MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ HƢƠNG ƢỚC

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 35)

Có thể nói, trong quản lý xã hội giữa hương ước và pháp luật luôn tồn tại một mối quan hệ vừa mâu thuẫn, vừa thống nhất với nhau, có sự ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau về nhiều khía cạnh.

Về mục đích điều chỉnh, pháp luật và hương ước đều nhằm duy trì một trật tự xã hội ổn định, bền vững, đoàn kết và phát triển, phục vụ một cách tốt nhất lợi ích của các thành viên và lợi ích cộng đồng, xã hội. Điều 1 Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 quy định: "Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội"; Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, tại Điều 1 cũng quy định: "Bộ luật tố tụng hình sự góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm". Điều đó cho thấy mục đích cũng như khẳng định vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của nhân dân, duy trì trật tự xã hội để phát triển. Mục

đích của hương ước cũng không nằm ngoài những giá trị tốt đẹp mà pháp luật hướng tới, Điều 13 quy ước làng Trang Liệt, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội quy định:

Đối với xã hội phải phát huy đạo lý truyền thống dân tộc Việt Nam: kính già, yêu trẻ, tôn sư trọng đạo, tôn trọng phụ nữ, mọi người đều thể hiện tình làng, nghĩa xóm với lẽ sống "mọi người vì mỗi người, mỗi người vì mọi người", cần đối xử thân ái với nhau, nói năng giao thiệp lịch sự, tránh mọi hành vi hiềm khích, gây thù oán, chia rẽ làm mất đoàn kết [44].

Điều đó chứng tỏ dù ở góc độ nào, phạm vi nào thì điều mấu chốt mà pháp luật và hương ước đều hướng tới là duy trì một trật tự xã hội ổn định, hài hòa, đoàn kết và phát triển trên cơ sở phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tinh thần tương thân tương ái và tuân thủ theo lẽ công bằng.

Tuy vậy, phạm vi điều chỉnh của hương ước và pháp luật lại có sự khác nhau rất dễ nhận thấy. Nếu như pháp luật chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội có tính chất cơ bản, bao quát chung, điển hình và phổ biến với phạm vi rộng lớn tác động không chỉ hướng tới các đối tượng trong phạm vi biên giới lãnh thổ quốc gia mà còn vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia trong một số trường hợp nhất định như: quan hệ đầu tư nước ngoài, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài... phạm vi mà hương ước điều chỉnh lại tập trung vào những quan hệ xã hội có tính chất cụ thể, chi tiết, phản ảnh lối sống, sinh hoạt, phong tục tập quán của từng khu vực dân cư, ở từng vùng, miền khác nhau với những nét đặc trưng riêng có.

Về hình thức, nếu như các văn bản pháp luật phải đảm bảo đúng hình

thức theo luật định, ban hành bằng văn bản giấy thì hương ước lại được thể hiện rất phong phú, được gọi bằng nhiều tên khác nhau phổ biến là hương ước, quy ước,... và được viết hoặc khắc trên nhiều chất liệu: đồng, gỗ, sắt, đá… Chẳng hạn, hương ước xã Tri Lễ (1420) được viết trên giấy bản; "Đan

thư thiết khoán" khắc trên sắt; khoán ước Đông Lao, xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Tây (1687) khắc trên đồng; khắc trên gỗ là trường hợp khoán ước của làng Phú Kinh (xã Hải Hòa, huyện Triệu Hải, tỉnh Quảng Trị - năm 1774); "Lệ ngạch làng Đồi Trung" (Ý Yên, Nam Định - năm 1761) lại khắc trên bia đá cao 2,05m, rộng 1,1m, dày 0,2m.... Hương ước mới ngày nay mới được in trên khổ giấy A4 hoặc đóng thành khổ A8 và có đặc điểm chung là cấu trúc văn bản rõ ràng, thường có: lời mở đầu nêu khái quát về lịch sử làng; nội dung quy ước được chia thành các chương mục, điều khoản cụ thể; chương cuối quy định về tổ chức thực hiện (tức là điều khoản thi hành, soạn thảo, bổ sung và sửa đổi quy ước). Hương ước mới luôn ghi rõ năm soạn thảo và có đầy đủ chữ ký, con dấu của những người viết, của các tổ chức quần chúng, các cấp chính quyền từ xã tới huyện, tỉnh.

