Thời kỳ 2006-2010 đất nước, tỉnh và huyện nhà chúng ta có nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng đương đầu với những thách thức lớn.
Những thành tựu của 5 năm qua (2006- 2010) và gần 25 năm đổi mới làm cho thế và lực nước ta lớn mạnh lên nhiều.
Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, nghị quyết của TW và chính phủ đã khẳng định vai trò và động lực của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và tuyến hành lang Đông- Tây với vị trí là một trung tâm thương mại- dịch vụ và giao dịch quốc, trung tâm du lịch quốc gia, trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm đào tạo đa ngành, chất lượng cao của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Trung Bộ. Những nổ lực lớn của tỉnh và huyện nhà đã đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật trong 5 năm qua và đang tiếp tục đầu tư đã và đang phát huy tác dụng mạnh mẽ, đó là cơ hội lớn để tỉnh nhà trong đó có huyện Phú Vang với nhiều yếu tố thuận lợi, phù hợp để hội nhập, phát triển kinh tế- xã hội nhanh và bền vững.
Tuy nhiên, nhìn tổng thể huyện nhà vẫn còn trong trình trạng kém phát triển, quy mô sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong huyện còn quá nhỏ, trình độ phát triển, năng lực cạnh tranh, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế còn thấp; hạ tầng kỹ thuật tuy được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới, hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao, nạn quan liêu, của quyền, lãng phí chậm được khắc phục, âm mưu “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với nước ta ngày càng diễn biến gay gắt, làm cho trình hình an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội ở một số địa bàn đang tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định, thiên tai, dịch bệnh đang tiếp tục xảy ra bất thường...
Tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ hơn để phát triển nhanh và bền vững đó là đòi hỏi cấp bách, là nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân toàn huyện. Qua các kỳ Đại hội đã thống nhất các tư tưởng, quan điểm chỉ đạo để định hướng phát triển như sau:
1. Phát huy cao độ nội lực, tập trung đầu tư để khai thác các lợi thế so sánh, các tiềm năng thế mạnh của huyện nhà để đẩy mạnh phát triển sản xuất- kinh doanh theo cơ cấu kinh tế được xác định là: Dịch vụ- TTCN và nông nghiệp.
Trong đó dịch vụ bao gồm cả dịch vụ du lịch, thương mại, tài chính- ngân hàng, bưu chính viễn thông, dịch vụ để phát triển các ngành nghề. Nông nghiệp bao gồm
2. Tranh thủ sự chỉ đạo, đầu tư của TW, của tỉnh và các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh. Mặt khác có cơ chế thông thoáng và chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực, các nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, của các thành phần kinh tế để hợp tác sản xuất, kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
3. Đồng thời với việc đẩy mạnh phát triển LLSX, phải thường xuyên chú trọng củng cố QHSX, làm cho kinh tế hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.
Khuyến khích tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân, kinh tế tổng hợp phát triển, hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các ngành sản xuất- kinh doanh hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và củng cố an ninh- quốc phòng; trong từng bước phát triển phải gắn phát triển kinh tế với xây dựng, củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và thế mạnh an ninh nhân dân.
5. Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Thực hiện công bằng tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường. Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm bợ cho gia đình chính sách, cho hộ nghèo; tích cực giải quyết công ăn việc làm, chống tệ nạn xã hội bảo đảm trật tự an toàn xã hội.