Phát triển Công ty DPM theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Đạm Phú Mỹ phục vụ các quyết định vay vốn (Trang 127)

Đối với tầm dài hạn, bên cạnh những định hướng mang tính chiến lược, DPM cần tiếp tục triển khai các hành động để đạt được mục tiêu phát triển bền vững và góp phần chung tay cùng xã hội thực hiện thành công định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam.

- Về mặt kinh tế, DPM cần duy trì sản xuất kinh doanh có lãi, kết hợp việc tái cấu trúc doanh nghiệp với việc mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh theo hướng tăng lợi nhuận cho, các cổ đông và thu nhập của người lao động. Tránh những rủi ro về tài chính, đặc biệt là vấn đề nợ xấu.

- Về mặt xã hội, đảm bảo điều kiện làm việc tốt cho người lao động. Quan tâm và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với cán bộ công nhân viên

117

và đối với dân cư quanh vùng có xí nghiệp của DPM nói riêng và toàn bộ xã hội nói chung. Dành kinh phí cho các hoạt động an sinh xã hội.

- Về môi trường, sử dụng công nghệ tiên tiến nhất trong việc sản xuất các sản phẩm, nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là khí tự nhiên, đồng thời hạn chế tối đa lượng khí CO2 thải ra bên ngoài. Nhằm giúp nhà nông sử dụng ít phân bón hơn, nhưng vẫn tăng năng suất cây trồng.

3.4.2 Kiến nghị về sự phối hợp giữa DPM và ngân hàng

- Xây dựng mối quan hệ với ngân hàng là cần thiết đối với DPM:

Có thể hiểu một các chung nhất “quan hệ giữa Ngân hàng – Doanh nghiệp” về thực chất là sự móc nối giữa một bên là ngân hàng và một bên là khách hàng phía sau các giao dịch về tài chính. Điều này có nghĩa là ngân hàng không chỉ tập trung vào cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng, mà còn khai thác thông tin thu được về sự mở rộng kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp và các cơ hội thụ hưởng các thành quả.

Độ mật thiết của mối quan hệ ngân hàng-doanh nghiệp được đo lường theo hai khía cạnh. Thứ nhất là chiều dài về thời gian của mối quan hệ, được coi là một yếu tố quan trọng cho giá vay.

Khía cạnh thứ hai được xác định thông qua số lần dịch vụ của ngân hàng đối với doanh nghiệp. Qua số lần các giao dịch với khách hàng, ngân hàng sẽ có được những thông tin giúp đánh giá năng lực vay và cho phép ngân hàng xây dựng chính sách về giá cho các loại dịch vụ khác nhau.

Có hai loại quan hệ chính giữa ngân hàng và doanh nghiệp: song phương và đa phương. Quan hệ song phương được hiểu nghĩa doanh nghiệp chỉ quan hệ với một ngân hàng.

Quan hệ đa phương (đa quan hệ) giữa ngân hàng-doanh nghiệp được hiểu nghĩa doanh nghiệp quan hệ với nhiều ngân hàng. Mối quan hệ này tránh

118

được vấn đề độc quyền về thông tin, tạo được thị trường cạnh tranh giữa những nhà cho vay dẫn tới lãi suất cho vay có thể giảm.

Với tất những thông tin trên cho thấy giữa công ty Đạm Phú Mỹ và các ngân hàng mà Công ty đã, đang và sẽ giao dịch cần phải xây dựng mối quan hệ giữa Ngân hàng – doanh nghiệp theo nghĩa bạn hàng chiến lược, đối tác tin cậy. Trong giai đoạn hiện nay, với chính sách của Nhà nước, các ngân hàng thương mại lớn ưu tiên cho vay đối với DPM trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là phân bón hoá chất dầu khí. Tuy nhiên trong xu thế chung, DPM đã và sẽ mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh sang một số ngành khác, do vậy cần huy động nhiều nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức tài chính và ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Đạm Phú Mỹ phục vụ các quyết định vay vốn (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)