Mặt khác, hương ước và pháp luật luôn có mối quan hệ mật thiết. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của văn hóa pháp lý Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử đều dễ dàng nhận thấy là bên cạnh luật nước, lệ làng luôn giữ một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ở làng xã Việt Nam. Luật nước và lệ làng (hương ước) dường như luôn là hành trang cho sự tồn tại, phát triển của các thế hệ người Việt Nam trụ vững và phát triển trong mọi thăng trầm của lịch sử. Điểm lại các giai đoạn phát triển của dân tộc ta suốt hàng nghìn năm qua, đặc biệt từ thuở ông cha dựng nền độc lập, các Vương triều Việt Nam đã xây dựng và thực thi nhiều bộ luật lớn, vẫn tích cực duy trì, tôn trọng các hương ước, lệ làng và xem đó là những công cụ điều chỉnh quan trọng để duy trì mối quan hệ giữa quốc gia, dân tộc và các cộng đồng làng xã. Trong các thời kỳ dựng và giữ nền độc lập của Nhà nước quân chủ phong kiến Việt Nam, sử sách còn lưu danh tính của bốn bộ luật tiêu biểu: Hình thư triều Lý, Hình thư triều Trần, Quốc triều Hình luật triều Lê và

Hoàng triều luật lệ của nhà Nguyễn. Cả bốn bộ luật lớn ấy dù các giá trị pháp

lý có khác nhau nhưng đều tồn tại, phát huy hiệu lực của mình trên một nền tảng pháp lý có tính cơ bản của các cộng động người Việt Nam truyền thống

là hương ước, lệ làng. Hương ước, lệ làng là môi trường văn hoá pháp lý đặc thù vừa để phát huy hiệu lực của luật nước, vừa hạn chế luật nước trong mối quan hệ bảo lưu các nét đặc trưng của lối sống cộng đồng ở một quốc gia nông nghiệp.

Có thể thấy phép nước và hương ước, lệ làng là hai mặt của một thể chế chính trị pháp lý lưỡng tính phản ánh mối tương quan của sự thống nhất quốc gia và quyền tự quản của các cộng đồng, làm quân bình sự phát triển của mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của mỗi một đơn vị làng xã và của cả quốc gia. Đặc điểm "lưỡng tính" của các thể chế pháp lý chính trị Việt Nam trong các giai đoạn phát triển trước đây có thể xem là kết quả của quá trình đấu tranh để vừa tiếp nhận các ảnh hưởng của tư tưởng pháp lý nước ngoài (chủ yếu là ảnh hưởng của tư tưởng pháp lý Nho gia) vừa duy trì bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Ở đây, mối quan hệ hòa hợp giữa thiên - địa - nhân về phương diện pháp lý được cụ thể hóa thông qua mối quan hệ cá nhân - làng - và nước. Con người Việt Nam luôn tồn tại trong mối quan hệ chi phối giữa làng và nước. Do vậy, việc làng, việc nước luôn là mối quan tâm của cả cộng động và lợi ích của làng luôn gắn với lợi ích của nước, chúng vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau. Hai mặt của một đời sống pháp lý này luôn tạo ra thế quân bình không chỉ trong đời sống vật chất, kinh tế, chính trị xã hội mà trong cả đời sống tâm linh của mỗi con người, mỗi cộng đồng người Việt. Như vậy, có thể thấy rằng giữa luật nước và lệ làng (hương ước) luôn tồn tại một mối quan hệ vừa thống nhất vừa mâu thuẫn. Đành rằng để xác định rành mạch, rõ ràng tính thống nhất và mâu thuẫn giữa luật nước và hương ước, lệ làng là một công việc không đơn giản. Tuy nhiên ở một mức độ tổng quát có thể phác họa những mặt sau đây:

