Trước hết, tập trung sức phát triển nông nghiệp, hình thành một nền nông nghiệp

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa hiện đại hóa ở huyện phú vang tỉnh thừa thiên huế (Trang 46 - 50)

hàng hóa lớn, đa dạng, có năng suất và chất lượng cao, vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa tạo ra nhiều sản phẩm. Muốn vậy phải ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, chú trọng về giống, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng và công nghệ sau thu hoạch, vv...

- Phát triển nông thôn một cách toàn diện, xây dựng và thực hiện chương trình “Xây dựng nông thôn đổi mới” như đại hội X đã quyết định. Xây dựng các làng, về cả bốn mặt: kinh tế no đủ, sung túc; văn hóa phát triển, dân trí nâng cao; xã hội văn minh; môi trường lành mạnh.

Mặt khác, cần phải quan tâm các mặt văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ. Cấp bách nhất hiện nay là giải quyết vấn đề việc làm cho lao động trong huyện, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, giảm dần sự tách biệt về thu nhập và đời sống giữa thành thị và nông thôn. Nông dân trong thời đại mới là nông dân có văn hóa, đủ trình độ để tiếp cận và ứng dụng kịp thời công nghệ mới trong kinh doanh cây trồng, vật nuôi, đảm bảo tăng năng suất và chất lượng cao.

Cùng với quá trình CNH-HĐH, nông dân trong huyện sẽ chuyển sang các ngành nghề mới trong công nghiệp và dịch vụ trong lĩnh vực này thì huyện rất có tiềm năng trong lĩnh vực này nhưng chưa được khai thác một cách triệt để, còn xem nhẹ. Vì vậy trong thời gian tới cần chú trọng khai thác, một mặt tạo thêm công ăn việc làm cho dân trong huyện, mặt khác đem lại thu nhập cho huyện, đưa huyện phát triển.Tạo điều kiện thuận lợi cho họ sẽ trở thành công nhân, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh chủ doanh

nghiệp, chủ trang trại, tự bỏ vốn hoặc hùn vốn để hình thành những cơ sở kinh doanh, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.

3.2.9. Hoàn thiện và đổi mới các chính sách, tạo động lực thúc đẩy sản xuấthàng hóa, đẩy nhanh tiến độ CNH-HĐH hàng hóa, đẩy nhanh tiến độ CNH-HĐH

Một vấn đề đặt ra cho việc thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là: việc ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện luật, Pháp lệnh, Nghị lệnh...thường chậm, thiếu đồng bộ dẫn dến sự chậm trễ trong việc đưa các chủ trương lớn vào cuộc sống. Trong khi đó, hiện nay còn tồn tại khá nhiều vấn đề rất cần có cơ chế, chính sách giải quyết nhằm tạo thêm động lực phát triển, đặc biệt là các chính sách nhằm đẩy nhanh CNH,HĐH nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn thì huyện cần thực hiện các biện pháp như:

+ Chính sách khuyến khích nông dân dồn điền đổi thửa, sản xuất theo quy hoạch, thực hiện hợp đồng bán sản phẩm cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu.

+ Chính sách hỗ trợ nông dân mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản...nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

+ Chính sách đổi mới quản lý khoa học công nghệ, gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất.

+ Chính sách đào tạo nghề, đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở; chính sách khuyến khích,đãi ngộ cán bộ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN

Qua quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài “CNH-HĐH ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” có thể rút ra các kết luận sau:

- Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thưc tiễn của quá trình CNH-HĐH và một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình CNH-HĐH, có thể nêu lên rằng, quá trình CNH-HĐH là một tất yếu khách quan cho sự phát triển của một quốc gia, một vùng hay một lãnh thổ, là điều kiện cần đưa nền kinh tế phát triển, dù điều kiện kinh tế, chính trị như thế nào. Thực tế đã chứng minh rằng không một nền kinh tế phát triển nào mà không đi qua quá trình CNH-HĐH mà phát triển được, đặc biệt là các nước có nền kinh tế lạc hậu chủ yếu dựa vào nông nghiệp như nước ta hiện nay thì cần phải đẩy mạnh hơn nữa quá trình CNH-HĐH theo điều kiện riêng của từng nước, từng vùng. Nhận thức được điều này trong những năm qua, chúng ta không ngừng tìm hiểu, học hỏi nâng cao, để đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH, tận dụng các lợi thế đất nước, và đặt ra nhiệm vụ phát triển của đất nước là” đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại.

