Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận Văn Thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN – Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn (Trang 38)

17 Xem thêm: Công Hạnh, “CLMV nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển trong khối ASEAN”, xem tạ

3.3.1. Nguyên nhân của những hạn chế

ASEAN chưa thật sự có bước tiến vượt bậc trong việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể nêu lên một số nguyên nhân cơ bản như:

- Sự khác biệt về thể chế, lợi ích quốc gia, dân tộc và sự thiếu đồng thuận trong ASEAN là nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong các quyết sách: ASEAN theo đuổi nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội bộ. Chính vì vậy mà các quyết sách, xử lý các vấn đề nội bộ hay với bên ngoài cũng thường chậm trễ và không hiệu quả. Thực tế chứng minh rằng, các nước ASEAN vẫn còn những vấn đề “mâu thuẫn” do lịch sử để lại. Mặt khác, các nước ASEAN – 6 hiện nay với tham vọng thiết lập Cộng Đồng Đông Á chứ không chỉ đơn thuần là Cộng đồng ASEAN. Các quốc gia đi đầu này sợ bị “níu chân” nên muốn bứt hẳn lên, sự bứt lên của tốp này sẽ tạo áp lực đối với quá trình liên kết ASEAN. Ngoài việc các quốc gia nhóm đi đầu không còn dành toàn bộ công sức và nguồn lực cho liên kết ASEAN, có thể làm cho xu hướng y tâm ngày càng tăng. Việc các quốc gia thiếu tiếng nói chung trong các giải quyết các vấn đề Thái Lan – Campuchia; không đạt được thông cáo chung sau Hội nghị ngoại trưởng ASEAN – 45…chứng minh các nước ASEAN thiếu sự đồng thuận trong các vấn đề quan trọng của khu vực. Cộng thêm sự đa dạng về văn hóa, thể chế kinh tế, chính trị…khó tạo nên sức mạnh chung của cả khối.

- Tiến trình hội nhập của các nước ASEAN diễn ra chậm

22 Minh Anh, “Đường đến cộng đồng kinh tế ASEAN 2015”, Thứ Năm, 03/01/2013 xem tại http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/KinhTe/2013/1/ED268CE8E0CC5439/ http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/KinhTe/2013/1/ED268CE8E0CC5439/

Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân như: - ASEAN có một tầm nhìn khu vực rộng nhưng không có kế hoạch kinh tế, các nước ít tin tưởng lẫn nhau và không tin nhiều vào kết quả hội nhập; Việc xây dựng và thực thi chính sách chung chưa có cơ chế rõ ràng trong khi luôn chịu sức ép từ các thành viên và không mang tính tập trung khu vực; Sự phối hợp thực hiện những cam kết trong nước yếu kém. Một điển hình đó là thực hiện mục tiêu thành lập AEC. Kế hoạch AEC vạch ra là một cơ sở sản xuất và một thị trường đơn nhất trong khu vực, với một dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ và vốn đầu tư giống như mô hình EU. Kế hoạch AEC cũng kêu gọi thực hiện dòng chảy tự do của “lao động kỹ năng” nhưng không đề cập cụ thể tới việc tự do hoàn toàn cho dòng chảy lao động nói chung. Thiếu sót này làm nổi bật một số khó khăn chính trị trong khu vực, bởi các quốc gia nhỏ hơn nhưng giàu có hơn như Singapore và Brunei sẽ không muốn có một dòng chảy ồ ạt các lao động không có kỹ năng bước vào nước mình.

- Các nước thành viên ASEAN thiếu các nguồn lực để thực hiện tốt các sáng kiến về hội nhập và thu hẹp khoảng cách phát triển.

Việc thiếu các nguồn lực là hạn chế rất lớn của nhóm các nước ASEAN – 4, các nước này gặp khó khăn nghiêm trọng về thể chế, năng lực điều hành của chính phủ và khả năng kinh tế, nhân lục để giải quyết các vấn đề về khoảng cách phát triển. Các nước CLMV còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn tài chính từ nước ngoài dưới hình thức viện trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn vay nước ngoài. Các nước ASEAN – 6 không thể đứng yên chờ các nước CLMV hoàn thành các cam kết, họ có xu hướng thực hiện các ưu đãi song phương. Điều này dẫn đến, các nước mạnh ngày càng mạnh và ngược lại.

Chính do những bất cập trong nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế của ASEAN mà trong nhiều trường hợp kế hoạch thu hẹp khoảng cách phát triển lại phản tác dụng, làm gia tăng khoảng cách phát triển.

Một phần của tài liệu Luận Văn Thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN – Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w