- Ban Kiểm soát (BKS) bao gồm ba (03) thành viên do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm với nhiệm kỳ năm (05) năm; BKS có nhiệm vụ kiểm tra
2.3 Đánh giá chung:
76
Thông qua việc phân tích các hệ số tài chính và các yếu tố phi tài chính cho thấy, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – Công ty Cổ phần DPM có rất nhiều ưu điểm thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, các ưu điểm chính trong số này là:
- Là một công ty cổ phần trong đó vốn nhà nước chiếm ưu thế, DPM hoạt động khá hiệu quả, thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả sử dụng tài sản ở phần 2.2. Thực tế này không phải các doanh nghiệp có vốn nhà nước nào cũng đạt được, trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp ở nhóm này còn làm ăn thua lỗ, rơi vào tình trạng nợ xấu.
- Tỷ lệ phần trăm lợi nhuận giữ lai so với lợi nhuận trước lãi vay và thuế khá cao (trung bình cả thời kỳ 2008-2011 khoảng 31%) nên vốn chủ sở hữu tăng nhanh (bình quân 20% hàng năm giai đoạn 2008-2011). Thực tế này góp phần giữ tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của DPM ở mức khá cao (bình quân cao hơn 89% trong giai đoạn 2008-2011). Với số vốn chủ sở hữu cao, thời gian qua DPM không cần vay nhiều vốn để mở rộng sản xuất, ngoài ra còn đủ lực để mua lại cổ phần của nhà máy Đạm Cà Mau.
- DPM rất chú trong đến việc phát triển nguồn nhân lực về số lượng lẫn chất lượng. Thông qua các báo cáo thường niên của doanh nghiệp cho thấy từ 2007 đến 2011, tổng số cán bộ công nhân của DPM tăng 768 người (năm 2011 tăng khoảng 73% so với 2007); Năm 2011, số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng trở lên tăng 113% so với năm 2007. Trong Ban Tổng giám đốc qua các năm luôn xuất hiện các gương mặt trẻ đóng vai trò kế cận. Sự đóng góp của đội ngũ nhân lực thể hiện rõ qua chiến lược kinh doanh của Công ty: Phát triển thế mạnh tối đa trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mặt hàng chủ lực là phân bón và
77
hoá chất dầu khí, tìm tòi mở rộng lĩnh vực kinh doanh mới một cách thận trọng trong bối cảnh khủng hoảng, suy thoái toàn cầu.
2.3.2 Hạn chế
Là một doanh nghiệp mới triển khai phương thức hoạt động là công ty cổ phần và trong một thời gian rất ngắn trở thành công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – Công ty Cổ phần DPM không tránh khỏi một số hạn chế, qua phân tích định tính và định lượng có thể thấy:
- DPM lựa chọn phương án kinh doanh theo hướng an toàn về nợ nên đánh đổi lại vòng quay của tài sản lưu động có xu hướng giảm qua các năm. Mặt khác, nợ là một dạng tài trợ tài chính quan trọng và tạo lợi thế lá chắn thuế cho doanh nghiệp do lãi suất tiền vay được tính như một khoản chi phí hợp lệ và miễn thuế. Do vậy, vay nợ đến mức nào để phát triển sản xuất kinh doanh là một bài toán mà DPM phải có lời giải trong thời gian tới.
- Một trong những nguy cơ với mặt hàng chính của DPM là sự cạnh tranh phân bón nhập khẩu từ Trung quốc, trong chiến lược kinh doanh của DPM chưa có đề cập đúng mức về nguy cơ này. Ngoài ra danh mục các mặt hàng kinh doanh mới chưa thể hiện bước đột phá. Doanh thu giai đoạn 2008- 2011 tăng bình quân năm khoảng 14% (theo giá hiện hành), đây là mức không cao trong điều kiện lạm phát những năm vừa qua.
- Để có những bước phát triển mạnh mẽ hơn, Công ty DPM cần có sự phối hợp với các trường Đại học, viện nghiên cứu trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long tìm ra chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh cho các mặt hàng chủ lực cũng như lĩnh vực kinh doanh mới của DPM.
78