Luật nước phải dựa vào hương ước, lệ làng để "thẩm thấu" vào đời sống xã hội. Tính chất tự trị của các làng xã Việt Nam trong lịch sử về

phương diện hình thức tưởng chừng như phong tỏa quyền lực của Nhà nước trung ương và sự hiện diện của hương ước gần như ngăn chặn khả năng điều

chỉnh của luật nước. Nhưng trên thực tế cơ cấu tổ chức bộ máy tự quản của các làng, xã được quy định trong các bản hương ước đều là công cụ "cai trị" của chính quyền nhà nước hóa thân trong các loại cơ cấu như Hội đồng kỳ mục, bộ máy lý dịch. Tương tự như vậy, trong một ý nghĩa nào đó, "hương ước, lệ làng là công cụ "cai trị" của nhà nước, là hóa thân của luật nước trong sự phù hợp với phong tục, tập quán và lối sống của từng cộng đồng. Sở dĩ như vậy bởi vì như lời tựa hương ước của làng Tây Mỗ đã viết: "Đối với làng tức là đối với nước, vì góp làng lại thành nước, làng là gốc nước, làng có hay thì nước mới thịnh vậy…". Như vậy, làng là gốc nước và luật nước ban hành chủ yếu là cho các làng và thực hiện ở các làng. Theo lý luận, luật nước là các quy phạm phổ biến và có tính điển hình tạo ra các khuôn khổ pháp lý chung cho sự điều chỉnh. Tuy nhiên, các khuôn khổ pháp lý chung ấy không thể áp dụng chung cho mọi đối tượng, mọi nơi trong hoàn cảnh làng xã Việt Nam tự trị và khép kín với lối sống và tập tục khác nhau. Để có thể đi vào đời sống, phát huy khả năng điều chỉnh của mình, các quy phạm của luật nước phải tìm cách hóa thân vào các quy định của hương ước, thông qua hương ước để đưa các mục tiêu điều chỉnh của mình đến từng cộng đồng làng xã. Sự thống nhất giữa luật nước và hương ước có thể tìm thấy trong rất nhiều bản hương ước cổ. Ví dụ: hương ước làng Thổ Khối, tổng Cự Linh, huyện Gia Lâm đã viết: "... làng có luân lý, ăn ở cho phải đạo, có khoán ước ràng buộc cho hợp lệ cũng như Nhà nước có quy thức, luật lệ để khuyên răn, ngăn cấm lòng dân, chính là nghĩa trời đất sinh người đặt nước làm vậy...". Hoặc hương ước làng Phú Cốc (Hà Tây) cũng xác định: "Từng nghe, nước có trăm điều pháp luật để làm cho chính sự được ngay ngắn, xóm làng có từng ước lệ để mà giúp cho phong tục thêm thuần hậu. Gốc của nước chính là dân này. Trên thuận, dưới hòa, anh em thương kính. Phong tục dần thêm tốt đẹp, tình người ngày một hợp hòa...". Như vậy, nhà nước phong kiến đã thông qua hương ước để lồng ý thức hệ chính trị - pháp lý của mình.

Xem xét các hương ước cổ còn lại đến ngày nay ta thấy rằng, về cơ bản các quy định trong các bản hương ước đều thể hiện tinh thần ý thức hệ Nho giáo. Đó là các quy định về "Tam cương, ngũ thường" về "tôn ti trật tự" trong các quan hệ có tính thứ bậc trong làng xã.

Nhà nước kiểm soát việc xây dựng và thực thi các hương ước lệ làng.

Chính yếu tố này đã tạo nên sự gắn kết giữa luật nước và lệ làng. Vấn đề này, đạo dụ của Lê Thánh Tông (1442 - 1497) đã quy định:

- Các làng xã không nên có hương ước riêng vì đã có pháp luật chung của Nhà nước.

- Làng nào có phong tục khác lạ thì có thể cho lập khoán ước.

- Những người thảo ra hương ước phải là người có trình độ Nho học, có đức hạnh, có chức phận chính thức, có tuổi tác.

- Khoán ước thảo xong phải được quan trên kiểm duyệt cho phép hoặc bãi bỏ.

