Chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện bộ máy nhà nước theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 42)

1. Khía cạnh pháp lý hình thức, tức là sự ngự trị của pháp luật, sự ràng buộc bởi pháp luật đối với nhà nước và tất cả những thành viên khác của xã

1.7. Chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

1.7. Chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa. nghĩa.

Chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là những phương diện hoạt động chủ yếu phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ của nó; được quy định bởi thực tế khách quan của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quổc tế trong tàng giai đoạn phát triển của đất nước.

Để thực hiện được nhiệm vụ tổ chức và quản lý rộng lớn, toàn diện đó, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải thực hiện nhiều chức năng về đối nội và đối ngoại. Mỗi chức nàng của nhà nước có đối tượng tác động, có mục đích khác nhau, nhưng tất cả các chức năng đó đều có mối liên hệ hữu cơ và tác động lẫn nhau.

J.7.J. Chức năng bảo vệ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Tất cả những chức năng đối nội của Nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ có thể được triển khai thực hiện khi Tổ quốc được bảo vệ vững chắc. Vì vậy, bảo vệ Tổ quốc là chức năng cần thiết có tính sống còn. Đây ỉà nhiệm vụ có tính chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm giữ vững những thành quả cách mạng, bảo vệ công cuộc xây dựng hoà bình của nhân dân, tạo điều kiện ổn định triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong sự nghiệp đổi mới với đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ đối ngoại, thực hiện quá trinh hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải giữ vững độc lập, tự chủ, bảo vệ lợi ích quốc gia và con đường phát triển riêng của dân tộc và đất nước.

1.7.2. Chức năng xã hội.

Chức năng của nhà nước nói chung và chức năng xã hội cùa nhà nước nói riêng luôn gắn liền với các phạm trù khác về nhà nước, đặc biệt là phạm trù “bản chất nhà nước” và “vai trò của nhà nước”.

Cổ thể nói bản chất nhà nước là thể thống nhất giữa hai mặt: Tính giai cấp và tính xã hội. Bản chẩt đó quy định hoạt động của nhà nước. Tất cả hoạt động của nhà nước đều là sự thể hiện tính giai cấp và tính xã hội của bản chất nhà nước. Trong hệ thống chức năng của nhà nước ta, chức năng xã hội luôn giữ một vị trí quan trọng. Sở dĩ như vậy vì bản chất của nhà nước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Một trong những chức năng và nhiệm vụ cơ bản của nhà nước thể hiện bản chất đó là phục vụ giải quyết các vấn đề xã hội. Do vậy, một phương hướng hoạt động rất quan trọng của nhà nước chính là giải quyết các đòi hỏi, nhu cầu nảy sinh từ bản thân đời sống xã hội, tạo mọi điều kiện để xây dựng một xã hội có trình độ văn hoá, văn minh cao, một xã hội nhân đạo. Chức năng xã hội của nhà nước ngày càng được nhận diện rõ hơn trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền.

L7.3. Chức năng tổ chức quản ỉý nền kỉnh tế thị trường định hưởng xã hội chủ nghĩa.

Chức năng tổ chức quản lý kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hoạt động của nhà nước trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế, có thể nhận thức được rằng hai yếu tố quy luật kinh tế và nhà nước đều có tác dụng nhất định, bổ

sung cho nhau, dẫn dắt và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Do đó, ranh giới hay giới hạn chức năng tổ chức quản lý kinh tế của nhà nước chính là phạm vi hoạt động của “bàn tay hữu hình”. Nêu ngoài phạm vi cần thiết theo yêu cầu khách quan của nền kinh tế thì hoạt động hay sự can thiệp của nhà nước sẽ không có tác dụng, thậm chí còn có hại. Chức năng tổ chức quản lý kinh tế của nhà nước thể hiện vai trò của nhà nước với nền kinh tế; còn phản chức năng tổ chức quản lý kinh tế thì thể hiện những tác động trái quy luật của nhà nước vào các quan hệ kinh tế. Giới hạn chức năng tổ chức quản lý kinh té của nhà nước cũng được xem xét ở khía cạnh khác là phạm vi của khái niệm kinh tể. Chức năng tổ chức quản lý kinh tế của nhà nước không tồn tại biệt lập, tách rời với các chức năng khác của nhà nước. Trong mọi chức năng của nhà nước đều bao hàm những nội dung kinh tế, nghĩa ỉà mang cái cốt vật chất là các quan hệ kinh tế. Ngược lại, chức năng tổ chức quản lý kinh tế của nhà nước cũng không có mục đích nào khác là vì sự phát triển đầy đủ và toàn diện của con người nên chức năng tổ chức quản lý kinh tế của nhà nước không thể tách rời với các chức năng khác của nhà nước.

Những nội dung, phương thức thực hiện chức năng tổ chức quản lý nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay thể hiện ở những phương diện sau:

- Nhà nước ban hành và thực thi chính sách kinh té vĩ mô;

Một phần của tài liệu Hoàn thiện bộ máy nhà nước theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 42)