Ngành dịch vụ là một trong những ngành hiện nay rất được các cấp ủy Đảng quan tâm và huyện Phú Vang cũng không nằm ngoài quy luật đó, trong những năm qua huyện đã đầu tư phát triển dịch vụ với quy mô lớn, nhiều trung tâm mua bán thương mại được huyện quan tâm như phát triển làng nghề, xây dựng chợ mới, các lĩnh vực bưu chính viễn thông... nhiều hoạt động chào mừng ngày lễ lớn. Đặt biệt là lễ hội Festival Huế các
Trong 5 năm qua giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 9,5%. Tổng mức hàng hóa dịch vụ bán lẻ tăng bình quân 4,6% /năm, dịch vụ vận tải hàng hóa tăng 9,1%/năm. Đặt biệt năm 2010 nhờ tổ chức tốt các hoạt hoạt động, nên đã đạt được các thành tựu đáng kể, với tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ 2010 là 245,774 tỷ đồng tăng 21,5% so với năm 2009, mang lại nguồn thu quan trọng cho huyện nhà.
-Dịch vụ thương mại: Đây là một trong những ngành quan trọng nên rất được
quan tâm, trong những năm qua theo tình hình chung của thị trường thì hàng hóa tăng không đáng kể, chỉ tăng nhẹ các mặt hàng thiết yếu như: đồ uống, xăng dầu, điện lạnh tăng lên do nhu cầu tăng lên ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ và nó chiếm tỷ lệ khá lớn giá trị trong ngành.
Bảng 2.8. Giá trị ngành dịch vụ thương mại huyện Phú Vang năm 2010
(Triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2006 2008 2010 08/06 % 10/06 % Thương nghiệp 189.102 247.571 301.612 130,9 159,4 Nhà hàng ăn uống 25.207 46.127 55.452 182,9 219,9 Dịch vụ 33.304 35.782 38.104 107,4 114,4
(Nguồn: tổng hợp niên giám thống kê huyện Phú Vang 2010).
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy giá trị ngành dich vụ có nhiều thay đổi từ 33.304 triệu đồng năm 2006 đến năm 2008 lên 35.782 triệu đồng và đến năm 2010 lên tới 38.104 triệu đồng, trong đó các mặt hàng chủ yếu như xăng dầu, vật liệu xây dựng, dịch vụ lương thực và thực phẩm tăng cao và đạt giá trị lớn... trong đó một số doanh nghiệp phát triển mạnh như công ty An Phú, hợp tác xã vận tải Thành Công...
Các doanh nghiệp trong những năm qua mạnh dạn đầu tư phát triển mạnh trên phạm vi toàn tỉnh và cả nước, đã tổ chức nhiều hình thức phân phối tận nhà, tăng cường thu hút khách hàng. Tuy nhiên, vẫn còn gặp một số khó khăn như dịch cúm gia cầm, tăng giá vàng, đô la Mỹ, xăng dầu biến động mạnh... đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển ngành.
Lao động trong ngành dịch vụ thương mại cũng tăng nhanh năm 2006 có 405 lao động thì đến năm 2008 tăng lên 1099 lao động đến năm 2010 đã lên tới 1.628 lao động, đã làm tăng sự chuyển dịch cơ cấu trong huyện nâng cao.
-Dịch vụ du lịch: hoạt động dịch vụ du lịch đã được mở rộng với nhiều hình thức
du lịch sinh thái, lễ hội khu nước nóng Mỹ An, bãi tắm Thuận An, Phú Thuận, Vinh Thanh, lễ hội vật làng Sình (Phú Mậu), lễ hội cầu ngư Thuận An, du lịch sinh thái Vitoria ở xã Vinh Thanh... đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các vùng, mang lại một phần thu nhập đáng kể cho người dân địa phương tạo công ăn việc làm cho người lao động. Theo kết quả thống kê năm 2010 thì tổng mức hàng hóa dịch vụ đạt 62 tỷ đồng và số lượng khách du lịch đến huyện cũng tăng mạnh trong những năm qua. Bên cạnh đó nhiều công tác vệ sinh du lịch cũng được đảm bảo và giảm tối thiểu lượng ngộ độc thức ăn. Tuy nhiên tiềm năng của vùng biển chưa được khai thác hết, nhiều công trình đầu tư xây dựng còn chậm trễ.
-Dịch dụ sản xuất nông nghiệp và thủy sản: Do đặt điểm của huyện Phú Vang
là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản, vì vậy các dịch vụ trong ngành này như phục vụ nông nghiệp và hậu cần nghề cá cũng tăng theo xu hướng đó.
Bảng 2.9. Giá trị dịch vụ trong nông nghiệp và thủy sản
Năm Chỉ tiêu 2006 2008 2010 08/06 (%) 10/06 (%) Nông nghiệp ( tr.đồng) 13.170 13.164 13.165 99.95 99,96 Thủy sản (tr.đồng) 11 14 22 116.6 200 Tổng (tr.đồng) 13.181 13.178 13.187 99.97 100
(Nguồn: tổng hợp từ niên giám thông kê huyện Phú Vang 2010).
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy ngành dịch vụ trong nông nghiệp thay đổi không đáng kể, ngược lại ngành dịch vụ trong thủy sản thay đổi mạnh năm 2006 từ 11 triệu đồng đến năm 2008 lên 14 triệu đồng và năm 2010 tăng mạnh lên tới 22 triệu đồng, vì thời gian này điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành dịch vụ, mà chủ yếu tăng mạnh là dịch vụ thủy sản, nhiều lễ hội được chú trọng và quan tâm như lễ hội Festival lượng khách đến với huyện khá lớn, đây là điều kiện thiết yếu để giá trị ngành tăng nhanh. Tuy nhiên ngành dịch vụ nông nghiệp tăng chậm qua các năm.
-Các ngành dịch vụ khác: Cùng với nhịp độ chung của ngành dịch vụ huyện
nhà thì các dịch vụ khác có chuyển gia tăng mạnh trong những năm gần đây, như dịch vụ tín dụng của ngành cũng tăng mạnh đã cung cấp một lượng vốn không nhỏ cho quá
thu hút cũng như cho vay với số lượng lớn như năm 2006 từ 64,4 tỷ đồng lên 171,3 tỷ đồng vào năm 2010, tổng lượng vốn huy động đạt 590 tỷ đồng; các dịch vụ việc làm ngày càng tăng lên đã giải quyết không nhỏ lượng lao động thất nghiệp của huyện, các dịch vụ văn hóa giáo dục, y tế cũng được cải biến trong những năm qua đã xây dựng và tu bổ lại các hệ thống trường, trạm y tế, bệnh viện, tăng cường đầu tư giáo dục nâng cao trình độ quản lý chuyên môn cao phục vụ tốt các hoạt động dịch vụ công cộng.
Tổng thể ngành dịch vụ cho ta thấy sự chuyển dịch cơ cấu của huyện trong những năm qua có nhiều cải tiến mang lại hiệu quả cao. Mức sống của người dân tăng dần nhu cầu dịch vụ ngày càng cao, nhiều hình thức dịch vụ mới đang dần đưa vào sử dụng. Trong những năm tới, cùng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu chung tỉnh thì huyện Phú Vang cũng cố gắng phát huy hơn nữa ngành dịch vụ trong tương lai.