- Huyện Phú Vang là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, với những điều kiện thuận lợi do thiên nhiên ban tặng. Trong những năm qua đã phát triển mạnh, là một trong những huyện đóng góp lớn vào GDP của tỉnh, với mật độ dân số đông, mức sống dân cư khá cao so với toàn tỉnh. Tuy nhiên cũng gặp phải một số khó khăn nhất định như thời tiết, khí hậu, kinh tế xã hội...Trong quá trình thực hiện CNH- HĐH của mình huyện đã chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng điện đường, trường trạm. Bước đầu chuyển dịch kinh tế theo hướng CNH-HĐH, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên khó khăn vẫn còn rất lớn như thiếu vốn, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, người dân chưa mạnh dạn đầu tư phát triển, tỷ trọng của ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, công nghiệp và dịch vụ còn chậm phát triển.

- Cùng với thuận lợi và khó khăn đó của huyện, việc nghiên cứu đề tài này để tìm hiểu quá trình CNH-HĐH của huyện Phú Vang trong giai đoạn 2011 đến nay và từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình CNH-HĐH huyện nhà trong thời gian tới.

Từ nghiên cứu phần cơ sở lý luận về CNH- HĐH và phân tích đánh giá thực trạng CNH- HĐH của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian từ năm 2006 đến nay tôi gợi lên những kiến nghị sau:

- Phú Vang là một huyện chủ yếu dân cư sống bằng nông nghiệp, nên quá trình CNH- HĐH là khó khăn và phức tạp đòi hỏi nhiều sự quan tâm và đầu tư của huyện nhà nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Bước đầu phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khuyến khích ngành công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó khuyến khích người dân trong việc đầu tư cải tiến KHKT mới trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời mở thêm các lớp dạy nghề đào tạo cán bộ dần đưa tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm xuống và lao động công nghiệp, dịch vụ tăng lên.

Đối với người dân thì tích cực tìm tòi, học hỏi đổi mới KHCN trong sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ và các sản phẩm mang tính thương hiệu cao. Tận dụng các lợi thế của địa phương và phát huy tận dụng điều kiện bên ngoài, bên cạnh đó nâng cao trình độ và tay nghề của mình trong nền kinh tế thị trường hiện nay và nền kinh tế tri thức nói riêng đòi hỏi có chuyên môn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục đào tạo, giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin, NXB chính trị quốc gia, 2006.

2. Niên giám thông kê và báo cáo các năm của huyện Phú Vang, 2010

3. Nguyễn Văn Nam, luận văn thạc sĩ, đề tài: nghiên cứu nguồn lực cho sự nghiệp CNH- HĐH ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, 2004

4. Nguyễn Thanh Hùng, luận án thạc sĩ, đề tài: thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp nông thôn ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

5. PST. Vũ Bá Thế(chủ đề tài): CNH ở các nước ASEAN và CNH ở Việt Nam bài học kinh nghiệm thực trạng và giải pháp. Đề tài nghiên cứu khoa học năm 1997, trường Đại học tài chính- kế toán Hà Nội.

6. TS. Trần Đình Thiện( chủ biên): CNH- HĐH ở Việt Nam phác lộ trình. Nxb chính trị quốc gia Hà Nội, 2002.

7. TS. Mai Thị Thanh Xuân: CNH- HĐH trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội, khoa kinh tế, Hà Nội, 2005

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa hiện đại hóa ở huyện phú vang tỉnh thừa thiên huế (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w