Trong nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu vào khu vực và thế giới cộng thêm những yêu cầu phát triển của xã hội và công cuộc CNH- HĐH thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực đang đặt ra.
Trên địa bàn huyện Phú Vang, số lượng người nằm trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ rất cao, có khả năng đáp ứng được nhu cầu của quá trình CNH- HĐH ở huyện. Tuy nhiên, số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất cao và nhu cầu đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ của huyện là rất lớn nhưng năng lực của các cơ sở đào tạo quá hạn chế so với yêu cầu đào tạo, tập huấn của từng ngành.
vì nền độc lập và sự phồn vinh của tổ quốc; được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hóa, được đào tạo thành thao về kỹ năng nghề nghiệp, về năng lực sản xuất kinh doanh, về diều hành vĩ mô nền kinh tế và toàn xã hội, có trình độ khoa học kỹ thuật vươn lên ngang tầm với thế giới. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu CNH- HĐH huyên Phú Vang trong giai đoạn mới, tôi xin đưa ra một số giải pháp chính sau đây:
3.2.3.1. Nâng cao mặt bằng dân trí, bồi dưỡng nhân lực, phát hiện và đào tạo nhân tài nhằm cung cấp kịp thời nguồn nhân lực cho CNH- HĐH
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, yêu cầu đầu tiên là phải nâng cao năng lực trí tuệ, nâng cao mặt bằng dân trí. Do vậy không thể không quân tâm phát triển sự nghiệp giáo dục vào đào tạo. Đây là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trước mắt cần tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo bằng nhiều nguồn vốn huy động khác nhau: ngân sách nhà nước, ngân hàng địa phương, các tổ chức, các cá nhân,...để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như: trường, lớp, trang thiết bị dạy và học đầy đủ cho học sinh. Ngay từ giáo dục phổ thông đến đại học và sau đại học cần phải ưu tiên và đầu tư thỏa đáng. Đa dạng hóa hình thức đào tạo, tạo điều kiện tốt nhất cho mọi người về cơ hội học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật. Phân luồng đào tạo học sinh sau trung học cơ sở, tạo điều kiện cho các em tìm được ngành nghề phù hợp với sức học và điều kiện kinh tế của gia đình. Địa phương cần có chính sách hỗ trợ cho học sinh nghèo nông thôn để các em có điều kiện học lên cao theo năng lực và nguyện vọng của mình.
Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, tiến tới đạt chuẩn phổ cập trung hoc cơ sở đúng độ tuổi và phấn đấu đạt chuẩn phổ cập trung học phổ thông. Đặt biệt, đối với khu vực có thu nhập và dân trí thấp, cần có chính sách ưu đãi thích đáng ngay từ bậc tiểu học để kích thích làm bộc lộ sớm, phát hiện, không bỏ sót những mầm non nhân lực có khả năng tiếp thu trình độ cao và có tài. Khắc phục trình trạng đơn tuyến, chỉ phát hiện đào tạo nhân lực thông qua kiến thức trong các nhà trường, phải chú ý phát hiện để đào tạo cả trong lực lượng còn ở ngoài nhà trường, hoặc
không có cơ hội thể hiện trong các chương trình học đường ( phần lớn năng lực quản lý, năng lực kinh doanh sản xuất lại xuất hiện ở các khu vực này).
Điều chỉnh căn bản phương pháp và chương trình giáo dục- đào tạo theo hướng giáo dục tri thức toàn diện cho học sinh, cả kiến thức học đường và kiến thức thực tiễn kinh tế- xã hội. Thực hiện lồng ghép để giảm tối đa các môn học trên lớp; tinh hoa kiến thức; đưa một số lượng lớn kiến thức và môn học vào chương trình giáo dục cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng, nghe nhìn, sách báo, các chương trình ngoại khóa, thực tập, đi thực tế. Coi đây là một mặt quan trọng của xã hội hóa giáo dục.
3.2.3.2.Tăng cường đào tạo và nâng cao nghề cho người lao động
Địa phương cần có kế hoạch mở rộng hệ thống đào tạo nghề cho dân một cách phong phú, phù hợp với sự phát triển của vùng, phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp CNH,HĐH.Tốc độ tăng của loại hình đào tạo này phải cao hơn mức độ đào tạo đại học, trên đại học. Do đó, trước mắt cần phải tập trung đào tạo nghề theo phương thức dài hạn và ngắn hạn.Cùng với sự phát triển hệ thống dạy nghề chính quy, cần khuyến khích các doanh nghiệp, các cá nhân và các tổ chức xã hội cùng tham gia mở các lớp dạy nghề đào tạo công nhân trực tiếp cho nhu cầu sản xuất của mình.Trong quá trình đào tạo, ngoài quy mô và số lượng đào tạo, phải chú ý đến chất lượng và lấy chất lượng đào tạo là yếu tố hàng đầu, đi đôi với nhu cầu đa dạng hóa ngành nghề, nên hướng vào đào tạo một đội ngũ công nhân có tay nghề cao, sử dụng công nghệ hiện đại, xây dựng đội ngũ chuyên viên kỹ thuật thực sự có năng lực, có trình độ để phục vụ cho nhu cầu, nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài.
