- Ban Kiểm soát (BKS) bao gồm ba (03) thành viên do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm với nhiệm kỳ năm (05) năm; BKS có nhiệm vụ kiểm tra
2.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty
Theo quyết định thành lập và đăng ký kinh doanh bổ sung lần thứ 8 ngày 24/01/2011, ngành nghề kinh doanh của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – Công ty Cổ phần được Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM ghi lại theo hệ thống mã ngành kinh tế quốc dân theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm các ngành nghề chính như sau:
1. Sản xuất phân bón, amoniac lỏng;
2. Kinh doanh phân bón, amoniac lỏng, khí công nghiệp và các sản phẩm hóa chất khác;
3. Các dịch vụ kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh phân bón và các sản phẩm hoá chất có liên quan;
4. Sản xuất và kinh doanh điện; 5. Kinh doanh bất động sản; 6. Mua bán hàng nông – lâm sản;
7. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và đường thủy nội địa; 8. Chế biến các sản phẩm dầu khí;
9. Chế biến khoáng sản; 10. Đào tạo nghề;
11. Sản xuất các sản phẩm hóa chất khác; 12. Sản xuất khí công nghiệp.
Với tên gọi Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – Công ty Cổ phần, DPM tập trung chủ yếu vào kinh doanh lĩnh vực phân bón. DPM có nhà máy Đạm Phú Mỹ đặt tại Khu công nghiêp (KCN) Phú Mỹ 1 – Bà Rịa, Vũng Tàu đi vào khai thác từ tháng 9/2004. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Công ty là sản xuất phân đạm (với công suất 800 nghìn tấn đạm/năm). Với phân đạm Urê thương hiệu Đạm Phú Mỹ, DPM chiếm 50% thị phần cả nước vào năm 2011. Cũng trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam
50
(PVN) còn có nhà máy Đạm Cà mau (cũng có công suất 800 nghìn tấn đạm/năm) vừa đi vào hoạt động, PVN tạm thời giao cho DPM quản lý và vận hành Đạm Cà mau trong 2 năm. PVN đã chuẩn bị hai phương án hoặc tìm đối tác bên ngoài để bán lại cổ phần trong dự án Nhà máy Đạm Cà Mau hoặc giao DPM sẽ tiếp tục là đơn vị quản lý và vận hành Đạm Cà Mau, không loại trừ khả năng DPM có thể biểu quyết thông qua ĐHCĐ về việc mua lại cổ phần Nhà máy Đạm Cà Mau.
Từ khi thành lập đến nay, DPM đã triển khai các dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực phân bón sau: năm 2008-2009 triển khai và hoàn thành các dự án mở rộng sản xuất nhỏ tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ; năm 2010 hoàn thành dự án thu hồi CO2 nâng công suất sản xuất 800.000 tấn urê/năm; giai đoạn 2000-2012 triển khai dự án Nhà máy sản xuất NPK 400.000 tấn/năm, bao gồm việc xây dựng phân xưởng Amoniac 1000 tấn/ngày, và nhà máy điện 75 MW. Theo kế hoạch dự kiến, năm 2013, DPM duy trì sản xuất 800.000 tấn Đạm Phú Mỹ /năm, đưa vào hoạt động dự án sản xuất 400.000 tấn/năm urê viên; năm 2012-2013 triển khai dự án sản xuất DAP, Axit sulphuric; giai đoạn 2014-2015 triển khai dự án sản xuất sôđa, NH4Cl. Bên cạnh đó DPM dự kiến tham gia đầu tư vào giai đoạn II của Tổ hợp Hóa dầu miền Đông Nam Bộ.
Về mặt kinh doanh, DPM tập trung triển khai kinh doanh các sản phẩm do Công ty sản xuất khi các dự án hoàn thành và có sản phẩm; Nhập khẩu phân urê (năm 2008: 75.000 tấn, năm 2009: 180.000 tấn và năm 2010: 300.000 tấn); Nhập khẩu phân bón các loại khác: Từ năm 2008 đến năm 2010 bình quân đạt mức 700.000 tấn/năm.
Trong năm 2008 DPM đã hoàn thiện việc xây dựng hệ thống đại lý, cửa hàng tiêu thụ Đạm Phú Mỹ phù hợp với chiến lược phát triển. Bên cạnh đó, đầu tư thành lập các Công ty con để thực hiện các chức năng sản xuất, kinh
51
doanh theo tiến độ hoàn thành dự án hoặc nhu cầu cụ thể. Góp vốn cổ phần với tỷ lệ cao và tham gia quản lý sản xuất, kinh doanh với một công ty sản xuất phân bón NPK.
Mục tiêu của DPM là tiêu thụ toàn bộ sản lượng sản xuất của các dự án khi đi vào hoạt động: 1.325.000 tấn urê sản xuất (urê hạt và granular); trong đó xuất khẩu khoảng 250.000 tấn urê hạt; sản xuất và tiêu thụ nội địa 140.000 tấn SA; 23.000 tấn axit sulfuric. Nhập khẩu và tiêu thụ phân bón nhập khẩu: 1.000.000 tấn/năm. triển khai việc kinh doanh hóa chất cơ bản nhằm cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất và các ngành công nghiệp khác.
Ngoài phân bón và hóa chất, DPM đã Triển khai các dự án đầu tư hạ tầng cơ sở, văn phòng, kho bãi, cảng, băng tải, phương tiện vận tải,... phục vụ sản xuất kinh doanh. Đầu tư xây dựng cảng xuất nhập (theo các hình thức liên doanh, liên kết, tự đầu tư). Đầu tư góp vốn vào các công ty cổ phần trong và ngoài ngành. Liên kết với trường Đào tạo Nhân lực Dầu khí, các trường đại học và viện nghiên cứu cung cấp dịch vụ đào tạo cho các nhà máy lọc hóa dầu trong và ngoài ngành. Đầu tư kinh doanh 2-3 cao ốc văn phòng tại trung tâm TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm. Hoàn thành 2 kho chứa sản phẩm: 1 kho tại miền Tây Nam Bộ, 1 kho tại miền Trung (mỗi kho sức chứa khoảng 50.000 tấn sản phẩm). Về mặt đầu tư tài chính đã tiếp tục đầu tư mở rộng đầu tư kinh doanh bất động sản và hạ tầng công nghiệp.