CQTC có trách nhiệm cân đối nguồn, phân bổ dự toán chi ngân sách cho từng đơn vị, trình UBND báo cáo HĐND quyết định. Sau khi DTNS đã được giao chính thức, CQTC phải đảm bảo đủ nguồn ngân sách để thanh toán, chi trả theo nhu cầu chi tiêu trong dự toán của các cơ quan, đơn vị.
CQTC có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách, chế độ tài chính để đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện. Trong quá trình điều hành ngân sách, nếu phát hiện cơ quan, đơn vị thực hiện sai nguyên tắc quản lý tài chính, CQTC có quyền yêu cầu KBNN tạm dừng thanh toán tiếp để kiểm tra.
92
dụng ngân sách không có cơ quan chủ quản cấp trên; thực hiện tổng hợp báo.
3.2.7. Hoàn thiện hệ thống kế toán nhà nƣớc
Theo xu thế hiện nay, khi các giao dịch xuyên quốc gia đang ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ thì các quốc gia sẽ tìm cách hoà hợp các chuẩn mực kế toán trong nước với các chuẩn mực quốc tế. Vì thế, cùng với các lĩnh vực khác của Việt Nam đang trong quá trình tiến tới một khuôn khổ pháp lý chung, ngành kế toán Việt Nam cũng theo con đường đó - Con đường duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế để phát triển nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam phù hợp với thông lệ chung được quốc tế thừa nhận.
Trong khi đó hệ thống kế toán Nhà nước Việt Nam đến nay vẫn chưa có một cơ quan hoặc tổ chúc chuyên trách làm kế toán. Mỗi cơ quan, đơn vị còn áp dụng một chế độ, phương pháp khác nhau. Việc quản lý và kế toán tài sản, vốn, quỹ, chi tiêu NSNN còn do nhiều cơ quan cùng đồng thời thực hiện. Do đó, số liệu kế toán phản ánh chưa thống nhất, kịp thời đặc biệt là sổ liệu chi NSNN giữa các cấp ngân sách còn trùng lặp. Tài sản quốc gia chưa được đánh giá và phản ánh đủ vào số liệu kế toán quốc gia, việc tổng hợp tài sản quốc gia hiện nay chủ yếu vẫn dùng phương pháp thống kê. Để hoàn thiện hệ thống kế toán Nhà nước, cần triển khai thực hiện theo định hướng hợp nhất hệ thống kế toán thu, chi Ngân sách, kế toán KBNN với kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp để tạo lập thành một hệ thống Tổng kế toán Nhà nước.
Mục tiêu của việc hoàn thiện hệ thống kế toán này là phải xây dựng hệ thống kế toán Nhà nước dựa trên cơ sở dữ liệu thông tin duy nhất, đầy đủ và áp dụng thống nhất cho tất cả các cơ quan, đơn vị công quyền và công lập từ trung ương đến địa phương. Hệ thống kế toán đó phải đảm bảo thông tin tin
93
cậy, thông suốt giữa các đơn vị tham gia vào quá trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSNN. Với mục tiêu đó, Hệ thống kế toán Nhà nước phải phản ánh được đầy đủ mọi đối tượng của kế toán Nhà nước gồm: Kế toán quỹ NSNN; Kế toán toàn bộ các khoản thu, chi NSNN và Ngân sách các cấp; Kế toán tài sản quốc gia, các khoản dự trữ, các quỹ của Chính phủ và việc sử dụng các quỹ; Kế toán các nghiệp vụ tài chính đối ngoại, các khoản nợ của Nhà nước; Kế toán quá trình tiếp nhận và sử dụng kinh phí, kế toán các khoản chênh lệch thu - chi và xử lý chênh lệch thu - chi của các cơ quan Nhà nước, ĐVSN có sử dụng kinh phí NSNN với các nội dung cải tiến như sau:
- Không cần tổ chức công tác kế toán thu, chi ngân sách do CQTC các cấp đang thực hiện. Bởi thực chất CQTC chỉ ghi sổ đơn sau khi KBNN đã hạch toán kép. Việc ghi sổ lần thứ hai đối với cùng một chứng từ kế toán chỉ mang tính hình thức và trùng lắp công việc với kế toán KBNN.