Tích cực liên kết, tham gia vào quá trình đào tạo đội ngũ kỹ thuật và chuyên viên của mình, tích cực gửi những lao động giỏi, có năng lực trình độ đi học ở nước ngoài để họ được tiếp xúc với môi trường khoa học tiên tiến, hiện đại, học hỏi thêm kinh nghiệm. Bên cạnh hình thức này, nên chú ý mời chuyên gia giỏi, thầy giỏi ở các nước tiên tiến về dạy nghề cho công nhân. Phải căn cứ vào nhu cầu và thế mạnh của địa phương để đào tạo, nên tập trung đào tạo vào các nghề trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến, cơ khí, điện tử và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nhất là đào tạo nghề cho
Huyện cần tăng cường nguồn vốn đầu tư cho công tác đào tạo nghề có chất lượng cao. Hiện nay, trong cơ cấu phân bổ ngân sách cho giáo dục và đào tạo, chủ yếu là dành phần lớn cho đại học và cao đẳng. Trong khi đó, yêu cầu CNH- HĐH đang rất cần đào tạo công nhân lành nghề. Do đó, để giải quyết mâu thuẫn này, trước mắt nên điều chỉnh ngân sách theo hướng dành ưu tiên cho lĩnh vực dạy nghề. Cụ thể là:
- Tăng nguồn ngân sách để đầu tư nâng cấp cho các trường dạy nghề.
- Huy động các nguồn vốn nước ngoài thông qua các dự án về đào tạo nghề.
- Huy động nguồn vốn đóng góp của dân cư, động viên khuyến khích những cá nhân và gia đình có người đi học nghề đóng thêm kinh phí cho việc đào tạo.
Để sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả vào công tác đào tạo nghề, một mặt phải quản lý nguồn vốn, cấp vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, mặt khác phải nâng cao chất lượng đào tạo mà nguồn vốn bỏ ra. Đồng thời gắn với công tác đào tạo là giải quyết tốt vấn đề việc làm. Đi đôi với đào tạo là sử dụng, do vậy cần phải nghiên cứu thật đầy đủ về sự biến động của thị trường lao động, dự báo xu hướng vận động của cơ cấu lao động trong quá trình CNH- HĐH. Trên cơ sở đó mà dự báo nhu cầu của thị trường lao động, làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ nhằm thu hút được số lao động đã qua đào tạo.
Cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng nhằm thu hút lực lượng lao động có trình độ cao. Thực tế cho thấy, học sinh nông thôn sau khi học xong đều muốn tìm cách ở lại thành phố nơi có nhiều cơ hội tìm việc có thu nhập cao và phát triển tri thức. Tăng cường đào tạo lực lượng lao động trẻ, một mặt đáp ứng yêu cầu của các ngành nghề, mặt khác phục vụ yêu cầu xuất khẩu lao động với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động dồi dào cho các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Đây đã và đang là một trong những hướng quan trọng để giải quyết tình trạng lao động dôi dư ngày càng tăng.
Đặc biệt, quan tâm việc tuyển chọn, hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí cho lực lượng thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự để bổ sung đội ngũ lao động, đội ngũ quản lý nòng cốt.
3.2.3.3. Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật đủ mạnh và những nhà quản lý giỏi làm nòng cốt cho sự nghiệp CNH- HĐH
Đây là một đòi hỏi có tính cấp thiết cần được hoàn thiện cơ cấu, trình độ nguồn nhân lực nhằm đáp ứng chiến lược cán bộ cho đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước. Trong quá trình CNH- HĐH đội ngũ này có vị trí hết sức quan trọng trong việc sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến. Đồng thời, họ là những người tập hợp được lực lượng nghiên cứu và phát minh khoa học có giá trị. Vì vậy cần chú trọng đến việc đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và những nhà quản lý kinh tế tập trung theo hướng sau:
Lựa chọn cán bộ khoa học cần thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Từ đó phát hiện ra những năng khiếu, phẩm chất tâm lý đặc biệt mà tuyển chọn họ nhằm bồi dưỡng cho họ có đủ trình độ, học vấn, năng lực chuyên môn, uy tín nghề nghiệp...Cần tránh việc tuyển chọn một cách ồ ạt, bỏ qua năng khiếu, năng lực và điều quan trọng hơn cả là tìm được người có tài được bộc lộ qua hoat động thực tiễn.
3.2.3.4. Bên cạnh việc thực hiện các giải pháp nêu trên, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH thì địa phương cần quan tâm giải quyết tốt các vấn đề sau:
- Chăm lo phát triển đồng bộ kinh tế - xã hội, tạo những điều kiện vật chất cần thiết cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đến lượt nó, với chất lượng mới nguồn nhân lực sẽ trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên chính địa bàn họ sinh sống và sản xuất.
- Đẩy nhanh tốc độ cơ giới hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp. Chỉ có như vậy mới làm giảm sức lao động của người nông dân, nâng cao năng suất, hiệu quả lao động và chất lượng sản phẩm do họ làm ra; tạo cơ hội cho họ có điều kiện và khả năng nâng cao trình độ học vấn, trình độ nhận thức, vận dụng tiến bộ khoa hoc – kỹ thuật. Trên cơ sở đó mới có thể dễ dàng đưa các tiến bộ khoa hoc – kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất.
- Cần phải tạo và tìm được thị trường tiêu thụ đầu ra cho các sản phẩm của người nông dân. Bên cạnh đó cần cung cấp thông tin thị trường về nhu cầu sản phẩm, các chỉ số an toàn thực phẩm trên các thị trường để họ chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.