Đối với các nước ASEAN nói chung

Một phần của tài liệu Luận Văn Thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN – Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn (Trang 36)

17 Xem thêm: Công Hạnh, “CLMV nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển trong khối ASEAN”, xem tạ

3.2.3.Đối với các nước ASEAN nói chung

Nhiều chương trình hợp tác đã được đề ra, tuy nhiên hợp tác nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN vẫn chưa tạo ra sự đột phá.

20 TS. Võ Hùng Dũng, “Lúa gạo, nhìn từ Myanmar...”, 4/3/2011, xem tại http://mobile.thesaigontimes.vn/ArticleDetail.aspx?id=49047 http://mobile.thesaigontimes.vn/ArticleDetail.aspx?id=49047

Về hợp tác nội khối: kết quả hợp tác kinh tế trong ASEAN tuy đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng chưa thực sự tạo ra bước phát triển đột biến trong quan hệ kinh tế thương mại.. Mặc dù thương mại nội khối ASEAN đã duy trì ở mức ổn định 25% tổng khối lượng thương mại toàn khu vực, song nếu so với trao đổi thương mại nội khối của EU (hơn 70%), thì rõ ràng mức hội nhập và liên kết nội khối của ASEAN chưa cao. Tỷ lệ hàng hóa ASEAN tham gia thị trường toàn cầu chỉ ở mức 6%, là mức thấp so với quy mô GDP của khối. Từng nền kinh tế ASEAN chưa thực sự là những nền kinh tế mạnh và đang ở trong những giai đoạn phát triển kinh tế rất xa nhau. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa tiến trình hội nhập kinh tế toàn khối trong vòng 3 - 5 năm tới để cạnh tranh với các đối tác đang trỗi dậy.

Về IAI: sự hợp tác triển khai IAI của CLMV còn hạn chế, chưa có tính hiệu quả rõ rệt. Trọng tâm là phát triển hạ tầng mềm không đáp ứng được nhu cầu của CLMV, các vấn đề về phát triển về nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng chưa được coi trọng

Về GMS: Nhìn chung, hạn chế lớn nhất của hợp tác GMS cũng chính là hạn chế chung đối với các hợp tác sông Mê Công. Đó là do xuất phát điểm của các nước tiểu vùng Mê Công thấp, tỷ lệ nghèo cao và các chỉ số phát triển chưa cao. Tuy Hợp tác GMS có nhiều chương trình, dự án đã xác định nhưng nguồn vốn tự có còn có hạn nên không đủ để duy trì thành quả và đầu tư phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Hơn nữa, hệ thống pháp luật của các nước còn nhiều khác biệt nên việc đảm bảo môi trường chính trị ổn định, môi trường kinh tế vĩ mô bền vững là một thách thức không nhỏ đối với các nước GMS trong bối cảnh hiện nay.

Cụ thể hơn, hiện nay kết nối “phần mềm” giữa các hành lang kinh tế chưa phát triển nên hiệu quả của các hành lang này chưa cao. Việc đẩy mạnh phát triển hợp tác giao thông tiểu vùng đã tạo ra thách thức lớn cho vấn đề môi trường và đa dạng sinh học trong toàn khu vực. Vấn đề an ninh lương thực, an ninh năng lượng vẫn chưa được đảm bảo. Việc tăng cường kết nối phát triển nguồn lực đã gia tăng nguy cơ của bệnh dịch truyền nhiễm qua biên giới, các hoạt động buôn bán người và vấn đề di cư…

Việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, có nhiều ý kiến khó thực hiện được, đến tháng 9/2012, các thành viên ASEAN mới chỉ hoàn thành 30% chỉ tiêu kết nối và 70% chỉ tiêu kinh tế cho việc hội nhập hoàn toàn về kinh tế vào năm 2015. Trong bối cảnh khó khăn chung, việc thực hiện các cam kết như lộ trình đã đặt ra gặp vô vàn khó khăn.22

Một phần của tài liệu Luận Văn Thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN – Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn (Trang 36)