- Xây dựng hệ thống kế toán KBNN được thiết lập trên cơ sở dữ liệu thực tế xuất quỹ ngân sách, là dữ liệu duy nhất được tích hợp có khả năng khai thác, tổng hợp, phân tích phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo điều hành ngân sách của các cấp lãnh đạo theo yêu cầu. Cần xác định nhu cầu thông tin quản lý và thông tin điều hành của các cơ quan có liên quan, trên có sở đó xác lập chế độ kế toán KBNN gồm hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán của KBNN. Hệ thống kế toán này cần được xây dựng trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại; được triển khai qua một tập hợp các cấu phần phần mềm tích hợp đầy đủ, tạo nên một giao diện duy nhất với người sử dụng, ứng dụng phần mềm theo chuẩn quốc tế sẽ trợ giúp KBNN trong việc thực hiện kiểm soát chi bằng cách theo dõi nắm bắt từng khoản thanh toán từ khi DTNS được duyệt, cho đến khi giải ngân thật sự các nguồn vốn. Ngoài KBNN, các cơ quan trong hệ thống tài chính
94
có thể khai thác thông tin hoặc thao tác nghiệp vụ qua truy cập vào hệ thống máy chủ tại KBNN thông qua hạ tầng truyền thông.
Khi hệ thống kế toán đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngành tài chính trong việc quản lý điều hành ngân sách, cần nghiên cứu tiến tới xoá bỏ luôn công tác kế toán chỉ tiêu nội bộ tại các CQHC, ĐVSN. Theo đó các cơ quan, đơn vị sẽ được thầm quyền kết nối trực tiếp để giao dịch với KBNN các hoạt động chi tiêu ngân sách. Phần mềm ứng dụng sẽ thiết lập hệ thống tài khoản kế toán, các sổ sách kế toán tại đơn vị sử dụng ngân sách phù hợp với hệ thống kế toán Nhà nước; thiết lập các ứng dụng thông tin kết nối giữa hai hệ thống kế toán này nhằm phản ảnh tức thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh về sử dụng ngân sách tại đơn vị trực tiếp chi tiêu vào hệ thống kế toán Nhà nước, có như vậy hệ thống kế toán chi ngân sách mới phản ảnh xuyên suốt quá trình quản lý từ khâu xuất quỹ ngân sách đến khâu thực tế chi tiêu tại đơn vị sử dụng ngân sách, giúp cho việc theo dõi, kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời mọi biểu hiện sử dụng ngân sách không đúng quy định, góp phần quản lý có hiệu quả chi ngân sách.
3.2.8. Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với CQHC, đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ thực hiện cơ chế tự chủ
- Cơ chế tự chủ tài chính đối với CQHC, ĐVSN thực sự là bước đột phá làm thay đổi hẳn tư duy cũ, giao kinh phí theo biên chế. Các cơ quan, đơn vị đã sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế hoặc chủ động huy động các nguồn lực như nhân lực, vốn và cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ, nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp. Từ đó tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên qua một năm triển khai thực hiện vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu thay đổi cơ chế đối với CQHC và ĐVSN.
95
Cần phân định rõ nhiệm vụ quản lý điều hành ngân sách cấp xã là do UBND xã thực hiện. Nhiệm vụ này độc lập với trách nhiệm của đơn vị thụ hưởng kinh phí ngân sách là Văn phòng UBND xã và các ban thuộc xã. Nên giao cho Văn phòng UBND xã thực hiện mở tài khoản giao dịch với Kho Bạc để tiếp nhận kinh phí chi cho hoạt động của tất cả các ban; tổ chúc công tác kế toán và báo cáo quyết toán phần kinh phí được cấp. Việc phân định như vậy sẽ tạo điều kiện cho UBND thực hiện công tác quản lý điều hành một cách độc lập và HĐND làm công tác giám sát theo chức năng của mình.
