Với đặc thù của nước ta, để xây dựng được quan hệ đối tác chiến lược giữa doanh nghiệp và ngân hàng cần minh bạch về thông tin. Đây là một yêu cầu khó vì nhiều doanh nghiệp không muốn cung cấp thông tin tài chính, đặc biệt là tình trạng nợ xấu cho ngân hàng. Ngược lại các ngân hàng luôn đối mặt với nguy cơ thiếu tính thanh khoản do ảnh hưởng của khủng hoảng, do lạm phát, do việc áp đặt lãi suất huy động và cho vay theo phương thức kế hoạch hoá tập trung, do cạnh tranh không lành mạnh… Những thông tin này ngân hàng thường không muốn công bố.
Việc minh bạch hoá thông tin là một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp quản lý và phải đi đôi với các chế tài pháp luật. Đối với các nước đang phát đang phát triển quá trình này phải tiến hành từng bước một. DPM có nhiều lợi thế trong việc minh bạch hoá thông tin đối với các ngân hàng do những lợi thế nêu trong phần 3.3.2. Do vậy, việc xây dựng quan hệ doanh nghiệp-ngân hàng được kiến nghị theo các bước sau đây:
119
Do đặc thù của doanh nghiệp, DPM nên lựa chọn quan hệ đa phương với nhiều ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Lý do của việc lựa chọn nay là do các sản phẩm của Công ty không thuộc lĩnh vực công nghệ cao (đi sâu vào nghiên cứu phát triển); sản phẩm chính của doanh nghiệp mang tính cạnh tranh cao, được nhà nước ưu tiên phát triển. Ngoài ra, DPM đã dự kiến phát triển sản xuất kinh doanh trên một số lĩnh vực khác. Trong danh mục các sản phẩm mới được phê duyệt, nhiều sản phẩm có phạm vi sản xuất kinh doanh còn khiêm tốn, do vậy mức độ huy động vốn còn chưa cao. Độ rủi ro sẽ tăng dần khi phạm vi kinh doanh nới rộng, do vậy việc chia sẻ thông tin giữa DPM và các ngân hàng cho vay rất quan trọng để tạo sự tin cậy lẫn nhau.
- Tiến tới mở rộng việc trao đổi thông tin với ngân hàng
Ngoài báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp, DPM cần từng bước tiến tới việc cung cấp cho các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có quan hệ là đối tác chiến lược, các thông tin về tình trạng “sức khỏe doanh nghiệp”, về rủi ro, về hệ số phá sản Z. Trên cơ sở đó tìm cách tháo gỡ, vượt qua những thời điểm khó khăn. Những thông tin này nhậy cảm, do vậy cần có thỏa thuận giữa DPM và ngân hàng về một cơ chế bảo mật tốt. Ngoài ra, phía ngân hàng cũng có trách nhiệm cung cấp các thông tin về cơ chế cho vay, lãi suất ưu đãi đối với doanh nghiệp.
Khi đạt được mối quan hệ đối tác tin cậy, giữa doanh nghiệp và ngân hàng có thể thiết lập một mạng thông tin nội bộ, cung cấp các thông tin cảnh báo sớm về nguy cơ phá sản doanh nghiệp như kiến nghị ở mục 3.3.6.
120
KẾT LUẬN
Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là việc vận dụng một cách hệ thống các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các các tổ chức tài chính và ngân hàng thương mại nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được các chỉ tiêu tài chính trong tương lai cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải; qua đó, đề ra các quyết định cho vay phù hợp với lợi ích của họ.
Trong những năm gần đây, cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn cầu đã và đang tác động trực tiếp đến sự phát triển của khu vực doanh nghiệp. Số lượng các doanh nghiệp bị phá sản tăng lên đáng. Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng nợ xấu, không đủ điều kiện vay tiền từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh. Như vậy trong kinh doanh, các ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro tín dụng. Nhiều ngân hàng thương mại ở nước ta đang chú trọng xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng cho doanh nghiệp để làm căn cứ cho các quyết định cho vay. Tuy nhiên, các ngân hàng này cũng đứng trước khó khăn về nguồn thông tin phân tích tài chính doanh nghiệp. Việc tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp, phối hợp với ngân hàng để ra các quyết định cho vay vốn là một nhu cầu khách quan cần nghiên cứu trên một đối tượng cụ thể.
Tổng công ty Phân bón và Hoá chất dầu khí – công ty cổ phần (gọi tắt là công ty Đạm Phú Mỹ (DPM)) là một doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, trong thời gian qua ngoài việc đóng góp cho sự phát triển của Tập đoàn, DPM còn góp phần quan trọng cho sự trong sự phát triển của ngành nông nghiệp nước nhà. Bên cạnh những thành tựu mà DPM đạt được, công ty này cũng đang phải đối đầu với những khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
121
Nghiên cứu thực hiện trong luận văn “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Đạm Phú Mỹ phục vụ các quyết định vay vốn ” đã giúp xác định: phân tích tài chính như là một công cụ quan trọng cho việc tìm ra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp và rủi ro về tín dụng, làm căn cứ phối hợp hoạt động giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp. Chủ đề này đang được các nhà quản lý, các nhà kinh tế quan tâm hiện nay. Đây cũng là một nghiên cứu mới mang tính định lượng áp dụng cho đối tượng nghiên cứu được lựa chọn là Tổng công ty Phân bón và Hoá chất dầu khí – công ty cổ phần Đạm Phú Mỹ. Qui trình nghiên cứu trong luận văn có thể áp dụng cho các doanh nghiệp cổ phần có đầy đủ thông tin về Báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Thông qua đề tài “ Phân tích tình hình tài chính của Công ty Đạm Phú Mỹ phục vụ các quyết định vay vốn ”, tác giả đã nghiên cứu được các nội dung sau:
- Chương 1: Với tiêu đề Lý luận chung về phân tích tình hình tài chính tại các doanh nghiệp, luận văn đã tổng hợp các vấn đề lý luận về phân tích tài chính, phương pháp phân tích tài chính, các tiêu chí đánh giá tình hình tài chính (bao gồm việc đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty và các nhóm hệ số tài chính), các yếu tố phi tài chính và mối quan hệ giữa phân tích tài chính và các quyết định cho vay. Phần đóng góp tương đối mới của tác giả trong chương này là hệ thống hoá việc kết hợp các hệ sô tài chính với mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng - mô hình hệ số phá sản Z - làm căn cứ định lượng của việc ra các quyết định cho vay. Các căn cứ lý luận này tạo cơ sở cho việc xây dựng các chương tiếp theo. Chương 1 cũng đề cập đến cách thức đánh giá cho vay theo qui định của Ngân hàng Nhà nước và phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của một số ngân hàng thương mại.