- Khi khoán ước đã cho phép áp dụng, ai không tuân theo quan trên sẽ bị trị tội…

Sự kiểm soát của Nhà nước đối với việc soạn thảo hương ước, thi hành hương ước cho thấy mặc dù "nước có luật nước, làng có luật làng" nhưng luật làng không thể vượt ra khuôn khổ luật nước và về thực chất là hình ảnh cụ thể của luật nước trong các điều kiện đặc thù của mỗi làng.

Đối với hương ước mới cũng vậy, xuất hiện cùng với Nhà nước và là công cụ quan trọng bậc nhất của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý xã hội, pháp luật giữ vai trò duy trì, tổ chức xã hội theo những trật tự phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của xã hội. Vì thế, pháp luật với tư cách là yếu tố chủ đạo, có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ tới các công cụ quản lý xã hội khác như: đạo đức, tôn giáo, phong tục tập quán… Sự tác động, ảnh hưởng đó biểu hiện chủ yếu trên ba phương diện: Một là, pháp luật ghi nhận,

củng cố và bảo vệ những quan niệm, quan điểm, tư tưởng, chuẩn mực trong đạo đức, tôn giáo, phong tục tập quán... phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và của xã hội. Hai là, pháp luật ngăn chặn, loại trừ những quan niệm, tư

tưởng, chuẩn mực không phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị cũng như không phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng. Ba là, pháp luật góp phần

làm hình thành những chuẩn mực, quan niệm, tư tưởng mới. Trong mối quan hệ cụ thể với hương ước, pháp luật đóng vai trò kiểm soát việc xây dựng và thực thi hương ước. Nội dung kiểm soát của pháp luật đối với việc xây dựng và thực thi hương ước bao gồm:

Thứ nhất, pháp luật định hướng nội dung cho hương ước. Mặc dù

thoạt nghe có vẻ bất hợp lý nhưng sự kiểm soát này của pháp luật không hề mâu thuẫn với "xu hướng xác lập và củng cố quyền tự chủ, tự quản cộng

đồng" [63, tr. 192]của hương ước. Để đảm bảo cho xã hội phát triển trong trật tự, nhà nước phải sử dụng cho mọi công cụ có giá trị điều chỉnh xã hội, trong đó, pháp luật đóng vai trò chủ đạo. Vì thế, các chuẩn mực, quan niệm, tư tưởng... được sử dụng trong quản lý xã hội nhất thiết phải đạt được sự thống nhất. Việc buông lỏng quản lý của Nhà nước đối với hương ước - một sản phẩm của xã hội có khả năng điều chỉnh xã hội là không thể xảy ra. Nội dung của hương ước cổ, theo quy định của chính quyền phong kiến, thường tập trung vào một số vấn đề như kinh tế (phát triển sản xuất), chính trị xã hội (xây dựng và bảo vệ chính quyền, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự…), văn hóa giáo dục (khuyến học, khuyến nghề). Nội dung của hương ước mới theo Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBMTTQVN ngày 31/03/2000 của Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa - Thông tin, Ban Thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tập trung vào một số vấn đề cụ thể như: bảo đảm phát huy quyền tự do, dân chủ nhân dân; Gìn giữ, phát huy thuần phong mỹ tục, xây dựng nếp sống văn hóa; Giữ gìn trật tự an toàn xã hội; bảo vệ môi trường... Những định hướng trên đây thực chất là các quy định khung cho nội dung của hương ước mới hiện nay.

Thứ hai, pháp luật quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, sửa đổi, bổ

sung và phê duyệt hương ước. Đây là nội dung quan trọng thể hiện sự tác động mang tính kiểm soát của pháp luật đối với hương ước. Pháp luật không chỉ đưa ra những quy định khung cho nội dung của hương ước mà pháp luật còn quy định chặt chẽ từ đối tượng soạn thảo hương ước cho tới trình tự, thủ tục soạn thảo, sửa đổi, bổ sung và phê duyệt hương ước. Đối với hương ước cổ, đối tượng được phép thảo ra hương ước phải có tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)