Phương thức cấp phát ngân sách xã hiện hành là Lệnh chi tiền. Phương thức này hiện có nhiều hạn chế bởi mẫu lệnh chi tiền chỉ bổ trí một dòng MLNS duy nhất, trong khi một lần rút tiền từ KBNN xã có thể rút nhiều nội dung chi tiêu cho nhiều ban trên một chứng từ. Chi ngân sách xã nên áp dụng phương thức cấp phát theo dự toán, bởi quy trình lập, phê duyệt dự toán đều khép kín trong thẩm quyền của UBND cấp xã. Mọi sự tăng giảm, điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự toán đều do UBND xã quyết định nên có thể thực hiện một cách thuận lợi và nhanh chóng. Theo phương thức này dự toán chi năm đã gửi tới KBNN, khi có nhu cầu chi tiêu văn phòng UBND xã hoặc các chủ công trình lập hồ sơ, chứng từ gửi tới KBNN để kiểm soát và xuất quỹ ngân sách xã, thanh toán trực tiếp tới đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ, đơn vị nhận thầu hoặc ứng tiền mặt về cho văn phòng UBND xã đối với chi thường xuyên. Thực hiện phương thức này sẽ làm giảm đáng kể khối lượng công việc sự vụ mà UBND xã phải thực hiện do phải xử lý các chứng từ nghiệp vụ hàng ngày do thực hiện phương thức cấp phát ngân sách bằng lệnh chi tiền.
Về sử dụng MLNS đối với cấp xã cần nhóm chương thay cho việc mở chi tiết như hiện nay. Việc phải mở từng chương có phát sinh theo đối tượng chi gây phức tạp thêm cho công tác kế toán bởi trong từng chương vừa có ít
96
mục chi và số tiền phát sinh không thật lớn. Theo đó số chương tối đa kế toán Ngân sách xã có thể sử dụng 7 chương. Cụ thể như sau:
- Chương khối chính quyền: gồm văn phòng HĐND và UBNĐ. Trong chương này, ngoài việc kế toán tiền lương, sinh hoạt phí cho khối văn phòng, trưởng thôn, chỉ quản lý hành chính liên quan còn phản ánh các khoản chi mang tính phục vụ chung cho toàn hệ thống chính trị cơ sở thuộc xã như: lương hưu cán bộ xã, tiền điện, nước, điện thoại, các khoản xây dựng, mua sắm, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn trụ sở làm việc...
-Chương khối Đảng, mặt trận và thành viên mặt trận.
- Chương các hoạt động chuyên môn thuộc xã kể cả văn phòng. Chương này ngoài việc hạch toán chi tiết theo đối tượng nó còn phản ánh tiền lương theo ngạch, bậc được quy định theo các chức danh chuyên mộn hoạt động ở cấp xâ hiện nay qua đó có thể cho phép giám sát việc sử dụng, bố trí cán bộ xã theo quy định.
-Chương các tổ chức văn hóa, y tế, giáo dục (mẫu giáo, nhà trẻ).
-Chương công an, xã đội: nên gộp chung do tính chất, nội dung chi giống nhau.
-Chương các đơn vị khác.
-Chương các quan hệ khác thuộc ngân sách xã.
3.2.10. Phụ lục
- Sửa đổi cơ chế đối với các CQHC thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định 130/CP
Mục đích của cơ chế này là chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, thông qua việc xây dụng quy chế chi tiêu nội bộ, sử dụng tài sản và giám sát quá trình thực hiện của cơ quan, tổ chức công đoàn và các cơ quan chức năng. Mức tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1 lần so với mức tiền lương
97
cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định. Muốn vậy các CQHC cần phải nghiêm túc xây dựng quy chế chi tiêu nội và quy chế sử dụng tài sản công. Trong đó nêu rõ biện pháp thực hiện tiết kiệm và đánh giá thực hiện so với quy chế đề ra. cần giáo dục cho cán bộ công chức hiểu ý nghĩa của việc đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ quan trong việc tổ chức sắp xếp bộ máy, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả công việc chứ không chi đơn thuần mục đích tăng thu nhập cho người lao động.
