Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thị trường

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa hiện đại hóa ở huyện phú vang tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 42)

trường phát triển sẽ tạo đầu ra cho các ngành sản xuất và dịch vụ; cung ứng các vật tư, nguyên liệu đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra bình thường, bảo đảm cung ứng hàng hóa tiêu dùng phục vụ đời sống người dân.Đồng thời, nó cũng kích thích và yêu cầu áp dụng khoa hoc, kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất môt cách rộng rãi, thúc đẩy sự phân công lao động xã hội, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông thôn theo hướng hiệu quả.

Thời gian qua thị trường hàng hóa trên địa bàn huyện Phú Vang phát triển không đều, thiếu đồng bộ, còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa.Thị trường ở các thôn, xã mặc dù đã được hình thành nhưng do đời sống của người dân chưa cao nên sức mua vẫn còn hạn chế. Thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa đang là vấn đề gây ra tư tưởng bất an cho người nông dân sản xuất hàng hóa, họ rất lo không có đầu ra. Tỷ suất hàng hóa nông sản còn rất thấp nên kênh tiêu thụ trong nước chưa được hình thành rõ nét, chưa có mặt hàng, sản phẩm xuất khẩu với khối lượng lớn nên một vài sản phẩm xuất khẩu được phải qua ủy thác trung gian.Thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường khoa học- công nghệ...hầu như chưa được hình thành.

Từ thực tế đó, để phát triển thị trường phục vụ cho sự nghiệp CNH,HĐH ở huyện Phú Vang,theo chúng tôi Huyện cần giải quyết các vấn đề sau:

- Cần điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất cả trong nông nghiệp, ngành nghề nông thôn và sản xuất công nghiệp phục vụ sản xuất và đời sống nông thôn.Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa gắn liền với thị trường tiêu thụ, chuyển từ nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Sản xuất nông nghiệp cần tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển đảm bảo tính ổn định của sản xuất trên cơ sở duy trì “đầu ra” cho nông sản hàng hóa. Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, dịch vụ sản xuất và đời sống bên cạnh việc sản xuất các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao cần đẩy mạnh sản xuất các loại hàng hóa giá rẻ phục vụ nhu cầu của người dân trong điều kiện thu nhập còn hạn chế nhằm khai thác tốt thị trường nội địa, nhất là thị trường nông thôn. Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa gắn với việc đăng ký chất lượng sản phẩm, đăng ký thương hiệu sản phẩm, tăng sức

cạnh tranh, dần dần tạo chỗ đứng cho sản phẩm hàng hóa đặc trưng của địa phương trên thị trường trong tỉnh và trên cả nước.

- Kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin, dự báo thị trường từ Trung ương đến các địa phương để đáp ứng kịp thời nhu cầu của các nhà sản xuất kinh doanh. Các thông tin thị trường chủ yếu còn dưới dạng thông báo, đăng tin thuần túy, thiếu những tài liệu phân tích, tổng hợp và đưa ra những dự báo có tính cơ sở thực tiễn và đáng tin cậy. Do đó cần sử dụng nhiều kênh thông tin khác nhau, vừa có tính đại chúng, vừa có tính đặc thù đối với các đối tượng sản xuất kinh doanh, đối với từng ngành hàng.Thông tin phải đề cập về giá cả, thị hiếu người tiêu dùng, dung lượng thị trường cùng khả năng biến động cung cầu của các sản phẩm, ngành hàng, biến động cung cầu về tư liệu sản xuất. Từng bước đưa thông tin về kiến thức marketing đến người sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể tổ chức bồi dưỡng kiến thức kinh doanh ngắn ngày, cách hạch toán đơn giản...góp phần giúp họ quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong cơ chế thị trường.Thiết lập các điểm thông tin thị trường ở các vùng chuyên canh, tỷ suất hàng hóa lớn, phối hợp hoạt động của các điểm thông tin với hoạt động của các tổ chức khuyến nông, các câu lạc bộ, các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp.

- Quy hoạch phát triển đồng bộ và hợp lý các loại thị trường.Cần tập trung ưu tiên phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản, các loại sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ của địa phương. Quy hoạch xây dựng, phát triển hệ thống chợ nông thôn thành các trung tâm buôn bán, dịch vụ ở các xã. Mạng lưới chợ nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tăng cường lưu thông hàng hóa, đưa kinh tế nông thôn phát triển toàn diện, đẩy nhanh quá trình phân công lao động trong nông thôn, góp phần giải quyết “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất, nâng cao mức sống dân cư. Do đó, trong quy hoạch hệ thống chợ nông thôn cần phân bổ một cách hợp lý các chợ chuyên doanh là đầu mối phát luồng hàng nông sản thực phẩm cung cấp cho đô thị và cũng là nơi thu mua,tập kết hàng để chế biến hoặc xuất khẩu. Đồng thời, bố trí xây dựng các chợ tổng hợp để người dân có thể vừa bán được nông sản hàng hóa, vừa mua được vật tư cho sản xuất và hàng hóa để tiêu dùng. Các chợ nông thôn cần được

đầu tư cải tạo theo chiều hướng kiên cố và bán kiên cố với các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho mua bán, thông tin tiếp thị ngày càng văn minh, hiện đại.

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa hiện đại hóa ở huyện phú vang tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 42)