Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kì, tích cực thực hiện các cam kết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), là thành viên tích cực của APEC, ASEM và nhiều tổ chức kinh tế quốc tế khác.9

- Lào

Những năm qua Lào cũng chú trọng thay đổi cơ cấu kinh tế, cải cách theo hướng phát triển kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng kinh tế thế giới và xoá đói 9Xem thêm:Một số nét kinh tế Việt Nam”, tại địa chỉ http://lemc4.molisa.gov.vn/NewsDetail.aspx? lg=89&ID=148

giảm nghèo. Hiện nay Lào là một trong 10 nước phát triển nhanh nhất trên thế giới, kinh tế và xã hội đã trải qua sự phát triển vượt bậc. Trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2011, tổng sản phẩm quốc nội của Lào đã tăng lên gấp đôi, bình quân mỗi năm tăng 7,3%, đã thực hiện Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ xoá đói giảm nghèo vào trước năm 2015. CHDCND Lào chủ trương tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị, hợp tác và mở rộng quan hệ đa dạng hóa - đa phương hóa, nhiều hình thức, nhiều cấp với các nước, các vùng lãnh thổ nhấn mạnh tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác với các nước.10

- Mianma

Năm 2011, Chính phủ nước này đã có những bước cải tổ mạnh mẽ cả về kinh tế và chính trị. Đây là những bước tiến quan trọng thể hiện quan điểm của chính phủ Myanmar trong đổi mới chính sách kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, tạo ra bầu không khí chính trị mới trong nước và cải thiện quan hệ với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế của Myanmar đạt 6% trong năm 2012 và có thể đạt 6,3% trong năm 2013 nhờ tăng xuất khẩu hàng hóa và vốn đầu tư nước ngoài chảy ào ạt vào nước này. Hàng loạt tập đoàn lớn trên thế giới đã đến Myanmar tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh, nhất là trong các lĩnh vực dầu khí, du lịch, tạo nên sự khởi sắc cho nền kinh tế của quốc gia này. 11

- Campuchia

Là quốc gia đầu tiên trong nhóm các nước CLMV được gia nhập WTO chứng tỏ Campuchia đã có những nỗ lực rất lớn trong việc phát triển kinh tế, cải cách chính sách nhằm đảm bảo sự tương thích với các quy định của WTO. Ngày 23/5/2012, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố một báo cáo nhận định Campuchia là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong hơn 10 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm hơn 8%.12 Mặc dù bối cảnh kinh tế thế

10Xem thêm: Nguồn: Báo nhân dân điện tử , Nước CHDCND Lào trên đường hội nhập và phát triển (04/09/2012), xem tại http://www.fad.danang.gov.vn/Default.aspx?id_NgonNgu=VN (04/09/2012), xem tại http://www.fad.danang.gov.vn/Default.aspx?id_NgonNgu=VN

11 Viết thanh, Myanmar khởi sắc và cơ hội mới cho cộng đồng ASEAN17:46' 18/5/2012, Tạp chí Cộng Sản, số 835 (5/2012) 17:46' 18/5/2012, Tạp chí Cộng Sản, số 835 (5/2012)

12 Kinh tế Campuchia tăng trưởng khả quan trong 2012, 24/05/2012 | 11:22, Vietstock.vn (chứng khoán),

giới gặp khó khăn, nhưng đầu tư nước ngoài tại Campuchia trong năm 2011 vẫn tăng 160% so với năm 2010.

Nhìn chung các nước nhóm CLMV đã có sự chủ động tích cực nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đạt được những thành tựu quan trọng để thực hiện mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển với phần còn lại của ASEAN và thế giới.

Các nước CLMV còn chủ động hợp tác lẫn nhau. Tiêu biểu trong quá trình hợp tác giữa các nước này là việc tổ chức các Hội Nghị Cấp cao CLMV, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế các nước CLMV, hợp tác Tam giác Việt nam – Lào – Campuchia…Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhận định: “Sau 6 năm, chúng ta đã đạt được những những tiến bộ đáng kể, đến nay, hợp tác CLMV đã chuyển từ giai đoạn định hình cơ chế, bước đầu thử nghiệm hoạt động sang từng bước triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể”13. Có thể nhận thấy các nước nhóm ASEAN – 4 đã có sự chủ động rất nhiều, ý thức được trách nhiệm của mình trong việc tự thu hẹp khoảng cách phát triển của mình đối với phần còn lại của ASEAN và Thế giới. Nếu duy trì tốt khuôn khổ hợp tác này công thêm sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế, triển vọng phát triển đối với các quốc gia này là không nhỏ.

3.1.1.2. Đối với các quốc gia trong nhóm ASEAN – 6

Hầu hết các nước ASEAN đều quyết tâm cao và tiến hành cải cách đổi mới, nhất là kinh tế, một phần về chính trị, dân chủ theo hướng chủ yếu: ngăn chặn độc tài, cải cách bầu cử các thể chế quyền lực (Thượng viện và Hạ viện), chống tham nhũng, phi tập trung hóa, giải quyết các vấn đề tôn giáo, sắc tộc.. Trong những năm qua nhóm các nước ASEAN – 6 đã có những nỗ lực cải cách kinh tế, nhất là cải cách nền tài chính – tiền tệ, ngân hàng sau khủng hoảng 1997. Ngoại trừ năm 2009 nhiều nước ASEAN có tôc độ tăng trưởng âm (Thái Lan -2.3%, Malayxia –1.7%, Brunei -0.5%) còn lại đều đạt mức tăng trưởng khá như Singapore 12.5%, Philippin 9.2%. Bên cạnh đó, tất cả các quốc gia đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các cam kết thương mại khu vực và thúc đẩy các quan hệ song phương. Cùng với các cố gắng trên, chiến lược phát triển ICT và thúc đẩy nguồn nhân lực đã đóng góp quan trọng cho kinh tế các nước này đứng vững trong tình hình kinh tế thế giới khủng

Một phần của tài liệu Luận Văn Thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN – Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn (Trang 27)