Khái niệm Nhà nước pháp quyền.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện bộ máy nhà nước theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 27)

Cho đến hiện nay, nhận thức về Nhà nước pháp quyền đều cho rằng Nhà nước pháp quyền khồng phải ià một kiểu nhà nước như các kiểu nhà nước chiếm hữu nô ỉệ, phong kiến, tư sản hay xã hội chủ nghĩa mà Nhà nước pháp quyền là một mô hình, cách thức tổ chức nhà nước.

Mặc dù tư tưởng về Nhà nước pháp quyển đã có từ rất lâu trong lịch sử, đã manh nha tò thời cổ đại, song vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về Nhà nước pháp quyền mà các quổc gia, dân tộc tuỳ điều kiện, hoàn cành lịch sử, văn hoá cụ thể của mình để xây dựng Nhà nưởc pháp quyền và phát triển lý luận Nhà nước pháp quyền có những nét đặc trưng riêng. Có thể nói rằng, hiện nay trên thế giới chưa có một mô hình nhà nước nào là có đầy đủ các yếu tổ của một Nhà nước pháp quyền mà xét về khía cạnh này hay khía cạnh khác, yếu tổ này hay yếu tố khác có những biểu hiện của Nhà nước pháp quyền mà thôi.

Ngay trong giới học giả nghiên cứu lý luận về Nhà nước pháp quyền cũng chưa thể thống nhẩt về khái niệm Nhà nước pháp quyền, cái gì là cốt ỉối của Nhà nước pháp quyền. Có quan điểm nhấn mạnh đến sự thừa nhận và bảo vệ các quyền tự do của con người, có quan điểm lại coi trọng tính tối cao của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền. Cũng có ý kiến khác cho rằng điều cốt lõi nhất của Nhà nước pháp quyền là phương diện kinh tế, ỉà sự khẳng định

quyền tự do và tự chủ kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng (37, tr. 28)

Theo PGS.TSKH Lê Cảm thì Nhà nước pháp quyền là tổ chức công quyền trong hệ thống chính trị của xã hội công dân được xây dựng trên nền tảng các tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại như công bằng, nhân đạo, dân chù và pháp chế, nhằm bảo đảm thực sự những giá trị xã hội được thừa nhận chung của nền văn minh thế giới - sự tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của con người, sự ngự trị của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động của nhà nước, sự phân công quyền lực (lập pháp, hành pháp vả tư pháp) và chủ quyền nhân dân (42, tr. 59-67).

Giải thích sâu bản chất của nhà nước và pháp luật, GS.TSKH Đào Trí ú c viết: “Ngày nay, Nhà nước pháp quyền, trước hết người ta nói đến sự ngự trị của pháp luật trong đời sống xã hội và chính trị với tư cách là ý chí của nhân dân, có giá trị phổ biến. Ở đây có thể thấy hai khía cạnh của Nhà nước pháp quyền là:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện bộ máy nhà nước theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 27)