Theo quy định tại thông tư 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17 tháng 01 năm 2006. Hàng quý căn cứ tình hình thực hiện của quý trước, nếu xét thấy cơ quan có khả năng tiết kiệm được kinh phí; Thủ trưởng cơ quan căn cứ vào số kinh phí có thể tiết kiệm được để quyết định tạm chi trước thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức trong cơ quan theo quý. Mức tạm chi hàng quý tối đa không quá 60% quỹ tiền lương một quý của cơ quan. Mức chi này chỉ là tạm ứng, còn 40% phải chờ quyết toán được duyệt mới được chi tiếp. Quy định trên chưa phù hợp trong điều kiện quyền tự chủ của cơ quan bởi lẽ:
- Từng quý cơ quan chỉ được ứng 60% quỹ tiền lương là quá thấp, trong khi thông thường từ 6 đến 8 tháng sau thì quyết toán năm mới được phê duyệt. Lúc đó phần còn lại 40% được dồn truy lĩnh của một năm là tương đối lớn, điều này hầu như người lao động nào cũng không mong muốn;
- Mặt khác, phần 60% tăng thêm cả KBNN và cơ quan sử dụng kinh phí ngân sách đều thực hiện hạch toán tạm ứng đến 31/12 hàng năm. Trong khi thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách đia phương đối với ngân sách tỉnh là 31 tháng 3 năm sau; ngân sách TP - TX - huyện là 28 tháng 2 năm sau. Do không chuyển thành thanh toán được nên KBNN tiếp tục hạch toán
98
tạm ứng và CQTC phải thực hiện biện pháp chi chuyển nguồn sau thời gian chính lý gây khó khăn cho việc hạch toán ở cả cơ quan sử dụng ngân sách và KBNN.
- Để hoàn chỉnh cơ chế trên, UBND tỉnh cần kiến nghị Bộ tài chính cho phép tạm ứng thu nhập tăng thêm đến 90% phần tiết kiệm được. Đến 31/12 hàng năm tất cả các khoản tạm ứng đều được chuyển thành cấp phát thanh toán; chi nên để 10% phần còn lại sẽ chi thêm sau khi quyết toán được phê duyệt và chi vào nguồn kinh phí năm sau.
- Sửa đổi cơ chế đối với các ĐVSN công lập thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định 43/CP
Theo Thông tư số 71/2006/TT-BTC, tỷ lệ trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 25% là quá lớn trước khi giải quyết việc tăng thu nhập cho người lao động vì có một số đơn vị khi trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trên sẽ không còn nguồn để giải quyết tăng thu nhập. Vì vậy cần sửa đổi theo hưởng ưu tiên chi tăng thu nhập cho người lao động trước khi lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và các quỹ khác.
Trình độ quản lý của một số đơn vị còn chưa thích ứng ngay được với cơ chế hoạt động tài chính mới, có một số đơn vị bộ máy tài chính kế toán chưa đáp ứng so với yêu cầu, chưa tham mưu có hiệu quả để thủ trưởng đơn vị quyết định việc chi trả tiền lương tăng thêm một cách hợp lý, còn thực hiện phương thức bình quân, chưa theo năng suất hiệu quả lao động nên chưa khuyến khích người lao động. Vì vậy từng đơn vị cần có kế hoạch tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán. Chỉ những người được đào tạo chuyên môn chuyên ngành, có chứng chỉ hành nghề mới bố trí làm công tác tài chính kế toán.
99
vụ hoạt động sự nghiệp, vừa hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ gặp nhiều khó khăn, phức tạp do hai hoạt động này đan xen song trùng nhau, rất khó áp dụng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước. Trong khi đó các đơn vị thường có xu hướng muốn dồn chi phí cho các nghiệp vụ do kinh phí ngân sách chi trả để phần lãi được tính sang phần dịch vụ. Trước mắt, để hài hòa công tác này cần quy định